Dự án khôi phục kinh tế hậu đại dịch Covid-19 của EU bị đe dọa
Dự án khôi phục nền kinh tế hậu đại dịch của Liên minh châu Âu đang đứng giữa “ngã ba đường” và nhiều nguy cơ sụp đổ.
Ngày 8/5, Ủy viên Kinh tế của Liên minh châu Âu Cameron Gentiloni cho biết, Dự án Khôi phục nền kinh tế hậu đại dịch của Liên minh châu Âu đang đứng giữa “ngã ba đường” và nhiều nguy cơ sụp đổ nếu Chính phủ các nước không nhanh chóng thông qua việc xây dựng quỹ hổ trợ tài chính nhằm hỗ trợ kế hoạch khôi phục nền kinh tế.
Covid-19 khiến kinh tế EU đối mặt với suy thoái lớn hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. (Ảnh minh họa: KT)
Trước đó vào tháng 4 vừa qua, Liên minh châu Âu đã kêu gọi chính quyền các quốc gia thành viên thành lập một quỹ phục hồi chung vào đầu mùa thu năm nay.
Video đang HOT
Ông Cameron cho biết cần một phản ứng chung mạnh mẽ và thống nhất của các quốc gia thành viên để việc thành lập quỹ khôi phục kinh tế diễn ra càng sớm càng tốt.
Nền kinh tế của nhiều quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu. Tây Ban Nha và Italia là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Lãnh đạo cấp cao Liên minh châu Âu kêu gọi tự chủ về nguồn cung y tế
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 6/5 kêu gọi khối này cần tăng tính "tự chủ chiến lược" trong các chuỗi dây chuyền cung ứng vật tư y tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Borrell cho biết: "Thật không bình thường khi châu Âu không thể tự sản xuất một gam paracetamol, và 80% việc sản xuất các loại thuốc kháng sinh trên thế giới đều tập trung ở Trung Quốc."
Quan chức trên thừa nhận rằng việc tin cậy vào các thị trường toàn cầu trong việc cung ứng đã trở thành bình thường, nhưng "trong thời khủng hoảng, điều này không còn đúng."
Ông đặt câu hỏi: "Khi chuỗi dây chuyền cung ứng cần rút ngắn thì tại sao không có những trung tâm sản xuất ở gần chúng ta hơn," đồng thời gợi ý khả năng phát triển sản xuất tại châu Phi.
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay.
Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính được sản xuất tại châu Âu, chỉ 20% được nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm.
Trung Quốc cũng nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện không còn được bào chế nữa.
Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm, song nền sản xuất phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế./.
EU kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra COVID-19 Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết việc biết sự thật về các nguồn gốc của đại dịch COVID-19 là rất quan trọng để phát triển hệ thống cảnh báo sớm. Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới, làm tăng áp lực ngoại giao đối với Bắc...