Dự án treo: Dân kiếm sống trên nghĩa địa
Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt từ tháng 12.1997. Từ đó đến nay hàng ngàn hộ dân nằm trong vùng dự án phải chịu đựng một cuộc sống tạm bợ.
Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được quy hoạch trên diện tích 300ha, nằm vùng giáp ranh giữa phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) và huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Trong đó 190ha thuộc huyện Điện Bàn và 110ha thuộc phường Hòa Quý. Hơn 1.000 hộ dân ở huyện Điện Bàn và 420 hộ dân ở phường Hòa Quý phải di dời bởi dự án.
Dự án “khoanh” đất của hàng nghìn hộ dân rồi để hoang, cỏ dại mọc um tùm 15 năm nay, trong khi người dân không có đất để sản xuất. Một số người còn đất thì không sản xuất được do đất bị ngập úng vì dự án đã lấp hết hệ thông kênh mương thủy lợi…
Hoa cúc úa màu
Tôi có mặt tại khu Làng Đại học Đà Nẵng vào một buổi sáng, bụi bám dày lá cây. Từ đầu đường lớn đi vào khu làng đại học, lèo tèo đôi ba quán nước vắng như chùa Bà Đanh. Đi sâu vào chút nữa thì đường toàn ổ voi, ổ gà đọng nước. Gây “ấn tượng” nhất cho ai đi qua đây là những vạt đất quanh khu làng có rất nhiều vườn hoa cúc màu đen kỳ lạ. Tôi bước vào vườn hoa của ông Mai Văn Thanh (trú phường Hòa Quý) khi ông Thanh đang lúi húi nhổ bỏ những cây cúc có màu đen.
Video đang HOT
Vườn hoa cúc vàng chết úng vì kênh mương bị lấp
Ông Thanh làm nghề trồng hoa cúc vàng mấy chục năm nay rồi. Cứ đến ngày rằm hàng tháng, ông đưa những cây hoa cúc vàng ra các chợ trung tâm của TP.Đà Nẵng để bán. Làm nghề này không giàu có gì nhưng nhờ nó mà tôi nuôi được 3 đứa con đang học đại học. Thế nhưng bây giờ có lẽ tôi phải bỏ nghề vì đất bị ngập hết nên hoa bị úng, trổ bông nào thì bông đó bị đen, chẳng còn ai mua.
Theo ông Thanh, chính cái dự án Làng Đại học Đà Nẵng thi công nham nhở đã làm lấp hết hệ thống kênh mương thủy lợi vùng này, khiến mỗi khi có mưa, nước không thoát đi đâu được, từ đó gây ngập úng, làm chết hoa màu người dân.
Chị Huỳnh Thị Hết (tổ 16, phường Hòa Quý) cũng điêu đứng vì dự án này. “Khi dự án về, gia đình tôi đã mất một số diện tích đất và di dời đến tổ 16 sinh sống làm ăn. Về nơi mới, gia đình 5 miệng ăn nhờ vào 3 sào trồng rau, laghim… để sống. Vậy mà mấy năm nay cứ vào mùa mưa là đất đai bị ngập nước không làm ăn gì được. Đã nghèo lại càng nghèo hơn”- chị Hết buồn nói.
Thuê nghĩa địa trồng rau
Ông Nguyễn Nho Trung – Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn phản ánh: Người dân địa phương bức xúc về dự án “treo” không phải chỉ một, hai năm mà đã 15 năm nay. Dự án đã khiến cuộc sống bà con ngày càng thêm bức bí. Nhiều hộ bị giải tỏa nhưng không biết đến bao giờ được đến nơi ở mới. Đất nông nghiệp của bà con bị lấy hết nên bây giờ không còn đất để sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ở thời điểm được phê duyệt, Dự án Làng Đại học Đà Nẵng có tổng kinh phí đầu tư dự kiến 1.700 tỷ đồng. Quy mô đào tạo dự kiến của dự án là 30.000 sinh viên.
Rất nhiều hộ dân phường Hòa Quý đã phải tận dụng những khoảnh đất còn lại ở nghĩa địa để trồng rau kiếm cái ăn qua ngày. Chị Trần Thị Lời mấy năm trở lại đây sống nhờ mấy khoảnh rau ở khu nghịa địa gần Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin. Chị cho biết: Giữa các ngôi mộ có các khoảng đất trống có thể trồng được luống rau. Nơi đây cao ráo nên không sợ bị ngập úng khi mưa xuống nên bà con tranh nhau trồng rau kiếm sống. Ai nhanh tay nhanh chân chiếm được nhiều ngôi mộ thì kiếm được miếng cơm cho gia đình.
Nhưng để có được khoảnh đất trồng rau như vậy đâu có dễ. Bởi chủ những ngôi mộ này chẳng ai muốn nơi chôn cất người thân của mình bị cuốc xới, bón phân… Để được yên ổn trồng rau, hàng chục hộ nông dân nơi đây phải chịu nộp một năm 1 – 1,5 triệu đồng/1 sào đất cho các chủ ngôi mộ.
Nhiều nông dân chua xót: Đất của nông dân hàng trăm ha thì lấy rồi bỏ hoang để nông dân phải bỏ tiền thuê nghĩa địa trồng trọt kiếm sống qua ngày. Chuyện xót xa vậy mà cứ tồn tại dai dẳng.
(Còn nữa)
Theo 24h
Thu hồi dự án "treo" làm khổ dân
Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 13 dự án (DA) thu hồi chủ trương đầu tư 6 DA và đang xem xét thu hồi tiếp 5 DA khác. Những DA này đã được cấp phép nhiều năm nhưng các chủ đầu tư không chịu triển khai. Còn tại nhiều địa phương khác trên địa bàn cũng đã và đang rà soát lại các DA "treo" để báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề nghị rút giấy phép đầu tư.
Một dự án bị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thu hồi do không triển khai - Ảnh: Nguyễn Long
Cụ thể, UBND H.Tân Thành đã kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư đối với các DA về nhà ở chậm tiến độ, kéo dài thời gian so với quy định. Theo UBND H.Tân Thành, trong số 23 DA nhà ở đã được cấp phép đến nay chỉ có 8 DA được triển khai. Nhiều DA đã giao đất, nhưng nhà đầu tư không triển khai do thiếu năng lực tài chính và thiếu thiện chí đầu tư. Tình trạng DA "treo", đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, gây lãng phí giá trị sử dụng đất và gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền. Mới đây, UBND H.Tân Thành còn đề nghị UBND tỉnh và Sở KH-ĐT thu hồi chủ trương và giấy chứng nhận đầu tư DA Khu dân cư số 5 (xã Tân Phước) do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Băng Dương làm chủ đầu tư. DA này đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10.2009, nhưng suốt thời gian qua công trình vẫn chưa... "nhúc nhích".
Tương tự, UBND H.Đất Đỏ đã đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với DA xây dựng Nhà máy xử lý và tái chế rác thải thành dầu diesel và phân vi sinh của Công ty TNHH Công nghệ môi trường Tân Phát. Dù trước đó, UBND H.Đất Đỏ đã tạm ứng gần 13 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho Công ty Tân Phát, nhưng doanh nghiệp này không hề triển khai xây dựng nhà máy như đã cam kết. Đất bị bỏ hoang, lãng phí và gây bức xúc trong nhân dân, nhất là các hộ có đất bị thu hồi. Trước đó, UBND H.Đất Đỏ cũng đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư 5 DA gồm: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Tuyết Minh, Khu biệt thự du lịch Phước Hải, trường ĐH du lịch ACDL/Nigara, Khu du lịch Ngọc Hải Resort, Khu du lịch sinh thái - câu cá giải trí Ánh Hà. Những DA này được phê duyệt quy hoạch và cho thuê đất nhưng chủ đầu tư lại bỏ đất hoang hóa, không triển khai xây dựng, hoặc chưa thực hiện các thủ tục về đất đai...
Theo Sở KH-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có nhiều nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các DA. Ngoài việc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu chung trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư còn thiếu năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, không tập trung được vốn trong quá trình đầu tư DA...
Những người dân nằm trong DA "treo" nhiều năm qua, rất phấn khởi trước chủ trương kiên quyết của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo TNO
UBND TP HCM nhận trách nhiệm vì các dự án 'treo' Trước việc dự án treo tràn lan gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, lãnh đạo TP HCM đã nhận khuyết điểm và trách nhiệm, đồng thời cam kết sẽ rà soát toàn bộ dự án treo để gỡ khó cho người dân. Sáng 5/10, kỳ họp HĐND TP HCM tiếp tục với phiên chất vấn của đại biểu với Sở Quy...