Dự án thép nghìn tỷ Thái Nguyên: Ai dám mua?
Việc đánh giá lại dự án chỉ là bước đầu, quan trọng và khó nhất là liệu có nhà đầu tư nào chịu bỏ vốn ra tiếp nhận dự án hay không.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Công Thương lựa chọn nhà thầu tư vấn độc lập đánh giá Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 – Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) theo hình thức chỉ định thầu.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thanh toán, hạch toán chi phí thuê tư vấn độc lập trên theo quy định hiện hành.
Cỏ dại mọc um tùm tại dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ảnh: Tuổi trẻ
Bình luận về thông tin này, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, việc đánh giá lại dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng đây là việc làm đúng đắn và cần thiết, đặc biệt sau khi Chính phủ quyết định không tiếp tục rót vốn nhà nước vào nữa.
“Đây là một quyết định của tập thể lãnh đạo Chính phủ. Sau khi họp với các bộ có liên quan, Chính phủ đã khẳng định không tiếp tục rót vốn ngân sách nhà nước vào nữa mà giao cho Tổng Công ty Thép Việt Nam và Bộ Công thương tính toán, đánh giá lại dự án rồi có thể bán lại hoặc kêu gọi vốn đầu tư của các nhà đầu tư mới.
Trong bối cảnh thế giới đang dư thừa thép, nhất là Trung Quốc đang dư thừa công suất, Việt Nam nên thận trọng với các dự án thép, trên cơ sở theo dõi thị trường thế giới biến động cần xem xét dự án có làm được hay không, nếu làm có hiệu quả không…”, ông Cường nói.
Video đang HOT
Việc đánh giá lại dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng chưa phải là dấu hiệu cho thấy đã có lời giải cho dự án này vốn đã “trùm mền” gần chục năm nay này, ông Cường khẳng định. Đây chỉ là bước đầu rất sơ khai để tính toán lại giá trị của dự án, thiết bị máy móc sau 7-8 năm hư hỏng ra sao, giá trị thực tế thế nào…, còn thiếu bao nhiêu vốn, trên cơ sở đó mới kêu gọi vốn.
“Cho nên từ giai đoạn thuê tư vấn đánh giá lại dự án đến khi có phương án xử lý dự án còn rất dài. Điều quan trọng và khó khăn nhất là có người nào chịu bỏ vốn ra tiếp nhận dự án hay không”, ông Cương nhấn mạnh.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết thêm, trước đây thông tin có tiếp tục rót vốn nhà nước vào dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng hay không vẫn còn mập mờ. Thậm chí, có thông tin cho rằng, nếu Nhà nước tiếp tục rót vốn thì có thể tính toán sao cho tiết kiệm nhất, rồi không dùng nhà thầu Trung Quốc nữa mà dùng nhà thầu Việt Nam…
“Tuy nhiên, do Việt Nam đã ký với Trung Quốc hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) nên không dễ làm theo cách đó. Bây giờ nếu thay đổi coi như phía Việt Nam phá hợp đồng và phải đền bù. Do đó, Việt Nam phải đàm phán với phía Trung Quốc và cái đó cũng không phải dễ.
Giả sử, nếu việc đàm phán có thành công, Trung Quốc chấp nhận đền bù thì giá trị của nhà máy lại phải tăng lên, nghĩa là vốn đầu tư tiếp tục đội lên. Liệu có nhà đầu tư mới nào chịu mua lại dự án sau khi vốn đầu tư đã bị đội lên gấp đôi, giờ lại phải đền bù hợp đồng?
Đó là chưa kể việc phải xem xét mối liên hệ giữa giai đoạn 1 với giai đoạn mở rộng của Nhà máy Gang thép Thái Nguyên… Tóm lại, rất nhiều vấn đề đằng sau đó và cuối cùng là ai chịu mua?”, ông Phạm Chí Cường lo ngại.
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông lâm TP.HCM: Lựa chọn nhà thầu để tư vấn độc lập đánh giá dự án mở rộng là cần phải làm ngay, để có đầy đủ thông tin đáng tin cậy và có quyết định chọn phương án giải quyết dự án “trùm mền” quá lớn của TISCO. Do đó cần lựa chọn nhà thầu có năng lực và minh bạch, nên cần thiết cho đấu thầu để lựa chọn theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh và chọn được nhà thầu chất lượng thay vì chỉ định thầu. Chờ kết quả của nhà thầu đánh giá dự án như thế nào, chúng ta sẽ có phương án giải quyết tối ưu, tối thiểu hóa thiệt hại của dự án. Theo tôi, phương án tốt nhất và có tính khả thị là bán hoặc liên doanh với những nhà sản xuất thép nước ngoài, họ đang sản xuất vả kinh doanh thành công trên thế giới hiện nay. TISCO phải chủ động tìm kiếm đối tác này ngay bây giờ. Công nghệ và chất lượng sản phẩm sẽ được giải quyết nếu nhà sản xuất mới mua hoặc liên doanh. Tôi không ủng hộ việc cho TISCO tiếp tục đầu tư với nhiều ưu đãi như vay và lãi vay…
Theo_Báo Đất Việt
SCIC "cứu" dự án thép 8.000 tỷ đồng đã 10 năm "đắp chiếu"
Sau 4 năm "đắp chiếu", dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đối mặt nguy cơ phải trả gần 60 triệu USD chi phí cho nhà thầu Trung Quốc để tái khởi động. Cuối tuần qua, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã kiến nghị giải pháp cấp bách "cứu" dự án này.
Năm 2007, dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được khởi công với tổng mức đầu tư 3.843 tỷ đồng. Hơn 1 năm sau đó, tổng mức của dự án được nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) đề nghị tăng lên 8.104 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói, sau gần 10 năm, đến nay nhà máy này vẫn "đắp chiếu" trong khi nhà thầu Trung Quốc đã rút người về từ năm 2012 sau khi nhận hơn 90% tiền chủ đầu tư thanh toán phần thiết bị dự án... Tính đến nay, dự án đã bỏ hoang gần 4 năm sau khi chủ đầu tư đã rót vào 4.438 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ).
Cuối tuần qua, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc triển khai dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của TISCO.
Tại công văn này, SCIC cho biết, sau 10 lần đàm phán, TISCO đã đạt mục tiêu thuyết phục MCC cùng tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc của dự án, đồng thời MCC tỏ rõ thiện trí cùng TISCO quyết tâm triển khai hoàn thành đưa dự án vào khai thác vận hành. Tuy nhiên, kết quả đàm phán giữa MCC và TISCO vẫn chưa đạt được như các điều kiện tiên quyết do TISCO đưa ra tại báo cáo gần nhất.
Theo các điều khoản mà 2 bên đã thương thảo, trường hợp dự án tiếp tục được triển khai, MCC yêu cầu TISCO chi trả cho các phần việc của MCC/công ty con của MCC một loạt các chi phí. Trong đó, chi phí bồi thường kéo dài từ tháng 6/2016 là gần 4,4 triệu USD và gần 53 triệu USD bao gồm: chi phí dịch vụ sau bán hàng; chi phí bàn giao, bảo quản, tu sửa hiện trường; chi phí mua sắm lại thiết bị và vật liệu hư hỏng; chi phí cho việc thu hồi khí than lò cao và chi phí trả cho công ty con của MCC về lắp đặt thiết bị chính.
"Để dự án có thể tái khởi động, sau rà soát tổng mức đầu tư, với các chi phí phát sinh, tổng mức đầu tư dự án tăng lên thành hơn 9.031 tỷ đồng", SCIC cho hay.
Vì vốn đầu tư đội lên quá cao ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án nên chủ đầu tư đã thuê Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam và Viện Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thẩm tra, điều chỉnh mức đầu tư để dự án tái khởi động hiệu quả là 7.871 tỷ đồng.
Và để giảm vốn, TISCO cũng đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án như: miễn một số khoản thuế; cơ chế tín dụng; khoanh, giảm lãi vay, điều chỉnh lãi suất, thời gian vay, trả nợ của Ngân hàng VDB, VietinBank; không tính thuế GTGT trong tổng mức đầu tư.
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng lần này, SCIC cho rằng, đây đều là những điều kiện tiên quyết để giúp cho dự án đạt được hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, các đề xuất này đều nằm ngoài khung quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, SCIC kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho TISCO được áp dụng các cơ chế ưu đãi trên.
Trước đó, vào đầu tháng 3, Bộ Công Thương từng gửi văn bản lên Thủ tướng về các kiến nghị của chủ đầu tư được áp dụng các ưu đãi trên.Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ Công Thương gửi kiến nghị của TISCO lên Thủ tướng, Bộ Tài chính đã có phản đối việc thêm ưu đãi cho dự án này với lý do đảm bảo an toàn nợ công.
Đáng lưu ý, dù đề xuất 1 loạt ưu đãi cho dự án nhưng về hiệu quả đầu tư dự án, SCIC thừa nhận là chưa thể khẳng định được tại giai đoạn này. Theo SCIC, dự án chỉ đạt hiệu quả đầu tư tài chính với các giả định: tổng mức đầu tư 7.871 tỷ đồng và cơ chế tín dụng như TISCO đề xuất; dự án được khởi động từ 1/4/2016, hoàn thành 30/9/2017 (18 tháng thi công) và bắt đầu đi vào sản xuất từ 1/1/2018; giá bán phôi thép nằm trong kế hoạch tính toán...
Trong khi đó, dự án sẽ không đạt hiệu quả trong 3 trường hợp sau: tổng mức đầu tư 9.031 tỷ đồng; giá bán giảm 6% so với dự báo; tổng mức đầu tư tăng 5% đồng thời giá bán giảm 5%.
Phương Dung
Theo Dantri
Thế kẹt của Gang thép Thái Nguyên Một mặt sa lầy vào các khoản vay nghìn tỷ để đầu tư Dự án mở rộng nhà máy giai đoạn 2 hiện đang dở dang, một mặt có nhiều khoản phải thu khó đòi, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhà máy nghìn tỷ đồng "đắp chiếu" Ngày 15/5, Bộ Công thương và...