Dự án nông nghiệp công nghệ cao của FLC ở Hà Tĩnh có nguy cơ ‘chết yểu’
Dự án nông nghiệp công nghệ cao trên vùng đất cát rộng hơn 240 ha ở Hà Tĩnh của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM (thuộc Tập đoàn FLC) có nguy cơ bị “chết yểu”.
Dự án lớn nhưng chỉ sản xuất nhỏ
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tháng tháng 9.2013, tỉnh Hà Tĩnh cấp phép cho Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh ( Mitraco Hà Tĩnh) làm dự án trồng rau củ quả sạch trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển với diện tích rộng hơn 96 ha ở xã Thạch Văn (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Tuy nhiên sau đó, do việc sản xuất kém hiệu quả và gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nên dự án này chỉ hoạt động cầm chừng, liên tục thu hẹp diện tích. Cũng chính vì lý do đó mà cuối năm 2017, Mitraco Hà Tĩnh đã phải nhượng lại dự án do sản xuất thua lỗ.
Hiện tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM chỉ sản xuất trên diện tích nhỏ. Ảnh PHẠM ĐỨC
UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã quyết định cho Mitraco Hà Tĩnh nhượng lại toàn bộ dự án cho Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM (thuộc Tập đoàn FLC).
Theo đó, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao với tổng diện tích rộng hơn 240 ha để thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao. Tổng mức đầu tư của dự án này dự kiến khoảng 300 tỉ đồng và thời gian hoạt động dự án là 50 năm.
Tại thời điểm tiếp nhận, chủ đầu tư khẳng định đã có chiến lược dài hạn và tuyên bố cuối năm 2019 sẽ sản xuất kín diện tích. Tuy nhiên, thời điểm mà nhà đầu tư mới này triển khai sản xuất ở mức cao nhất cũng chỉ được khoảng hơn 20 ha, chủ yếu trồng thanh long ruột đỏ, lạc, dứa, bí… nhưng không mấy hiệu quả.
Chủ đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao xin chỉ thực hiện dự án trên diện tích hơn 96 ha. Ảnh PHẠM ĐỨC
Video đang HOT
Do gặp khó trong việc sản xuất nên Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM sau đó đã có văn bản đề nghị tỉnh Hà Tĩnh cho phép chuyển đổi quy hoạch, xin chỉ thực hiện dự án trên diện tích hơn 96 ha tiếp nhận từ Mitraco Hà Tĩnh. Thậm chí, chủ đầu tư còn xin chuyển dự án nông nghiệp công nghệ cao sang chăn nuôi lợn quy mô 60.000 con/lứa nhưng không được chấp thuận vì gần khu dân cư sẽ ô nhiễm môi trường.
Xem xét cho điều chỉnh dự án
Đến tháng 2.2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xem xét, tham mưu thu hồi dự án nông nghiệp công nghệ cao vì sản xuất kém hiệu quả.
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết, dự án nông nghiệp công nghệ cao sau nhiều năm triển khai chỉ sản xuất được số diện tích nhỏ và hiệu quả thấp. Mục đích của dự án này là trồng thanh long ruột đỏ nhưng sau khi trồng thử nghiệm thì hiệu quả rất thấp nên chủ đầu tư không dám mở rộng.
Hệ thống giàn bê tông để trồng thanh long ruột đỏ bị bỏ hoang vì sản xuất không hiệu quả. Ảnh PHẠM ĐỨC
Đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư chỉ để lại một ít công nhân để bảo vệ tài sản và sản xuất cầm chừng một số loại rau củ quả trên diện tích khoảng hơn hơn 2 ha. Tại nhiều cuộc họp, người dân địa phương cũng đã có ý kiến đề nghị thu hồi dự án để giao lại cho người dân canh tác.
“Ở xã chúng tôi đang có 2 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác và 48 hộ gia đình với hơn 13 ha diện tích trồng rau trên cát nhưng lúc nào họ cũng sản xuất được các loại rau củ cho thu nhập”, ông Thái nói.
Phần lớn diện tích đất của dự án nông nghiệp công nghệ cao để cỏ mọc hoang hóa. Ảnh PHẠM ĐỨC
Theo ông Phan Văn Nhàn, Trưởng Phòng Doanh nghiệp Sở KH-ĐT tỉnh Hà Tĩnh, hiện chủ đầu tư là Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM đã nộp hồ sơ xin điều chỉnh dự án nông nghiệp công nghệ cao ở xã Thạch Văn xuống chỉ còn hơn 96 ha.
“Hiện nay chúng tôi đang chờ xin ý kiến các sở ngành để báo cáo với UBND tỉnh, nếu tỉnh đồng ý thì sẽ chấp thuận cho chủ đầu tư điều chỉnh dự án”, ông Nhàn cho hay.
"Vàng trắng" vào mùa, ngư dân Kỳ Ninh, Hà Tĩnh rủ nhau tranh thủ "hái lộc" đầu năm
Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng.
Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.
Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.
Sứa đi theo đàn cách bờ khoảng 1 hải lý nên cứ vài tiếng lại có một chuyến tàu trở về với sứa đầy khoang. Các gia đình đều huy động hết nhân lực, phương tiện để chở và sơ chế sứa ngay tại bãi biển.
Bà Trần Thị Tiến ở thôn Tân Tiến, xã Kỳ Ninh chia sẻ: Sứa lá dung đầu mùa rất đắt khách mà lại được giá. Thời điểm hiện tại, sứa thành phẩm có giá dao động từ 60.000 - 100.000 đồng/kg tùy loại thân hay chân. Thu nhập từ đánh bắt sứa không nhỏ nên hằng năm, cứ đến mùa là gia đình tôi huy động hết nhân lực để đánh bắt và chế biến sứa. Sứa sau khi chế biến được các nhà hàng, tiểu thương thu mua hết. Năm nay, gia đình tôi bắt đầu khai thác sứa từ mùng 8 tháng Giêng, đến thời điểm này đã thu về hơn 30 triệu đồng.
Nhiều gia đình ở Kỳ Ninh bắt đầu đi biển từ ngày mùng 6 tháng Giêng, trung bình mỗi ngày 1 gia đình đi từ 4 - 6 chuyến, khai thác được khoảng 3 - 5 tấn sứa tươi, cho thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/ngày.
Sau đánh bắt, chế biến sứa là một khâu rất quan trọng.
Khi chế biến, người dân sẽ phân loại phần chân...
... và phần thân, để cắt nhỏ.
Sứa sau khi được cắt thành miếng nhỏ sẽ được rửa sạch và trộn với lá lấu nhằm loại bỏ vị tanh nhớt và làm sứa gieo lại. Để món sứa có độ vàng, thơm giòn, hương vị đặc trưng thì nguyên liệu không thể thiếu là lá dung.
Sau ướp 1 - 2 ngày, sứa sẽ chuyển sang màu vàng, mỗi miếng có độ gieo đủ giòn mà vẫn giữ được độ mềm, thanh mát, thoảng vị lá dung.
Sứa thành phẩm có thể dùng với mắm ruốc kèm rau thơm hoặc làm gỏi (nộm) ăn cùng bánh đa. Hương vị đặc biệt lại dễ chế biến nên sứa lá dung Kỳ Ninh được nhiều thực khách xa gần lựa chọn.
Tất bật "hồi sinh" đào sau tết Sau tết, người trồng đào ở Hà Tĩnh lại tất bật thu gom những gốc đào để chăm sóc chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Từ mùng 7 tết trở đi, ông Nguyễn Văn Quang (SN 1965, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) - người có 10 năm kinh nghiệm trồng đào, nhận được nhiều cuộc điện thoại của người quen gọi...