Dự án sạt lở gây chết người ở Nha Trang: Thiếu thủ tục vẫn thi công
Chủ đầu tư chưa thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công nhưng Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vẫn xác nhận đủ điều kiện huy động vốn và dự án vẫn tiến hành.
Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Công văn số 4593/SXD-QLN về việc tạm dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với dự án Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú (phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thanh Châu (gọi tắt: Công ty Thanh Châu) làm chủ đầu tư.
Ống đón nước đặt ngược hướng thoát nước
Trước đó, chỉ trong ngày 20.11, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã phải ban hành liên tiếp 4 văn bản liên quan đến dự án này. Tại Công văn 4578/SXD-KTCL về việc báo cáo sự cố công trình thuộc dự án Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú, ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, khẳng định: “Vừa qua, tại dự án Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thanh Châu làm chủ đầu tư đã xảy ra sự cố sạt lở trong quá trình thi công, gây thiệt hại lớn về người và tài sản”.
Còn tại Công văn 4586/SXD-KTL (cũng do ông Lê Văn Dẽ ký) báo cáo về sự cố sạt lở của dự án này cho UBND tỉnh Khánh Hòa, cũng nói rõ: “Từ khi điều chỉnh quy hoạch năm 2014, chủ đầu tư chưa thực hiện các thủ tục để điều chỉnh dự án đầu tư (trong đó có điều chỉnh thiết kế cơ sở), điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công, chưa thực hiện các thủ tục đầu tư để đề nghị cấp phép xây dựng cho công trình (đối với các công trình không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng), chưa báo cáo thông tin công trình để thực hiện quản lý chất lượng công trình theo quy định”.
Các cơ quan chức năng kiểm tra khu vực dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú sau thảm họa sạt lở. Ảnh: Kỳ Nam
Video đang HOT
Thiếu hàng loạt thủ tục cần thiết ở một dự án quy mô trên 11,5 ha, lại nằm trên đồi cao, nguy cơ sạt lở lớn nhưng trong suốt 4 năm qua, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vẫn để cho chủ đầu tư tiếp tục thi công, xây dựng, cuối cùng thảm họa đã xảy ra.
Nguyên nhân của thảm họa này được Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa xác định: “Hiện trạng khu vực sạt lở có dấu hiệu múc đất tạo thành hố. Nước từ sườn núi đổ vào mương đón nước dẫn về hố ga thu nước bằng đá chẻ, chuyển tiếp đến ống đón nước bằng bê-tông. Tuy nhiên, do ống đón nước được đặt theo góc ngược với hướng thoát nước nên dòng nước không thoát theo ống bê-tông mà phá vỡ thành hố ga, tràn vào khu vực đào múc đất tạo thành hố nói trên, sau đó phá vỡ thành hố, gây sạt lở nghiêm trọng”.
Thiếu điều kiện vẫn cho bán nhà
Trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, điều 55 về điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh quy định rõ: “Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó”.
Tại dự án Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú, như Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã xác định ở trên, từ năm 2014, khi điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư thiếu hàng loạt thủ tục cần thiết. Thế nhưng, ngày 15.12.2016, khi Công ty Thanh Châu có Tờ trình số 09/BC-TC về việc xác nhận bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh thì ngày 26-12-2016, ông Trần Quang Bửu, lúc đó là Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, đã ký Công văn 4456/SXD-QLN xác nhận chủ đầu tư đủ điều kiện huy động vốn theo hình thức bán 382 căn nhà ở hình thành trong tương lai của dự án.
Kỳ lạ hơn, trong tờ trình của chủ đầu tư còn ghi rõ: “Công ty Thanh Châu đã yêu cầu Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa (PVcomBank Khánh Hòa) giải chấp tài sản là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. PVcomBank Khánh Hòa đang thực hiện giải chấp tài sản theo yêu cầu của Công ty Thanh Châu”. Tức theo tờ trình này, chủ đầu tư chỉ mới “đang” chứ chưa được ngân hàng giải chấp. Trong khi đó, tại điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định: “Trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp”.
Tại thời điểm ký tờ trình, chủ đầu tư chưa được ngân hàng giải chấp, trong tờ trình cũng không có biên bản nào thống nhất không cần giải chấp giữa các bên liên quan, thế nhưng Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa lại xác nhận chủ đầu tư đủ điều kiện huy động vốn theo hình thức bán nhà ở hình thành trong tương lai của dự án này?
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đang điều tra vụ sạt lở gây chết người ở phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang.
Thảm họa ập lên đầu dân
Vụ việc xảy ra vào sáng 18.11, khi hầu hết người dân ở khu dân cư số 1 Hòa Tây, phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang đang ở trong nhà trú mưa thì bất ngờ nước từ khu vực dự án Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú ở phía Tây núi Cô Tiên (trên đèo Rù Rì) đổ xuống xối xả, cuốn theo đất đá, gây sạt lở lớn. Hàng trăm khối đất đá san bằng 10 nhà dân, nhiều nhà khác bị hư hỏng nặng. Trong đó có gia đình thầy giáo Trần Hoàng Phong (giáo viên Trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương II) chạy không kịp nên cả 4 người trong gia đình đều tử nạn.
Theo Hồng Ánh (NLĐ)
Đèo nối Nha Trang - Đà Lạt thông tuyến sau hơn 1 ngày tê liệt
Hơn 1 ngày nỗ lực khắc phục, tuyến quốc lộ 27C (đường Nha Trang - Đà Lạt) đoạn qua đèo Khánh Lê đã thông trở lại.
Ngày 27/11, Ban quản lý đường bộ tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng và Phú Yên cho biết, tuyến quốc lộ 27C (đường Nha Trang - Đà Lạt) đoạn qua đèo Khánh Lê đã thông trở lại sau hơn 1 ngày tạm ngưng vì sạt lở do ảnh hưởng bão số 9.
Đèo Khánh Lê bị sạt lở do ảnh hưởng bão số 9.
Đại diện Cục Quản lý Đường bộ III (Tổng Cục đường bộ Việt Nam) cho biết, các phương tiện khi qua đèo Khánh Lê lưu ý đi chậm, không đi sát và taluy dương tại các vị trí cảnh báo hoặc có dấu hiệu đá rơi, đất sạt; tuân thủ, chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông; Hạn chế di chuyển qua đây trong khoảng thời gian từ 17h - 5h sáng hôm sau, khi còn sương mù, tầm nhìn hạn chế.
Trước đó, ngày 25/11, khu vực đèo Khánh Lê (quốc lộ 27C nối Nha Trang - Đà Lạt) liên tục bị sạt lở do ảnh hưởng của bão số 9 gây mưa lớn kéo dài.
Các cơ quan chức năng đã cử người và máy cơ giới túc trực, ngăn chặn phương tiện di chuyển qua đây và tiếp tục xử lý tình trạng đất đá sạt lở.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh lộ 9 nối Khánh Sơn có trên 20 điểm sạt lở và khoảng 100m đường bị chia cắt.
THANH HẢI
Theo VTC
Bão số 9: Cầu ở Khánh Hòa bị gãy đôi, 300 hộ dân bị cô lập ngoài biển Mưa lớn nên nước sông Nước Ngọt ở xã Cam Lập (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) chảy xiết khiến cầu bị gãy đôi, chia cắt 300 hộ dân đang sinh sống ở đảo Bình Lập. Ngày 26/11, đại diện UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, do ảnh hưởng bão số 9 có mưa lớn, dòng nước chảy xiết nên cầu Nước...