Dự án tuyến metro số 2 đội vốn hơn 700 triệu USD
Tổng mức đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) dự kiến gần 2,1 tỉ USD, tăng khoảng 51% so với tổng mức đầu tư được duyệt trước đó. Nguyên nhân là do tăng vốn xây đường hầm và các nhà ga ngầm.
Theo UBND TPHCM, tại đợt kiểm tra thực tế hồi tháng 3/2015, các nhà tài trợ đã cơ bản thống nhất về cơ cấu phân chia lại nguồn vốn tài trợ và xác định lại tổng mức đầu tư dự án tuyến metro Bến Thành – Tham Lương là gần 2,1 tỷ USD (tăng 51% so với tổng mức đầu tư được duyệt trước đó là 1,34 tỷ USD).
Hướng tuyến metro số 2
Cụ thể, trong quá trình điều chỉnh thiết kế, hạng mục xây lắp đường hầm và các nhà ga ngầm tăng giá trị từ 404 triệu USD thành 1,16 tỷ USD, do một số nội dung thiết kế cơ sở được tối ưu hóa và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Do đó, UBND TP kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan hỗ trợ, sớm có ý kiến đồng thuận về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Tiếp đó, trong tháng 10, thành phố hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh tổng mức đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét theo quy định của Luật Đầu tư công.
Video đang HOT
Dự án tuyến metro Bến Thành – Tham Lương đi qua địa bàn các quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú, với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng của toàn dự án là 797 hộ. Hiện nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP đã bàn giao ranh thu hồi đất dự án cho UBND các quận dọc tuyến.
Quốc Anh
Theo dantri
Mặt bằng cuối cùng trong 3 dự án trọng điểm vẫn chưa được bàn giao
Mặt bằng cuối cùng nằm trong 3 dự án trọng điểm gồm mở rộng xa lộ Hà Nội, xây dựng bến xe Miền Đông và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên vẫn chưa được bàn giao vì các phương tiện hư hỏng không thể di chuyển và chủ đất chờ kết quả giải quyết khiếu nại.
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên "suýt" bị phạt 2,5 tỷ đồng/ngày vì chậm tiến độ do việc giải quyết giải tỏa mặt bằng với Công ty Vĩnh Phát không đạt được thỏa thuận
Ngày 8/9, Ban cưỡng chế và thu hồi đất các dự án trên địa bàn thị xã Dĩ An do ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An làm trưởng ban cùng đại diện phòng Tư pháp, đại diện chủ đầu tư dự án và lãnh đạo Công ty TNHH dịch vụ Vĩnh Phát (Công ty Vĩnh Phát) do bà Nguyễn Thị Lượng làm giám đốc đã có buổi làm việc xoay quanh việc cưỡng chế và thu hồi mặt bằng đối với Công ty Vĩnh Phát để phục vụ cho các dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, xây dựng bến xe Miền Đông và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên.
Theo biên bản làm việc diễn ra ngày 4/8/2015 tại UBND phường Bình Thắng, bà Nguyễn Thị Lượng cam kết chậm nhất đến ngày 1/9/2015 sẽ bàn giao mặt bằng thực hiện dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, xây dựng Bến xe Miền Đông và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên cho chủ đầu tư. Do đó, theo đúng thời hạn cam kết Ban cưỡng chế và thu hồi đất đến tại địa điểm khu đất thu hồi để tiếp nhận mặt bằng theo cam kết của bà Lượng.
Lý giải về việc chưa bàn giao mặt bằng, bà Nguyễn Thị Lượng cho rằng, phía Công ty Vĩnh Phát đã cố gắng di vời để theo kịp tiến độ như đã cam kết vào ngày 4/8, tuy nhiên, quá trình di dời có một số xe cơ giới hư hỏng nặng dẫn đến khó di chuyển. "Công ty không cố tình trì hoãn việc thực hiện. Do đó, Công ty cần có thêm thời gian để tiếp tục di dời các xe hư hỏng còn lại. Đồng thời chờ kết quả giải quyết đơn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, phía Công ty Vĩnh Phát chưa chấp hành bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án" - Ý kiến của bà Lượng được ghi lại trong biên bản làm việc vào sáng 8/9.
Bà Lượng khẳng định, Công ty Vĩnh Phát đã nhận được văn bản của Văn phòng Thủ tướng Chỉnh phủ vào tháng 8/2015. Hiện Công ty Vĩnh Phát đang chờ kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, bà Lượng cũng đề nghị UBND thị xã Dĩ An tạm hoãn dừng lại việc cưỡng chế và để Công ty Vĩnh Phát tự di dời máy móc.
Trong biên bản làm việc với Công ty Vĩnh Phát, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng ban cưỡng chế và thu hồi đất kết luận, qua buổi làm việc, Ban cưỡng chế thu hồi đất ghi nhận ý kiến của bà Lượng về việc không chấp hành bàn giao mặt bằng thực hiện 3 dự án và chờ kết quả cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Vụ giải phóng mặt bằng ở vị trí của Công ty Vĩnh Phát gặp khá nhiều khó khăn, dù mặt bằng thi công dự án metro số 1 TP.HCM đã được giải phóng thông suốt từ quận 1 (TP.HCM) đến thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), tuy nhiên do còn vướng mặt bằng của Công ty Vĩnh Phát nên gói thầu số 2 của dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã chậm trễ nhiều tháng.
Phía TP.HCM nhiều lần "cầu cứu" tỉnh Bình Dương nhưng dự án hơn 47.000 tỷ đồng tiếp tục bị "nghẽn" chỉ vì vướng.... một doanh nghiệp. Thậm chí, phía nhà thầu Nhật Bản đã đe phạt chủ đầu tư VN số tiền 2,5 tỉ đồng/ngày nếu chậm bàn giao mặt bằng.
Sau nhiều lần Cty Vĩnh Phát khiếu nại giá đền bù, mức giá đền bù cuối cùng được UBND tỉnh Bình Dương nâng lên cho Cty Vĩnh Phát là 125,1 tỉ đồng. Trong đó, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên là 55,3 tỉ đồng, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội là 23,7 tỉ đồng và dự án bến xe miền Đông mới là 46 tỉ đồng.
Bà Lương đã chấp thuận bàn giao đất và nhận tiền bồi thường tại 2 dự án (metro Bến Thành - Suối Tiên và mở rộng xa lộ Hà Nội), với số tiền là 79,1 tỉ đồng. Riêng dự án Bến xe Miền Đông mới còn lại, với số tiền bồi thường 46 tỉ đồng, bà Lương chưa chấp thuận bàn giao mặt bằng và chưa chịu nhận tiền bồi thường.
Trung Kiên
Theo Dantri
Người dân kéo nhau đến UBND huyện "đòi" tiền đền bù đất Sáng qua 22.9, nhiều người dân xã Quế Trung (H.Nông Sơn, Quảng Nam) đã kéo nhau đến trụ sở UBND huyện này để "đòi" số tiền đền bù đất đai bị thu hồi cho dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 611 mà đơn vị chức năng đã "nợ" họ trong suốt 2 năm qua. Ông Nguyễn Văn Lanh, Giám đốc...