Dự án Luật đấu giá tài sản: VAMC và các TCTD bị lãng quên?
Để tạo thuận lợi cho TCTD trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo cần có quy định riêng cho TCTD về việc xử lý đấu giá tài sản không thành.
Dự án Luật Đấu giá tài sản gồm 8 chương, 77 điều, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến với sự đồng thuận của đa số cho rằng cần thiết phải ban hành nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản; khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay và đảm bảo tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan.
Tuy nhiên, sau khi thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo (TSĐB) của khoản nợ xấu vào dự án Luật.
Ảnh minh họa
Đây cũng là đề xuất từ phía NHNN trong quá trình tham gia góp ý dự án luật. Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến cho biết, NHNN đã có văn bản gửi Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tư pháp về một số vấn đề liên quan đến xử lý TSĐB của các TCTD, trong đó có hoạt động của VAMC.
Theo đó, NHNN đề nghị dự thảo nêu cụ thể về quy định trong trình tự, thủ tục mua bán nợ và mua bán nợ xấu của công ty VAMC, trong đó nhấn mạnh đến việc áp dụng các quy định về thực hiện bán đấu giá tài sản, về xác định giá khởi điểm, về xử lý tài sản trong trường hợp đấu giá không thành và huỷ kết quả đấu giá tài sản là khoản nợ xấu…
Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, dự án Luật chỉ quy định tổ chức đấu giá tài sản (bao gồm DN đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản) là chưa bao quát hết hoạt động của công ty VAMC. Bởi theo quy định của Chính phủ về tổ chức hoạt động, VAMC được quyền tổ chức đấu giá tài sản, và đây là một trong những công cụ cần thiết để cơ quan này có thể xử lý được các khoản nợ xấu. Vì vậy, NHNN đề nghị bổ sung vào khoản 10, điều 3 về tổ chức đấu giá tài sản bao gồm cả VAMC để tạo cơ sở pháp lý phù hợp với quy định hiện nay về hoạt động của VAMC.
Video đang HOT
Về đấu giá không thành, dự thảo luật đưa ra hướng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc đấu giá lại theo thoả thuận giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản.
Phó Thống đốc cho rằng quy định như vậy là chưa phù hợp. Ông cho biết, hiện nay việc xử lý TSĐB của TCTD được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 11 của Chính phủ.
Việc xử lý TSĐB của TCTD được thực hiện theo hình thức các bên thoả thuận lựa chọn phương án để xử lý TSĐB như: bán TSĐB; bên nhận tài sản nhận chính TSĐB để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ: bên nhận TSĐB nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ 3 trong trường hợp thế chấp đòi nợ và các phương thức khác do các bên thoả thuận. Nếu các bên không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng theo quy định của dự thảo Luật thì việc xử lý đấu giá tài sản không thành được thực hiện theo quy định của pháp luật, hoặc đấu giá lại theo thoả thuận của người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản. Như vậy, nếu quy định việc đấu giá lại chỉ thực hiện khi có thoả thuận giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản thì sẽ khó khăn cho TCTD, nếu người có tài sản đấu giá không hợp tác trong phương thức xử lý cũng như giá khởi điểm đấu giá lại.
Vì vậy, để tạo thuận lợi cho TCTD trong quá trình xử lý TSĐB cần có quy định riêng cho TCTD về việc xử lý đấu giá tài sản không thành. Những nội dung cụ thể đã được Chính phủ trình gửi cho UBTVQH.
Theo Thời báo Ngân hàng
Lại nói chuyện nợ xấu
Đến ngày 1/10 các tổ chức tín dụng đã đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, trước thời hạn được yêu cầu. Cũng chẳng lạ khi những năm gần đây yêu cầu của NHNN là 'quân lệnh'. Nhưng ẩn sau con số 3% này là gì thì khó ai biết được.
Những con số về xử lý nợ xấu của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) liên tục được cập nhật. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV VAMC là một trong những người rất chịu khó trả lời phỏng vấn báo chí một cách thẳng thắn.
Trước câu hỏi có phải các tổ chức tín dụng ồ ạt bán nợ xấu cho VAMC nhằm nhanh chóng giảm tỷ lệ này xuống hay không, ông khẳng định chắc nịch: không có chuyện này! Nhưng cách đây vài tháng, cũng ông Hùng cho biết cán bộ của VAMC đang phải làm việc ngày đêm để xử lý hồ sơ xin bán nợ xấu. Thậm chí các tổ chức tín dụng còn phải "xếp hàng" bán nợ xấu.
Đùn đẩy nhận "thành tích"
Cần nói rõ một điểm, theo ông Hùng, "thành tích" đưa nợ xấu của toàn ngành ngân hàng về dưới 3% là do các ngân hàng đã rất tích cực tự xử lý nợ xấu. Thực tế, tại địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, cho biết: NHNN đã giao cho các ngân hàng trên địa bàn phải xử lý 25.300 tỷ đồng, trong đó tự xử lý là 3.100 tỷ đồng, bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là 22.200 tỷ đồng. Trong 9 tháng qua các ngân hàng đã tự xử lý được 5.731 tỷ đồng nợ xấu; bán nợ cho VAMC được 21.404 tỷ đồng. Con số thống kê từ NHNN chi nhánh TP. Hà Nội thì cho thấy, đến 31/8/2015, 13/14 hội sở chính của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố (trừ GPBank) đã xử lý được 32.336 tỷ đồng nợ xấu, trong đó số hồ sơ bán nợ đã gửi tới VAMC lên đến 24.292 tỷ đồng.
Thực tế, tỷ lệ nợ xấu không phải là con số các tổ chức tín dụng muốn khoe, vì vậy "thành tích" đưa nợ xấu về dưới 3% họ cũng không muốn nhận cũng là điều dễ hiểu. Hiện tồn tại ba nguồn số liệu thống kê khác nhau: của tổ chức nước ngoài (thường rất cao); của chính các tổ chức tín dụng tự đưa ra (thường rất thấp); và của NHNN qua thanh tra, kiểm soát. Khoảng cách giữa các con số này, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra NHNN, đang dần co hẹp.
Nếu 3% được cho là một tỷ lệ nợ xấu an toàn thì sự chênh lệch giữa các con số thống kê, dù không nhiều nhưng rõ ràng đã làm mất đi ý nghĩa mức an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đơn cử, con số tỷ lệ nợ xấu dưới 3% của các ngân hàng trên địa TP.HCM là không tính 20.500 tỷ đồng nợ xấu của ba ngân hàng: OceanBank, CBBank và GPBank đang trình NHNN phương án xử lý.
Xử lý tận gốc, nhưng gốc ở đâu?
Có một thông tin rất đáng chú ý về xử lý nợ xấu, đó là VAMC đã đánh tiếng sẽ hợp tác với Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) để cùng xử nợ xấu, tiến đến hình thành thị trường mua bán nợ. Đến bao giờ kế hoạch này mới được thực hiện?C Có thể sang 2016, cũng có thể lâu hơn nữa.
Kết quả hoạt động của VAMC Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay VAMC đã mua được 211.000 tỷ đồng nợ xấu. Số nợ được thu hồi kể từ đầu năm đến nay là 8.320 tỷ đồng. Thông tư 14 bắt đầu có hiệu lực từ 15/10/2015, nhưng VAMC sẽ bắt đầu thí điểm phương án mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường ngay trong năm nay, với mục tiêu ít nhất khoảng 500 - 700 tỷ đồng.
Nhưng thị trường là gì? Có thể hiểu nôm na là nơi có người mua, người bán và giá hàng hóa được quyết định bởi cung - cầu. Nếu vậy, hiện thị trường mua bán nợ đã có người mua, có người bán, nhưng người mua hiện vẫn đang độc quyền, còn giá thì không theo thị trường.
Hiện thị trường mua bán nợ đã có người mua, người bán, nhưng người mua hiện vẫn đang độc quyền, còn giá thì không theo thị trường
Theo Thông tư 14 của NHNN, phải từ 15/10 tới đây VAMC mới có thể mua nợ xấu theo thị giá, bằng trái phiếu do chính mình phát hành. Có nghĩa, khi bán nợ cho VAMC, các tổ chức tín dụng vẫn chỉ có thể nhận về giấy, chứ không phải tiền! Và cho dù VAMC được mua nợ xấu theo thị giá, nhưng lại không được kinh doanh theo cơ chế thị trường, tức là có lãi - lỗ, thì họ có nhiệt tình được mãi không? Bản thân VAMC chắc chắn rất muốn bán nợ xấu, giải quyết dứt điểm những khoản nợ càng để lâu càng mất giá. Chẳng hạn như: nợ xấu có thế chấp là máy móc, nhà xưởng; nợ của doanh nghiệp đã phá sản...Nhưng ngoài việc mang đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ và tiếp tục giảm lãi suất, cơ cấu lại kỳ hạn cho doanh nghiệp để mong có cơ hội biến nợ xấu thành nợ có thể thu hồi vốn..., thì hiện VAMC chưa thể bán đứt một khoản nợ xấu đã mua nào. Nợ xấu vẫn đang chỉ được gom lại - điều mà mọi người đều nhìn thấy từ năm 2013 - khi VAMC được thành lập.
Kinh doanh nào cũng có rủi ro, nhưng NHNN - cơ quan chủ quản của VAMC - lại không chấp nhận việc VAMC kinh doanh bị lỗ. Thế nên VAMC không thể mạnh tay đưa ra những quyết sách theo kịp với sự vận động của thị trường. Đó là một cái "gốc" của nợ xấu chưa xử lý được. Hợp tác với DATC - người có "tiền tươi, thóc thật" là bước đi khôn ngoan. Nhưng hiện DATC chưa lên tiếng trước lời ngỏ ý này của VAMC.
Thứ hai, việc phát sinh thêm những khoản nợ xấu mới là điều không tránh khỏi trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Họ vẫn chỉ có hai lựa chọn: tự xử lý hoặc bán cho VAMC. Nếu vẫn chỉ có VAMC mua thì khó có thể đảm bảo việc định giá khoản nợ xấu đó là công bằng. Vậy thà rằng ngân hàng cứ để nợ xấu "ẩn" rồi từ từ tính tiếp.
NHNN - người đề xuất thành lập VAMC - một công ty đặc biệt với cơ chế đặc thù, đã nhìn thấy những tồn tại này. Họ sẽ làm gì tiếp theo khi nợ xấu tạm thời được đưa về dưới 3%. Trước mắt chính là thúc đẩy hợp tác với Bộ Tài chính - cơ quan chủ quản của DATC - để xóa bỏ "độc quyền" mua nợ xấu ngân hàng của VAMC, từ đó mới dần hình thành thị trường mua bán nợ. Kế hoạch này xem ra còn phải chờ thêm nhiều tháng nữa, bởi sự kiện quan trọng nhất trong thời gian tới của hệ thống chính trị là Đại hội toàn quốc của Đảng đang tới gần.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Ngân hàng lạc quan về lợi nhuận năm 2015 Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm 2015 đã được các ngân hàng điều chỉnh tăng so với thời điểm giữa năm nay, theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Việt Nam do Vụ Dự báo, thống...