Dự án Luật Biên phòng: Tạo hành lang pháp lý tốt hơn để thực thi hoạt động biên phòng
Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý vào Dự án Luật Biên phòng, thay thế cho Pháp lệnh Biên phòng sau hơn 20 năm thi hành đang bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Nước ta có 7.913,556 km đường biên giới đất liền và trên biển, với 44 tỉnh, thành phố có biên giới quốc gia (BGQG), gồm: 239 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh với 1.109 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới (KVBG). Dân cư KVBG có 1.856.308 hộ/8.339.934 khẩu, gồm 49 dân tộc, 06 tôn giáo khác nhau.
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa – chính trị chiến lược quan trọng trong khu vực, nơi cạnh tranh gay gắt về lợi ích chiến lược giữa các nước lớn. Sự điều chỉnh chiến lược, can dự, chi phối, cạnh tranh, phân chia lợi ích, củng cố quyền lực của các nước lớn đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương làm cho môi trường an ninh, chính trị ngày càng phức tạp.
Cụ thể, các đối tượng chính trị tiếp tục hoạt động chống phá cách mạng; vi phạm pháp luật, nhất là tôi pham ma tuy và các loại tôi pham có tính chất xuyên biên giơi, di dich cư tư do diên biên phưc tap; vân đê tranh châp chu quyên Biên Đông, quân đao Hoang Sa, Trương Sa… ngày càng gia tăng, là thách thưc lớn đến thực hiện nhiệm vụ của bộ đội biên phòng (BĐBP).
Xây dựng Luật Biên phòng để tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho hoạt động biên phòng (Ảnh: Chinhphu.vn)
Trong những năm qua, BĐBP luôn tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, nắm chắc tình hình chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG, vùng biển, tình hình nội, ngoại biên, âm mưu ý đồ, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các loại đối tượng, tội phạm.
Từ 1997 đến nay, BĐBP đã hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền 91 vụ/217 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia; triệt phá gần 300 tổ chức, đường dây với 1.500 đối tượng của cơ quan tình báo nước ngoài và các tổ chức phản động người Việt lưu vong, phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc, các đối tượng chống đối chính trị.
Đồng thời, xác lập 201 chuyên án xâm phạm trật tự an toàn xã hội, bắt giữ xử lý 57.177 vụ/104.404 đối tượng; khởi tố điều tra ban đầu, hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao cho Cơ quan điều tra 1.065 vụ/2.068 đối tượng xâm phạm trật tự an toàn xã hội; phát hiện, bắt giữ 116.898 vụ/200.603 đối tượng, thu giữ 12,085 tấn ma túy các loại; giải cứu 1.587 nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị mua bán…
Video đang HOT
Trong khi đó, Pháp lệnh BĐBP sau hơn 20 năm thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập. Do phạm vi của Pháp lệnh chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BĐBP, nên chưa thể chế đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh; chưa điều chỉnh về hình thức quản lý, bảo vệ BGQG và biện pháp công tác biên phòng, chưa thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; chưa đáp ứng yêu cầu luật hóa các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013…
Năm 2018, Bộ Quốc phòng đã chủ động tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP (1997-2017); tổ chức nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Theo Dự thảo, Luật Biên phòng gồm 7 chương, 32 điều, quy định về các nội dung cơ bản sau: Phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hoạt động biên phòng và các hành vi cấm; Quy định về hoạt động cơ bản về biên phòng, gồm: Nhiệm vụ biên phòng, hình thức, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Đồng thời, Luật Biên phòng cũng sẽ quy định về lực lượng BĐBP, gồm: Vị trí, chức năng, quyền hạn, hệ thống tổ chức, ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện, con dấu, trang phụ của BĐBP. Quy định về hợp tác quốc tế và phối hợp thực thi hoạt động biên phòng, gồm: Nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế hoạt động biên phòng; phạm vị, nguyên tắc, nội dung phối hợp thực thi hoạt động biên phòng.
Cùng với đó, Dự luật quy định về đảm bảo thực thi hoạt động biên phòng, gồm: Đảm bảo hoạt động và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ biên phòng; kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho BĐBP; trang bị phương tiện, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; cấp bậc, quân hàm, chức vụ, chế độ phục vụ, chế độ, chính sách đối với BĐBP; điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ BĐBP…
Phương Thảo
Theo PL&XH
Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc
Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng. Do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này.
Chia sẻ với Tuần Việt Nam liên quan đến những căng thẳng do Trung Quốc gây ra ở bãi Tư Chính, Chủ tịch Viện Michael Dukakis, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, Hoa Kì - ông Michael Dukakis cho rằng, Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng, do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này.
Người Mỹ đánh giá thế nào về thái độ của nước Mỹ trước những diễn biến ở Biển Đông hiện nay? Ta xem nước Mỹ đã phản ứng thế nào qua tuyên bố của người phát ngôn Morgan Ortagus: "Trung Quốc nên chấm dứt hành vi áp chế, và kiềm chế các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này". Thực ra, nước Mỹ luôn phản đối sự áp chế và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải.
Rõ ràng, Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và an ninh khu vực khi cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp ở Biển Đông, sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để khiêu khích, đe dọa, áp chế các nước khác nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp ở vùng biển này.
Những gì đang diễn ra ở vùng Biển Đông thực sự đáng quan ngại vì đây là tuyến đường hàng hải quan trọng. Người ta ước tính rằng, hàng hóa trị giá hàng ngàn tỷ đô la được vận chuyển qua tuyến biển mỗi năm, chiếm khoảng 30% giao dịch hàng hải toàn cầu, bao gồm lượng lớn dầu và ngàn ngàn tỷ đô la thương mại hàng năm của Mỹ. Nước Mỹ có quyền lợi ở đây.
Nhìn lại sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, Mỹ đã gọi đây là hành động đơn phương của Trung Quốc theo cách suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại về cách làm nguy hiểm này. Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Ông Michael Dukakis: "Tôi muốn nhấn mạnh lại, Việt Nam có thể xác lập vị thế với cả Mỹ và Trung Quốc một cách mạch lạc, rõ ràng".
Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng vì ráp gianh với Biển Đông. Vậy nước Mỹ nhìn nhận Việt Nam thế nào trong chiến lược của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương?
Tôi cho rằng, Việt Nam là một nước có quan hệ sâu sắc với Mỹ, chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Sau những gì đã xảy ra trong chiến tranh, nước Mỹ nợ người Việt Nam một số sự trợ giúp đặc biệt. Tôi vui vì chúng ta đang có một mối quan hệ tốt. Việt Nam có thể giúp đỡ Mỹ trong việc giải quyết một số vấn đề. Chúng tôi rất trân trọng và mong đợi điều đó.
Với Trung Quốc, thì như chúng ta đã biết, không dễ dàng gì. Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng. Do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này.
Chẳng hạn, Philippines đã đệ đơn lên Toà án Công lý Quốc tế và họ đã nhận được phán quyết rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã nói họ không quan tâm đến kết quả đó nhưng tôi nghĩ, Trung Quốc rất quan tâm đấy. Bởi vì, khi bạn có một phán quyết đồng thuận tuyệt đối từ một tòa án quốc tế nói rằng bạn sai rồi, chắn chắn bạn sẽ không thể làm ngơ và hành xử tùy tiện.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam nên hành xử như những đối tác có vị trí với cả hai cường quốc này. Tôi muốn nhấn mạnh lại, Việt Nam có thể xác lập vị thế với cả Mỹ và Trung Quốc một cách mạch lạc, rõ ràng. Chẳng hạn, Việt Nam có thể giúp đỡ Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Đó chính là cách vận hành và hoá giải mọi vấn đề.
Không quan niệm "ai là kẻ thù", mà hãy nhìn nhận đó là những đối tác, quan hệ với tâm thế bình đẳng, không e ngại nước lớn, nước nhỏ, từ đó đóng góp những giá trị cho thế giới, hiền hoà, nhưng không để nước nào dù lớn bắt nạt hay lấn át. Muốn vậy, Việt Nam cần có cơ chế phát huy cao nhất sức mạnh tổng lực của 96 triệu người đầy nhiệt huyết, có tinh thần quật khởi bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ phẩm giá dân tộc. Đó chính là sức mạnh lớn nhất của Việt Nam.
Trung Quốc đang làm điều tệ hại là xâm phạm quyền, chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông. Vậy các bạn nên làm gì?
Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến trong thế kỷ 20 sự đối đầu căng thẳng giữa Nga và Trung, hay Mỹ và Nga trong chiến tranh lạnh. Nhiều người trong số chúng tôi đã nghĩ đến một cuộc chiến tranh. Nhưng rốt cuộc, đối thoại đã giúp giải quyết vấn đề.
Khi có nguy cơ xảy ra xung đột, thậm chí là chiến tranh, điều cần làm là tạo nên một diễn đàn quốc tế để tất cả các quốc gia trên thế giới cùng thảo luận, hỗ trợ nhau để dàn xếp vấn đề một cách hoà bình, không để các nước nhỏ bị nước lớn bắt nạt, ăn hiếp.
Bên cạnh đó, nền hoà bình giữa các quốc gia hay trên thế giới được thiết lập chỉ khi tất cả chúng ta cùng chung tay xây dựng một chuẩn mực chung. Không một quốc gia nào có thể một mình làm việc này. Nước Mỹ không thể làm cảnh sát cho cả thế giới. Chúng tôi đã từng thử làm việc đó rồi, nhưng kết quả là không ổn và nó khiến chúng tôi gặp nhiều rắc rối. Để có chuẩn mực chung làm nền tảng cho hòa bình cần nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Tất cả các quốc gia phải tham gia vào việc này.
Thế giới cần có chuẩn mực, các quốc gia cần liên kết trên một chuẩn mực chung. Hiện tại chưa có một mô hình hoàn hảo, nhưng cần chấp nhận mô hình tốt nhất đang có, từ đó tiếp tục hoàn thiện nó. Nếu không chấp nhận một chuẩn mực xã hội chung thì sẽ gây ra xung đột, tranh chấp... Phải tôn trọng chuẩn mực chung đó là dân chủ, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tôn trọng luật pháp quốc tế, có trách nhiệm với môi trường.
Đó cũng là cách để giải quyết các cuộc xung đột. Nếu quốc gia này hoặc quốc gia kia quyết định làm theo cách riêng của mình, xâm phạm tới quyền của các quốc gia, dân tộc khác thì hệ thống sẽ đổ vỡ. Đặc biệt, các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc cần phải có trách nhiệm để bảo đảm thế giới được vận hành tốt trên cơ sở tôn trọng chuẩn mực chung đó.
Lan Anh lược ghi
Theo vietnamnet
Ấn Độ - Trung Quốc: Giữa ganh đua và hợp tác Các khẩu hiệu "Ấn Độ trước hết" và "láng giềng trước hết" của Thủ tướng Ấn Độ Modi chứa đựng thông điệp gì cho thế giới, cho khu vực và cho nước lớn láng giềng? Phân tích của Báo TG&VN. Thủ tướng Ấn Độ Narendar Modi (phải) và Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena tại Thủ đô Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Aljazeera) Thủ...