Dự án thủy điện và những chấn thương văn hóa!
Những hậu quả, nỗi bức xúc trong triển khai các dự án thủy điện nhỏ và vừa vẫn thường xuyên diễn ra
Sự ồ ạt đầu tư, cấp phép xây dựng các nhà máy thủy điện mà thiếu đánh giá tác động môi trường đã và đang gây ra nhiều hệ lụy. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, văn hóa tinh thần của người dân. Làm sao để hài hòa các lợi ích, giữa phát triển và bảo tồn văn hóa các dân tộc là điều cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Bao giờ mới có bến đỗ cho những người dân
Người dân chịu ảnh hưởng khổ hơn?
Nếu chứng kiến người dân ở thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) đã phải nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sơn La và Lai Châu để đến một địa bàn khác sẽ thấy nỗi bất an của bà con. Không chỉ là việc người dân thiếu đất, thiếu chính sách an sinh xã hội, những bất cập trong vấn đề bố trí tái định cư (TĐC), mà vấn đề văn hóa đã bị chấn thương.
Ông Vi Văn Sình, ở phường Na Lay, cho biết những sinh hoạt văn hóa trước đây đã bị mai một, người dân không còn giữ được nếp nhà xưa, dòng họ cũng ở mỗi người mỗi nơi. Một số nghệ nhân còn giữ được các làn điệu múa hát đã di chuyển đi nơi khác, thiếu thốn người truyền dạy cho thế hệ sau.
Nhưng có một điều thật đau lòng mà chúng tôi chứng kiến là nhiều bà con được hứa là TĐC ở nơi mới sẽ tốt hơn nơi ở cũ, nhưng không phải thế. Tìm đến vùng đặc biệt khó khăn khác của Điện Biên – huyện Tủa Chùa, nơi có hàng trăm hộ dân cũng đang bất an do việc bố trí TĐC không hợp lý.
Tiêu biểu như người dân ở xã Pác Na, từ năm 2006 về TĐC ở bản Huổi Lực 1 và 2 (xã Mường Báng), thứ gì cũng phải đi mua, trong khi sau ba năm mới được giao đất, nên nhiều tháng trời thiếu ăn. Tại tỉnh Lai Châu cũng có nhiều thôn bản chung cảnh (cùng lúc thực hiện dự án thủy điện Lai Châu, Bản Chát và chịu ảnh hưởng bởi dự án Nhà máy thủy điện Sơn La).
Video đang HOT
Là người dân tộc thiểu số, nếu chuyển họ đến một nơi ở hoàn toàn mới, với các điều kiện thiếu thốn về đất sản xuất, thì họ sẽ nguôi quên những kỹ năng đã được tiếp nhận từ tấm bé, họ cũng không được gắn bó với công việc là thế mạnh của bản thân, nên gây ra những xáo trộn trong đời sống.
Tỉnh Nghệ An với một số dự án thủy điện, đặc biệt là dự án thủy điện Bản Vẽ, thuộc địa bàn huyện Tương Dương. Có thể nói đây là dự án lớn, mang lại nguồn lợi lớn nhưng những thiếu khuyết đã đẩy hàng nghìn hộ dân lâm vào tình cảnh trớ trêu. Mặc dù đã được đưa đến nơi TĐC nhưng thiếu đất, họ lại bỏ nhà, quay trở về nơi ở cũ, sống bám vào rừng và lòng hồ thủy điện. Trẻ em không được học hành, đối mặt với tình trạng nghèo đói, thất học.
Cân nhắc được và mất
Theo tìm hiểu nhiều dự án thủy điện gây họa cho người dân và môi trường, như các dự án: An Khê-Kanak (Gia Lai); Sê-rê-pôk 4A (Đắk Lắk), Thuận Hòa, Sông Miện 5 (Hà Giang)… Những hậu quả, nỗi bức xúc trong triển khai các dự án thủy điện nhỏ và vừa vẫn thường xuyên diễn ra.
Người dân lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) đối mặt với cảnh sống tạm bợ, nheo nhóc
Rõ ràng với mỗi dự án thủy điện được xây dựng ở đầu nguồn thì tương ứng với diện tích rừng đầu nguồn bị suy giảm do phải dành đất rừng làm hồ chứa. Cách thức tích nước tự nhiên bằng hệ thống rừng đầu nguồn bị thay đổi khiến hệ sinh thái mất cân bằng, tầng nước ngầm cũng suy giảm theo. Quá trình tích nước, xả nước của thủy điện nhiều khi cũng nặng tính lợi ích của chủ đầu tư khi nước được giữ lại vào mùa khô (để dành phát điện) và xả nhiều vào mùa mưa. Điều này tạo ra những đợt hạn hán hay lũ lụt nhân tạo một cách rõ rệt. Đó là cái mất không đo đếm được.
Lo ngại động rừng, ông Y Nô H’Wing, Phó buôn Đrăng Phôk, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) thốt lên: “Thủy điện nhỏ mà ảnh hưởng lớn thì không nên. Làm thế rầu lòng lắm. Bởi sẽ là gánh nặng cho vườn quốc gia, ảnh hưởng nhiều đến bà con”.
Hay như ông Phan Tuấn Anh, Phó trưởng phòng Quản lý đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu) bộc bạch: Đến nay tỉnh vẫn chưa có báo cáo đầy đủ về công tác di dân, TĐC, ổn định đời sống cho người dân, bởi công tác này vô cùng phức tạp. Theo tập tục, bà con sống phụ thuộc vào núi rừng, sông suối. Khi về nơi ở mới thì các điều kiện đó không còn. Nhiều người dân vẫn thích cuộc sống như xưa.
Đối với các tỉnh nghèo, thủy điện đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế không nhỏ, như lời ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang bộc bạch: “Hiện ở Hà Giang, tiền thu vào ngân sách là tiền từ khai thác thủy điện, chứ khoáng sản đang trì trệ không thu thuế được đâu. Nhìn chung là được nhiều. Ngoài phát huy tiềm năng thì mỗi nhà máy cũng tạo việc làm cho từ 30 đến 40 lao động thường xuyên. Về mặt quản lý, chúng tôi đã xin ý kiến lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp vận hành tốt các nhà máy đã hoàn thành, thanh toán tiền quỹ bảo vệ rừng”.
Nhà thơ Đỗ Thị Tấc, người con của xứ núi Lai Châu có nhiều công trình nghiên cứu bảo tồn văn hóa dân tộc ở Lai Châu cho rằng, thủy điện có công và cũng có tội. Cái công là góp phần phát triển nguồn điện, phát triển công nghiệp nhưng cái hại là tước của người dân tộc thiểu số môi trường sống tự nhiên vốn rất bình yên. Thậm chí còn làm bần cùng hóa một số bản làng khi họ không còn đất để sản xuất, cái hồn núi hồn sông bao đời gắn bó nhạt phai.
“Người dân cần nhất là cơm ăn áo mặc. Điều đó còn hơn cả chuyện học hành. Nên trước khi lập dự án cần cân nhắc nguồn lợi, cái được cho dân”, bà Tấc nhấn mạnh.
Theo Thời báo Ngân hàng
Lập tổ công tác điều tra sự cố tại Thuỷ điện Sông Bung 2
Tổ điều tra sẽ xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp an toàn công trình.
Đập dâng của dự án thủy điện Sông Bung 2, bên dưới là cống dẫn dòng, bên cạnh là đập tràn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có quyết định thành lập Tổ Điều tra sự cố công trình thuỷ điện Sông Bung 2 tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp an toàn công trình.
Đoàn điều tra sẽ do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng làm tổ trưởng. Các thành viên khác trong tổ bao gồm: lãnh đạo từ Tổng cục Năng lượng, Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, Vụ thuỷ điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đại diện từ Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng như UBND tỉnh Quảng Nam.
Như tin đã đưa trước đó vào ngày 13/9 đã xảy ra sự cố vỡ cống dẫn dòng tại Thuỷ điện Sông Bung 2. Sự cố này gây hoang mang trong dư luận trong suốt chiều tối ngày 13/9 do người dân truyền tin nhau là "Vỡ đập thủy điện Sông Bung 2", khiến dư luận ở vùng hạ du rất lo lắng.
Trong thông cáo phát đi sau sự cố, Tổng Công ty Phát điện 2 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, nguyên nhân của sự cố trên là do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 dẫn tới mưa lớn và lũ kéo dài trên khu vực hồ chứa dự án Thuỷ điện Sông Bung 2 làm cho nước hồ lên nhanh, lưu lượng của đỉnh lũ vào trưa ngày 13/9/2016 là 560m3/s (theo thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Trung bộ).
Do đó, vào lúc 16h25 giờ chiều ngày 13/9/2016, tại hạ lưu khu vực hầm dẫn dòng, nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 cùng Ban Quản lý dự án (QLDA) và các đơn vị tư vấn đang tổ chức đắp đê quai hạ lưu và bơm thoát nước để đổ bê tông nút hầm dẫn dòng thì phát hiện tình trạng nước chảy vào hầm dẫn dòng với lưu lượng khá lớn và chảy về phía hạ lưu gây ngập.
Sự cố xảy ra làm thiệt hại một số thiết bị thi công và mất tích 2 công nhân vận hành máy đào của nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4.Lập
Dự án thủy điện Sông Bung 2 nằm trên địa bàn 2 huyện Tây Giang và Nam Giang, trong đó, vùng lòng hồ nằm gọn trên địa bàn huyện Tây Giang, còn thân đập và nhà máy nằm ở huyện Nam Giang. Từ trung tâm huyện Nam Giang đến địa điểm đặt nhà máy cách xa khoảng 50km với đường rừng núi hiểm trở.
Dự án này có vốn đầu tư trên 5.200 tỷ đồng với 2 tổ máy có công suất 100MW. Dự kiến, tổ máy số 1 sẽ phát điện vào cuối năm nay.
Phương Dung
Theo Dantri
Hiếm nơi nào thủy điện "gây họa" nhiều như Việt Nam Sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Bung 2 tiếp tục nối dài danh sách những dự án thủy điện gây ra tai họa cho người dân. "Tôi chưa thấy nơi nào có nhiều thông báo về sự cố thủy điện nhỏ và vừa như ở Việt Nam, năm nào cũng có", GS.TSKH Phạm Hồng Giang thốt lên. Dồn dập sự cố...