Dự án siêu tên lửa Nhật nghi bị tin tặc tấn công
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang điều tra một vụ đánh cắp dữ liệu về dự án tên lửa siêu vượt âm do nước này phát triển.
Vụ đánh cắp dữ liệu dường như nằm trong cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào tập đoàn Mitsubishi Electric. Bộ Quốc phòng Nhật Bản nghi ngờ tin tặc đã lấy được thông tin về các yêu cầu kỹ thuật của tên lửa siêu vượt âm như tầm bắn, hệ thống động lực và khả năng chịu nhiệt.
Các yêu cầu trên được đề ra trong quá trình đấu thầu dự án chế tạo siêu tên lửa Nhật Bản, trong đó tập đoàn Mitsubishi Electric không giành được hợp đồng.
Hình dáng bên ngoài của tên lửa HCM. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Video đang HOT
Mitsubishi Electric cho biết đang điều tra thông tin nhưng không tiết lộ thêm chi tiết, trong khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận.
Cục Hậu cần, Công nghệ và Mua sắm trang bị thuộc Bộ Quốc phòng Nhật hồi tháng 3 công bố lộ trình nghiên cứu Tên lửa Hành trình Siêu vượt âm (HCM) và Đầu đạn lướt siêu tốc (HVGP) trong 10 năm tới nhằm đối phó với các mối đe dọa mới. Sản phẩm đầu tiên dự kiến được ra mắt vào năm 2026.
HCM sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng, đạt tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn ngoài khả năng đánh chặn của nhiều hệ thống phòng không hiện nay. Tên lửa có thể sử dụng đầu đạn xuyên phá lõi kép để đánh thủng boong tàu sân bay và phá hủy các khoang bên dưới, hoặc đầu xuyên nổ tự định hình (EFP) để hủy diệt mục tiêu mặt đất.
Nhật lên kế hoạch ứng phó UFO
Bộ Quốc phòng Nhật thông báo sẽ xây dựng giao thức cho các cuộc chạm trán UFO sau khi Mỹ công bố video về vật thể bay không xác định.
Quy trình ứng phó, ghi nhận và báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO) được xây dựng do bản chất bí ẩn của UFO có thể khiến phi công lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) gặp bối rối trong các cuộc chạm trán, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong thông cáo ngày 2/5.
Kế hoạch ứng phó UFO được Bộ Quốc phòng Nhật Bản xem xét sau khi Lầu Năm Góc ngày 27/4 giải mật và công bố ba video quay một số UFO hồi năm 2004 và 2015. Các video này được quay từ buồng lái tiêm kích hải quân Mỹ, ghi lại hình ảnh các vật thể hình elip di chuyển với tốc độ cao và có khả năng cơ động chưa từng thấy.
Tiêm kích F-15J của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trình diễn tại căn cứ Misawa, tháng 9/2017. Ảnh: USAF.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono hôm 27/4 nói các phi công JASDF chưa bao giờ gặp UFO, nhưng cơ quan này phải xây dựng sẵn quy trình đề phòng các cuộc chạm trán xảy ra.
Theo quy trình ứng phó trước đây, các tiêm kích của JASDF bố trí tại 7 căn cứ trải dài từ Hokkaido đến Okinawa có nhiệm vụ theo dõi và xác định máy bay không rõ quốc tịch. Nếu vật thể bay tiến gần không phận Nhật Bản, phi công tiêm kích JASDF sẽ yêu cầu chuyển hướng bằng tiếng Anh. Khi xác định được quốc tịch của máy bay, yêu cầu chuyển hướng được lặp lại bằng ngôn ngữ của nước đó.
Nếu vật thể bay này xâm nhập không phận Nhật Bản, JASDF có thể bắn cảnh báo, trong đó có sử dụng đạn vạch đường, và ép phi công hạ cánh. Hiện chưa rõ quy trình này có được áp dụng trong trường hợp chạm trán UFO hay không.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản lo ngại UFO có thể không bị radar mặt đất phát hiện và bất ngờ chạm trán máy bay của JASDF đang làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc trinh sát.
"Nếu bắt gặp UFO, nhiệm vụ huấn luyện sẽ bị hủy ngay lập tức", một nguồn tin trong JASDF cho biết. "Chúng tôi sẽ tìm cách xác định UFO từ khoảng cách an toàn, xem xét nó có phải máy bay không người lái hay không, sau đó báo cáo cho Trung tâm Chỉ huy Phòng không để nhận lệnh", nguồn tin cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Kono khẳng định ông không tin vào UFO. "Tuy nhiên, do Lầu Năm Góc đã công bố video như vậy, tôi muốn biết ý định và phân tích từ phía Mỹ", Kono nói.
Ba video chạm trán với UFO từng được rò rỉ cho truyền thông Mỹ, làm dấy lên đồn đoán rằng đây là phương tiện của người ngoài hành tinh. Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định giải mật và công bố các video để xóa bỏ nghi vấn về tính xác thực sau khi xác định chúng "không làm lộ bất cứ năng lực hay hệ thống nhạy cảm nào".
Kh-47M2 tạo khu vực cấm tại Bắc Cực với tàu chiến Mỹ? Nga đã giải thích lý do tại sao ưu tiên trang bị tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) và tiêm kích MiG-31K cho khu vực Bắc Cực. Theo lập luận của các nhà phân tích, việc triển khai các hệ thống tên lửa siêu thanh Dao găm của Nga ở Bắc Cực chỉ nhằm mục đích thực tế. Với khả...