Dự án làm cao tốc qua Bình Thuận gặp khó vì… thiếu đất đắp
Ngày 4-3, đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn họp bàn với UBND Bình Thuận về các vấn đề liên quan đến các dự án cao tốc qua địa phương này.
Thi công trên công trường dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết – Ảnh: MAI THỨC
Bình Thuận cho biết thời gian qua đã tập trung, tích cực triển khai theo nhiệm vụ được giao nên đã đẩy nhanh tiến độ một số công việc.
Tính đến ngày 3-3, địa phương đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 100% hồ sơ. Diện tích đất sạch đã bồi thường là 1.202/1.221ha, chi trả tiền bồi thường 2.650/2.684 hồ sơ, đạt tỉ lệ 98,7%.
Đối với nguồn vật liệu xây dựng phục vụ dự án, các ban quản lý dự án thuộc bộ cho biết tông nhu cầu đât đăp la 10,75 triẹu m 3 . Trong đo đoan Vinh Hao – Phan Thiêt 9 triẹu m 3 , còn đoan Phan Thiêt – Dâu Giay 1,75 triẹu m 3 .
Khôi luơng vạt liẹu xay dưng neu tren đa đuơc Sơ Xay dưng tham muu UBND tinh bô sung vao quy hoach tham do, khai thac, sư dung khoang san lam vật liệu xây dựng thong thuơng va than bun tinh giai đoan 2016 – 2020, đinh huơng đên nam 2030 để đam bao cung câp cho dư an.
Theo Ban quản lý dự án 7 (chủ đầu tư đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết), trữ lượng tại các mỏ vật liệu đang khai thác cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, một số mỏ chưa có giấy phép khai thác dẫn đến nguồn cung cấp đất đắp tại thời điểm này đang gặp khó khăn.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi họp giữa Sở Giao thông vận tải và UBND Bình Thuận tháo gỡ khó khăn cho các dự án cao tốc qua địa bàn – Ảnh: ĐỨC TRONG
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đánh giá cao công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ dự án mà Bình Thuận làm được thời gian qua.
Thứ trưởng yêu cầu địa phương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của người dân trong khu vực dự án, đồng thời di dời các công trình liên quan như hệ thống nước, đường điện cao thế…
Đối với nguồn vật liệu, thứ trưởng thống nhất thành lập tổ giúp việc liên ngành với thành phần gồm các ban quản lý dự án và các sở ngành địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Theo thứ trưởng, các nhà thầu đang triển khai thi công đồng loạt nhưng phát sinh vấn đề thiếu nguồn vật liệu đất đắp nền và giá bị đội lên cao. Các nhà thầu đang thử nghiệm áp dụng việc tận dụng đá đổ thải để nghiền sàng làm vật liệu đắp nền đường.
Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh cần có phương án cụ thể trong việc sử dụng các mỏ cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ thi công, đồng thời kiểm soát giá để đủ cơ sở xử lý các vấn đề liên quan.
Thứ trưởng còn yêu cầu các ban quản lý phải có phương án cụ thể trong việc sử dụng các mỏ, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án theo kế hoạch.
Ông Lê Tuấn Phong – chủ tịch UBND Bình Thuận – khẳng định địa phương luôn sẵn sàng tạo điều kiện để các chủ đầu tư triển khai dự án. Địa phương nhiều lần chủ động họp bàn về nguồn vật liệu phục vụ các dự án này.
Ông Phong cho biết thêm địa phương sẽ nghiên cứu việc khai thác, cải tạo đất cằn nông nghiệp để xem xét tận dụng làm đất đắp đường.
Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận: Không bắt buộc giáo viên theo học chức danh nghề nghiệp
Vừa qua, Báo Thanh Niên liên tục nhận được các thắc mắc của nhiều giáo viên ở Bình Thuận sau khi họ nhận được thông tin phải theo học các lớp học chức danh nghề nghiệp.
Việc học các lớp CDNN phục vụ cho việc chuyển sang CDNN mới, nhưng không bắt buộc giáo viên - QUẾ HÀ
Để giải đáp các thắc mắc này, phóng viên Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đoàn Thái - Giám đốc Sở GD-DT Bình Thuận.
Theo ông Thái, năm 2021, Bộ GD-ĐT ban hành các Thông tư (TT) số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (TT 01) thay thế TT 20; và các TT số 02, 03 và 04 thay thế các TT 20, 21, 22 và 23 được ban hành từ năm 2015.
Theo đó, để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương cho viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập theo tinh thần Thông tư mới 01, 02, 03, 04 của Bộ GD-ĐT; đồng thời nhằm tạo điều kiện cho viên chức giảng dạy bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của CDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã được bổ nhiệm CDNN và xếp lương đối với viên chức theo các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD-ĐT, nhằm đảm bảo cho đội ngũ viên chức đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian tới; Sở GD-ĐT phối hợp với Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng tổ chức các lớp bồi dưỡng CDNN như đã nói trên (Công văn số 323/SGDĐT-TCCB&QLCLGD ngày 05/02/2021 của Sở GD-ĐT). Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng CDNN theo tinh thần công văn trên thuộc địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu, tự nguyện đăng ký tham gia bồi dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn CDNN của mình đã được bổ nhiệm hoặc để chuyển lên hạng cao hơn.
Đội ngũ giáo viên sẽ được chuyển đổi chức danh nghề nghiệp theo chuẩn mới - ẢNH: QUẾ HÀ
Trả lời câu hỏi "Đối với những giáo viên không theo học các lớp bồi dưỡng CDNN này (trong đó có những giáo viên đã hết bậc lương - vượt khung) có bị hạ ngạch lương hay không?", ông Phan Đoàn Thái cho biết: Trước năm 2021, việc xếp lương cho viên chức khi bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các TT số 20, 21, 22, 23 năm 2015 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vào các hạng CDNN không thay đổi về hệ số lương và bậc lương hiện hưởng.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị C, đã xếp ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114), bậc 4, hệ số lương 2,46 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) thì xếp bậc 4, hệ số lương 2,46 của CDNN giáo viên tiểu học hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
Tuy nhiên, đầu năm 2021 Bộ GD-ĐT ban hành TT 01, 02, 03, 04 nhằm thay thế hoàn toàn cho các TT số 20, 21, 22, 23 năm 2015 thì có một số hạng CDNN nếu chưa đảm bảo tiêu chuẩn của hạng CDNN đã được bổ nhiệm trước đó thì sẽ bổ nhiệm vào hạng thấp hơn liền kề.
Ví dụ cụ thể đối với giáo viên tiểu học như sau: Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.03.09 và áp dụng bảng lương lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ.
Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.03.08 và áp dụng bảng lương lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 đến 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khỉ nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Về cách xếp lương cho viên chức được bổ nhiệm vào các CDNN giáo viên theo quy định tại Thông tư mới của Bộ GD-ĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14.2.2004 của Chính phủ.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, sau này khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ. Do vậy hiện tại khi chuyển qua CDNN mới, những giáo viên đã hết bậc của bảng lương thì vẫn được hưởng tỷ lệ phần trăm vượt khung theo quy định hiện hành.
Tài xế và phụ xe từ Hải Dương đến Bình Thuận nộp phạt giao thông đã âm tính Lúc 21h ngày 19-2, Sở Y tế Bình Thuận cho biết kết quả xét nghiệm trường hợp tài xế và phụ xe container đi từ Hải Dương đến để nộp phạt giao thông đã âm tính với COVID-19. Cơ quan y tế Bình Thuận đến Phòng CSGT Công an tỉnh điều tra dịch tễ, đưa tài xế và phụ xe đi cách ly...