Dự án Khu đô thị Đình Trám – Sen Hồ: Cần hiểu đúng và đồng thuận
Có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang, dự án khu B Khu đô thị (KĐT) mới Đình Trám- Sen Hồ sau 4 năm vẫn chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng ( GPMB). Nguyên do, một số hộ dân hiểu chưa đúng về dự án, đưa ra những đòi hỏi đền bù vượt quá quy định của Nhà nước, gây cản trở công tác GPMB…
Xây dựng hạ tầng đô thị thúc đẩy phát triển kinh tế
Ông Nguyên Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, dự án khu B KĐT mới Đình Trám- Sen Hồ nằm trên địa bàn 2 xã Hoàng Ninh (98,3ha) và Hồng Thái (23,66ha). Quy mô dự án 121,96ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.284 tỷ đồng. Trong đó, phần xây dựng mới khoảng 112ha và đấu nối hạ tầng cho khu hiện trạng khoảng 9,9ha có mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị tiến tới phát triển kinh tế, an sinh xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang.
Một góc dự án KĐT mới Đình Trám- Sen Hồ tại xã Hồng Thái. Quá trình thu hồi, GPMG gặp khó khăn, bị chậm trễ do một số hộ dân hiểu không đúng, đòi hỏi bồi thường vượt mức quy định của Nhà nước. Ảnh: Hoàng Phong
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Công ty CP XD&TM Lam Sơn (gọi tắt là Công ty Lam Sơn) làm chủ đầu tư dự án, thời gian thực hiện từ tháng 3.2013 đến hết tháng 3.2018. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sau 4 năm, việc bồi thường và GPMB vẫn chưa hoàn tất, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Lý giải việc chậm GPMB, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết, nguyên nhân do một số hộ dân hiểu chưa đúng về dự án, đòi hỏi đền bù vượt quá quy định của Nhà nước. Ông Phương phân tích, đây là dự án do Nhà nước thu hồi đất, do đó không phải thỏa thuận đề bù; giá đền bù do Hội đồng định giá của tỉnh thẩm định ban hành. Do nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế, UBND tỉnh đã giao cho Công ty Lam Sơn làm chủ đầu tư thực hiện bồi thường và GPMB, đầu tư cơ sở hạ tầng. Sau khi dự án hoàn thành, nguồn thu ngân sách từ dự án sẽ khấu trừ trả lại phần Công ty Lam Sơn đã đầu tư. Số còn lại được nộp về ngân sách nhà nước.
Cũng theo ông Phương, quá trình vận động, triển khai GPMB dự án các cơ quan chức năng đã thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, tâm lý người dân cho rằng Nhà nước thu hồi đất làm dự án là có lãi lớn, phải thỏa thuận đền bù, đòi hỏi đền bù vượt mức quy định của Nhà nước. “Thực tế, khi Nhà nước thu hồi sẽ thực hiện đầu tư hạ tầng. Nguồn thu ngân sách từ dự án sẽ có phần phân bổ cho ngân sách của tỉnh, huyện và xã. Ngân sách này dùng đầu tư hạ tầng các địa phương, cộng đồng đều được hưởng lợi” – Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên phân tích.
Đối thoại và giải quyết nhiều lần nhưng…
Video đang HOT
Ông Thân Quang Phương – Chủ tịch UBND xã Hồng Thái khẳng định, thắc mắc của người dân đã được cơ quan chức năng tiếp nhận. Ảnh: Hoàng Phong
Trao đổi với PV, ông Thân Quang Phương – Chủ tịch UBND xã Hồng Thái thông tin, để triển khai thực hiện dự án UBND huyện, UBND xã Hồng Thái đã thực hiện các bước công khai dự án, theo quy định; thông báo chủ trương thu hồi đất đến các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi; ban hành kế hoạch thu hồi, bồi thường GPMB và thành lập các tổ công tác. Đồng thời chủ đầu tư đã niêm yết công khai quy hoạch chi tiết dự án tại khu vực thực hiện dự án để mọi người dân được biết.
Theo đó, dự án đang thực hiện giai đoạn 1 thu hồi, GPMB 23,66ha tại xã Hồng Thái. UBND huyện Việt Yên đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB 7 đợt, với tổng số diện tích được phê duyệt là 18,8ha của 305 lượt hộ gia đình, cá nhân, tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ là 39,983 tỷ đồng. Việc thu hồi 18,8ha này được chia thành hai đợt. Đợt 1, tính đến ngày 4.10, quá trình chi trả GPMG đợt 1 trên diện tích 8,3ha tại Hồng Thái vẫn còn 55 hộ dân chưa chấp hành. Cụ thể, 29 hộ không đồng thuận nhận tiền, 26 hộ nhận tiền một phần diện tích.
Chủ tịch UBND xã Hồng Thái nói: “Đây là dự án Nhà nước thu hồi đất, đầu tư, không phải thỏa thuận đền bù. Giá đền bù được Hội đồng định giá tính toán ban hành là 78.192.000 đồng/sào. Trong đó, đã bao gồm kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề. Thế nhưng, 55 hộ dân trên vẫn cho rằng đây không phải công trình lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng, nên phải thỏa thuận đền bù với người có đất. Họ cho rằng giá đền bù thấp; không có đất ở và kinh doanh dịch vụ; tiếp tục đưa ra đòi hỏi đền bù vượt mức quy định của Nhà nước. Việc một số hộ dân hiểu sai về dự án, không đồng thuận đã dẫn đến tiến độ dự án bị chậm trễ”.
Là một dự án nằm trong định hướng phát triển lâu dài của tỉnh Bắc Giang KĐT mới Đình Trám – Sen Hồ rất được tỉnh chú trọng đầu tư. Vì lẽ đó vấn đề bồi thường và GPMB cần nhanh chóng được thực hiện xong, hoàn thành dự án đúng tiến độ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân; trái lại, một số hộ dân vẫn hiểu không đúng về dự án, đòi hỏi phải thỏa thuận đề bù và phải có đất ở và kinh doanh dịch vụ. Trước những thắc mắc của người dân, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã nhiều lần tổ chức đối thoại, giải đáp và trả lời bằng văn bản cho các hộ dân còn băn khoăn.
Nhiều hộ đã hiểu đúng và đồng thuận
Lại nói, trong quá trình thực hiện thu hồi, GPMB đợt 1 (8,3ha) tại xã Hồng Thái có 55 hộ dân chưa chấp hành. Do đó, để đảm bảo tiến độ dự án, UBND huyện Việt Yên đã ra Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 55 hộ dân trên. Thời gian cưỡng chế diễn ra từ ngày 9.10 và kéo dài 1 tuần. Với mong muốn vận động người dân hiểu về đường lối, chính sách phát triển đô thị của tỉnh, tạo tiền đề cho một tiếng nói chung thống nhất giữa chính quyền và người dân ngày 5.10 (trước khi cưỡng chế) UBND huyện Việt Yên phối hợp Sở Tài nguyên – Môi trường (TNMT) tỉnh mời 55 hộ dân trên để tiếp tục đối thoại.
Tại buổi đối thoại, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên đã giải đáp các thắc mắc của bà con đưa ra. Qua đó, 12 hộ dân đã nhận thức được vấn đề và đồng thuận ký nhận tiền đền bù. Còn lại 43 hộ không đồng thuận buộc phải cưỡng chế.
“8 giờ ngày 9.10, UNBD huyện Việt Yên tổ chức cưỡng chế thu hồi đất với 43 hộ dân không đồng thuận. Tại buổi cưỡng chế, một số hộ dân đã kích động, ra cản trở, chống người thi hành công vụ. 9 công dân bị lực lượng chức năng tạm giữ. Sau khi bị tạm giữ, được cán bộ giải thích, số người này đã viết kiểm điểm thừa nhận hành vi sai trái, cam kết không tái phạm. Cơ quan chức năng đã nhắc nhở và cho họ ra về. Cưỡng chế diễn ra 1 tuần, 1 ngày đầu một số hộ dân còn cản trở, sau họ nhận thức đúng đã không ra cản trở nữa. Hiện nay, xã đã hoàn thành phá dỡ lều quán tạm bợ, bàn giao toàn bộ diện tích cưỡng chế cho đơn vị thi công” – ông Thân Quang Phương nói.
Ông Thân Quang Phương cho hay, đợt 2 sẽ thu hồi, GPMB hơn 10ha còn lại (trong số 18,8ha đã được phê duyệt) tại xã Hồng Thái. Việc này rất cần sự hiểu đúng và đồng thuận của người dân. “Những thắc mắc của người dân đều đã được các cơ quan chức năng lắng nghe, giải quyết và trả lời bằng văn bản. Nhiều cơ quan báo, đài lớn đã đưa tin tuyên truyền về chủ trương đúng đắn của tỉnh trong thực hiện dự án. Chúng tôi mong rằng, còn hơn 10ha còn lại khi GPMB nhận được sự ủng hộ của người dân để dự án sớm triển khai, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương” – ông Phương bày tỏ.
Theo Danviet
Cử tri Hà Nội bức xúc đường 'cong mềm mại' gần 20 năm không xong
Đường Nguyễn Hữu Thọ dẫn vào khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chỉ còn lại 200m nhưng nhiều năm nay không thể hoàn thiện do một số hộ dân chưa đồng thuận di dời trả mặt bằng, tạo nên đoạn "cong mềm mại", gây ùn tắc giao thông thường xuyên.
Được khởi công từ năm 1997 nhưng đến nay gần 20 năm tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai) lối vào khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, vẫn còn 200m đoạn tiếp giáp đường sắt Bắc - Nam (phía đường Giải Phóng) chưa thể thi công hoàn thiện bởi vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) do một số hộ gia đình chưa đồng thuận di dời.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIV). Việc trả lời này thực hiện theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về trả lời kiến nghị của cử tri.
Đoạn đường "cong mềm mại" nhìn từ trên cao
Đề cập về vấn đề dân sinh, cử tri Hà Nội phản ánh đoạn đường từ Nguyễn Hữu Thọ ra đường Giải Phóng có đoạn thắt cổ chai, thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông. Điều đáng nói, cử tri quận Hoàng Mai đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết nên đề nghị UBND thành phố đầu tư xây dựng nốt đoạn đường này để nhân dân đi lại được thuận lợi.
Trả lời phản ánh của cử tri quận Hoàng Mai, lãnh đạo Hà Nội cho biết, đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ đường Giải Phóng đến đường đôi) dài khoảng 200 m. bề rộng 6 -7 m, chưa được mở rộng. Đoạn nối tiếp đến nút giao gầm cầu Vành đai 3 là đường đôi có dải phân cách giữa mỗi chiêu đường rộng 6 m do đó thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn.
Hiện tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức cấm xe ô tô lưu thông từ đường Giải Phóng vào đường Nguyễn Hữu Thọ trong giờ cao điểm để hạn chế ùn ứ. Việc cầi tạo, mợ rộng đoạn tuyến này là rất cần thiết. Lãnh đạo thành phố cam kết, thời gian tới sẽ giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố nghiên cứu, lập dự án toàn bộ đoạn tuyên này.
Theo ghi nhận của PV, tại "nút thắt cổ chai" đường Nguyễn Hữu Thọ (phía giáp đường sắt Bắc-Nam) không chỉ giờ cao điểm hay có tàu hỏa chạy qua, đoạn đường vẫn xảy ra ùn tắc ảnh hưởng lan rộng ra những tuyến đường lân cận.
Các chiến sỹ Cảnh sát giao thông đội 14, làm nhiệm vụ ở khu vực bán đảo hồ Linh Đàm cho biết: "Chúng tôi rất vất vả để điều tiết giao thông qua các điểm nút thắt trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng việc điều tiết cũng không mấy hiệu quả bởi lượng phương tiện đổ về quá lớn, đặc biệt giờ cao điểm hay những lúc chờ tàu qua".
Cả tuyến đường rộng lớn nhưng khi đến đoạn này gặp ngay nút "thắt cổ chai" nên gây tình trạng ùn tắc hàng ngày.
Được bao bọc bởi hồ Linh Đàm, lại nằm tại vị trí cận kề cửa ngõ phía Nam Thủ đô, bán đảo Linh Đàm từng được đánh giá là một trong những khu đô thị có sức hút nhất của TP Hà Nội. Nhưng ít năm trở lại đây, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên đã biến nơi này thành một "điểm nghẽn" nhức nhối. Đặc biệt là những "nút thắt cổ chai" giao thông trên đường Nguyễn Hữu Thọ, mạch giao thông kết nối bán đảo và vùng phụ cận với các tuyến Giải Phóng, Nguyễn Xiển.
(Theo Tiền Phong)
Ga Hà Nội và các tòa nhà 70 tầng được đề xuất quy hoạch như thế nào Hà Nội đề xuất giữ nguyên trạng nhà ga Hà Nội, xung quanh ga quy hoạch nhiều cao ốc cho dân số khoảng 44.000 người. Hà Nội đang quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận với mục tiêu đưa nơi này thành cửa ngõ mới của Thủ đô, gồm ba chức năng "đầu mối giao thông",...