Dự án thủy điện hơn hơn 3.000 tỷ đồng thi công dở dang
Khởi công từ năm 2010 song đến nay thủy điện Hồi Xuân vẫn thi công dở dang, ảnh hưởng đến đời sống nhiều người dân địa phương.
Những ngày này công trường thủy điện Hồi Xuân – nằm trên lưu vực sông Mã ở xã Phú Xuân, huyện Quan Hoá, không có hoạt động xây dựng. Dãy nhà điều hành, nhà ở dành cho kỹ sư, công nhân hầu hết đóng cửa.
Chủ đầu tư và nhà thầu chỉ bố trí số ít nhân viên làm nhiệm vụ bảo trì những hạng mục đã lắp đặt và trông coi bảo vệ tài sản.
Khởi công tháng 3/2010, dự án thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm ba tổ máy với sản lượng điện trung bình hàng năm hơn 432 triệu Kwh.
Theo kế hoạch, khoảng tháng 10/2012, thủy điện Hồi Xuân sẽ chặn dòng lần một, cuối năm 2013 chặn dòng lần hai, đến giữa năm 2014 thì tích nước hồ chứa và phát điện tổ máy số một vào tháng 9 cùng năm. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, từ khi khởi công đến tháng 6/2014, tiến độ triển khai dự án rất chậm, do chủ đầu tư cũ là Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam không thu xếp được nguồn tài chính.
Năm 2014, dự án chuyển giao cho Công ty dịch vụ thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông và được Chính phủ bảo lãnh khoản vay thương mại 125 triệu USD. Qua đó, dự án thi công trở lại vào năm 2016.
Thủy điện Hồi Xuân đã thi công hơn 90% khối lượng song phải tạm dừng do thiếu hụt nguồn vốn. Ảnh: Lê Hoàng.
Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa thông tin, giai đoạn 2016 đến 2018, dự án thủy điện Hồi Xuân thi công đạt khoảng 90% khối lượng xây lắp các công trình chính, diện tích đất thu hồi giải phóng mặt bằng 88%; tổng giá trị thực hiện toàn dự án khoảng 4.200 tỷ đồng.
Để dự án đi vào vận hành, chủ đầu tư cần hoàn thành các phần việc như: Bồi thường giải phóng mặt bằng, thi công một số hạng mục và công trình dân sinh, đấu nối vào lưới điện quốc gia… Tuy nhiên, vì tiếp tục thiếu vốn, dự án lại dừng thi công từ 2019 đến nay.
“Dự án chậm tiến độ, thi công dở dang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng dự án. Tạo điểm nóng, gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài và thiệt hại kinh tế, lãng phí tài nguyên…”, báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, nêu.
Video đang HOT
Vùng lòng hồ dự án thuỷ điện Hồi Xuân có hơn 655 ha đất bị ảnh hưởng, thuộc hai huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Quan Hoá (Thanh Hoá). Gần 1.900 hộ dân ở hai địa phương này bị tác động, trong đó khoảng 500 hộ phải tái định cư đến nơi ở mới.
Đến nay gần một trăm hộ chưa nhận được tiền đền bù hoặc chưa có khu tái định cư để chuyển đến khiến cuộc sống bấp bênh, tạm bợ. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị tác động bởi dự án chưa được thực hiện triệt để.
Lưới điện đã được lắp đặt cơ bản hoàn thiện song không thể vận hành đấu nối vào lưới điện quốc gia. Ảnh: Lê Hoàng.
Tại khu tái định cư bản Sa Lắng, xã Phú Xuân, nhiều người dân bức xúc vì chủ đầu tư thủy điện Hồi Xuân chưa hoàn thành cam kết xây nhà văn hóa, đường từ bến đò lên bản, mái kè taluy dương chống sạt lở, sân bóng chuyền…
“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với các cơ quan chức năng nhưng đến nay chưa được giải quyết”, ông Cao Thanh Bình, Trưởng bản Sa Lắng, nói.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần đề xuất các bộ ngành sớm có giải pháp tháo gỡ. Theo Sở Công thương Thanh Hóa, để dự án tái khởi động cần điều chỉnh phương án tính giá điện phù hợp thực tế nhằm đáp ứng điều kiện thế chấp của các ngân hàng.
Trang thiết bị máy móc chất trong các nhà kho tạm bợ gần nhà máy, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Lê Hoàng.
Đại diện chủ đầu tư cho hay vừa qua cấp có thẩm quyền đã đồng ý cho dự án được điều chỉnh giá điện lên mức 1.778,4 kWh (mức giá để dự án thu hồi vốn).
Hiện chủ đầu tư đang chờ ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn, dự kiến có thể giải ngân trong cuối năm 2021.
“Dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến nhiều cán bộ nghỉ việc tạm thời đi làm nơi khác phải cách ly chưa thể trở lại; quá trình nhập vật tư, thiết bị cũng gặp trở ngại…”, ông Thái Văn Chấn, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng điện Hồi Xuân, giải thích về tình trạng chậm tiến độ của dự án.
Nhãn giảm sâu còn 8.000 đồng/kg, người dân âu sầu mang quả vào lò sấy
Do giá nhãn giảm sâu, chỉ còn 8.000 - 9.000 đồng/kg tại vườn, nhiều hộ trồng nhãn ở Sông Mã (Sơn La) quyết định không bán nhãn tươi mà mang quả sấy khô, bán dưới dạng long nhãn.
Hiện tại là mùa thu hoạch nhãn ở huyện Sông Mã (Sơn La). Năm nay, nhãn được mùa, quả sai nhưng dân trồng lại âu sầu khi giá nhãn giảm sâu, chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg tại vườn.
Chia sẻ với phóng viên , chị Huyền, một hộ trồng nhãn ở Sông Mã cho hay, năm nay, nhà chị có 2 ha nhãn với hơn 400 gốc cây. 2 loại nhãn trong vườn nhà chị, một loại được bán sớm từ tháng 5 âm lịch, loại khác thì đang thu hoạch.
"Vụ nhãn sớm, nhà tôi bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/kg, còn vụ hiện tại, thương lái chỉ có trả 8.000 - 10.000 đồng/kg. Cho nên, tôi mới bàn với chồng là quyết định không bán quả tươi nữa mà đem đi sấy khô, bán dưới dạng long nhãn", chị nói.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá nhãn giảm sâu, chỉ còn 8.000 - 9.000 đồng/kg tại vườn.
Theo chị Huyền, nguyên nhân khiến giá nhãn giảm sâu là ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nơi giãn cách xã hội, thương lái không thể đến thu mua.
"Ước tính, số nhãn còn lại của nhà tôi khoảng 30 tấn, tôi sẽ đem vào lò sấy khô hết. Trung bình, cứ 10 kg nhãn tươi sẽ cho ra khoảng 1,1 - 1,2 kg long nhãn và bán được với giá 130.000 - 150.000 đồng/kg", chị tiết lộ.
Để có quả nhãn tươi ngon đến tay người tiêu dùng, trước khi mang ra chợ, tiểu thương phải ngắt lá, cắt cuống, loại bỏ quả thối, dập rồi đóng vào thành từng bao.
Tương tự, anh Tuấn, một hộ trồng nhãn ở huyện Sông Mã (Sơn La) cho hay, không khí ở các vườn hiện nhãn khá ảm đạm, không còn cảnh chen chúc, xe tải nối đuôi nhau chở nhãn ra vào.
Năm nay, nhãn được mùa nhưng nhà anh vẫn thấp thỏm, đứng ngồi không yên với câu chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm. Bởi theo anh, các thương lái đến thu mua nhãn giảm mạnh so với mọi năm
"Năm ngoái, nhãn tươi tôi bán tại vườn có giá 18.000 - 20.000 đồng/kg thì hiện tại chỉ còn 8.000 - 9.000 đồng/kg. Đa phần, hàng này là tôi bán cho các nhà máy làm long nhãn, chứ khách mua ăn quả thì ít", anh cho hay.
Nhiều người không bán nhãn tươi mà mang đi sấy khô, bán dưới dạng long nhãn.
Dự kiến, mùa nhãn năm nay, nhà anh Tuấn sẽ thu được khoảng 6 tấn. Anh đã bán hết 4 tấn, còn lại 2 tấn vẫn không có người đến mua. Giá nhãn được anh hạ xuống còn 8.000 đồng/kg nhưng nhiều tiểu thương vẫn ngó lơ.
"Thời chưa có dịch Covid-19, nhãn nhà tôi bẻ đến đâu là thương lái đã phục sẵn ở vườn chờ lấy hàng. Nhãn này chủ yếu được tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từ khi dịch bùng phát, xe không lên được, thành ra chỉ có lác đác vài thương lái ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ về lấy hàng", anh buồn rầu nói.
Một số chợ ở Hà Nội, giá nhãn hiện dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Không chỉ ở Sông Mã (Lào Cai), giá nhãn ở một số chợ đầu mối ở Hà Nam cũng xuống thấp còn 11.000 - 12.000 đồng/kg, nếu mua buôn chỉ 8.000 - 9.000 đồng/kg.
Chị Xuân, một đầu mối buôn nhãn nổi tiếng ở Hà Nam cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chị đã thu mua được hơn 20 tấn. Theo chị đánh giá, năm nay, sức mua của người dân chậm hơn mọi khi dù giá nhãn đã giảm.
"So với các loại quả khác, nhãn thu hoạch, ăn ngon nhất chỉ trong vòng 10 ngày, nếu để lâu quá quả sẽ bị đội cùi, nhạt dần. Thế nên, trước khi nhập bán tôi đều phải tính toán kỹ", chị Xuân chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên, ở các chợ truyền thống, chợ dân sinh ở Hà Nội, giá nhãn hiện dao động 20.000 - 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương, lượng khách đến mua nhãn ở cửa hàng vẫn vắng, thậm chí là èo uột, không mấy mặn mà.
Phát hiện đường ống xả thải, nhưng không xác định được thủ phạm 'đầu độc sông Mã' Cho đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa vẫn không tìm ra được thủ phạm gây ô nhiễm cho sông Mã, dù đã xác định được 4 đơn vị chôn đường ống xả thải trái phép ra sông Sau nhiều tháng xác minh, kiểm tra vẫn không xác định được thủ phạm gây ô nhiễm sông Mã. ẢNH MINH...