Dự án Laimain City quy mô 13.000 căn hộ ngay trung tâm TP.HCM xây dựng không phép
Dự án Raemian Galaxy City được quảng cáo có quy mô lên đến hơn 13.000 căn hộ cao cấp , gồm 8 cụm cao ốc CT01, CT02, CT03, CT04, CT05, CT06, CT07 và CT08. Mỗi tòa cao ốc cao từ 40 – 45 tầng. Dự án do Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) làm chủ đầu tư.
Mới đây, đại diện UBND quận 2 (TP.HCM) cho biết vừa xử phạt Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) – chủ đầu tư d ự án Laimain City – số tiền 40 triệu đồng và yêu cầu tạm dừng thi công xây dựng công trình, tiến hành bổ sung thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
UBND Quận 2 yêu cầu Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà dừng thi công công trình và làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Thời gian thực hiện là 60 ngày.
Theo đó, công ty đã tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng đối với công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng, tại khu vực chung cư CC04 (tại giao đường Trần Lựu và Vành Đai Tây – đường số 37), thuộc khu D, dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh (131ha) thuộc phường Bình An, quận 2.
Ông Lý Thanh Long, chánh thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM – cho biết dự án Laimain City hiện vẫn chưa có giấy phép xây dựng tầng hầm. Ngoài ra, dự án vẫn chưa nộp hồ sơ liên hệ xin cấp phép xây dựng phần hầm lên Sở Xây dựng TP.HCM.
Video đang HOT
Trước đó, Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành quyết định xử phạt đối với chủ đầu tư dự án do xây trái phép. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục tái phạm, Sở Xây dựng sẽ có kiến nghị lên UBND TP.HCM có hướng giải quyết.
Theo tìm hiểu, dự án Laimain City được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi đất tại các phường Bình An, An Phú và Bình Khánh (quận 2, TP.HCM) giao cho HDTC triển khai dự án vào năm 1999.
Căn cứ theo các quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, UBND quận 2 đã ban hành các quyết định số 3910/QĐ-UBND ngày 29-3-2010 và quyết định số 7226/QĐ-UBND ngày 6-6-2011 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu nhà ở tại Khu A, C và D.
Theo cơ cấu sử dụng đất ở tại khu D, tổng diện tích đất là 24,7ha. Trong đó diện tích đất ở chiếm 41,57%, mật độ xây dựng khoảng 38%, dân số dự kiến khoảng 11.848 người, tổng số nhà ở khoảng 2.912 căn bao gồm 188 căn nhà liên kế thấp tầng và khoảng 2.724 căn hộ chung cư với chiều cao tối đa 24 tầng. Tại các khu A và C, các nhà cao tầng được quy hoạch có chiều cao không vượt quá 20 tầng.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Vụ hổ cắn người nuôi đứt lìa 2 tay : Nguyên tắc nuôi động vật hoang dã thế nào?
Thống kê tại Bình Dương cho thấy, có ít nhất 3 vụ hổ tấn công làm chết người trong vòng vài năm qua. Mới đây nhất, một người đàn ông bị hổ cắn lìa 2 cánh tay tại khu sinh thái Thanh Cảnh. Các chuyên gia cho rằng nên siết cấp phép chăn nuôi động vật hoang dã.
Chuồng hổ tại khu sinh thái Thanh Cảnh sơ sài
Theo thống kê từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương, trên địa bàn tỉnh này hiện có 3 cơ sở nuôi nhốt hổ có phép. Tuy nhiên, cả 3 nơi này đều đã xảy ra việc hổ tấn công làm chết người. Cụ thể, vào ngày 10/9/2009, một con hổ nuôi nhốt tại Khu du lịch Đại Nam đã tấn công 3 người, làm tử vong 1 người, 2 người khác bị thương.
Vào ngày 23/9/2016, tại khu nuôi nhốt hổ thuộc Công ty Thái Bình Dương ở phường Bình An, thị xã Dĩ An cũng xảy ra vụ việc nhân viên chăm sóc Lương Văn Hải (40 tuổi, quê Thái Bình) cho con hổ ăn tại chuồng nuôi và bị cắn tử vong. Mới đây nhất, ngày 4/6 ông Võ Thành Qưới (49 tuổi, nhân viên khu sinh thái Thanh Cảnh) bị hổ tấn công làm đứt lìa 2 cánh tay.
Liên quan đến quy định trong lĩnh vực nuôi thú hoang dã, trao đổi với PV báo Tiền Phong, bà Ngô Thị Mai Hương - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định, quy chuẩn cụ thể nào về tiêu chuẩn chuồng trại nuôi động vật hoang dã.
"Về nguyên tắc nuôi nhốt hổ, chuồng phải được thiết kế 2 lớp cửa, khóa phải đảm bảo chắc chắn. Ngoài ra, khu vực nuôi hổ cũng phải được thiết kế lối thoát hiểm nhanh, tiện nhất cho người nuôi đề phòng trường hợp nguy hiểm xảy ra. Mặt khác, nhân viên chăm sóc hổ phải được đào tạo kỹ năng và tuân thủ trong mọi trường hợp. Ngoài ra, nhân viên cũng phải được trang bị bộ đàm để khi xảy ra sự cố khẩn trương gọi báo để được hỗ trợ", bà Hương nói về nguyên tắc nuôi động vật hoang dã.
Theo bà Hương, hổ được xếp vào loài động vật quý hiếm nên khi cơ sở nào nuôi nhốt phải được cơ quan chức năng cấp phép. Trong trường hợp hổ bệnh chết chủ cơ sở cũng không được bán, thịt... mà phải báo cơ quan chức năng mà cụ thể là chi cục kiểm lâm. Khi hổ chết thì sẽ được tiêu hủy công khai.
Trong khi đó, ông Phan Việt Lâm - Chủ tịch Hiệp hội Vườn thú Việt Nam nhìn nhận, nước ta có nhiều nơi nuôi nhốt động vật hoang dã, phần lớn đều nuôi các loài nguy cấp quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó, ở Bình Dương có tới 3 cơ sở. Tuy nhiên, các điểm nuôi này chỉ theo hình thức chuồng trại chứ không phải vườn thú, do đặc thù lịch sử để lại mà được cơ quan chức năng cấp phép nuôi nhốt hổ cho các cơ sở trên. Theo ông Lâm, cơ quan chức năng cần thiết phải đưa ra quy định cụ thể để có cơ sở đối chiếu.
"Tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ chỉ quy định Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp... Theo Nghị định này, tiêu chuẩn chuồng trại hiện nay chỉ do kiểm lâm các tỉnh xây dựng, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn chưa được chặt chẽ", ông Lâm nói.
HƯƠNG CHI
Theo TPO
Chiêm ngưỡng đầm sen gần 200ha tại Hà Nội Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 40km, đầm sen An Phú thuộc địa phận huyện Mỹ Đức đang trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách mỗi độ tháng 5, tháng 6 về. Theo tuổi trẻ