Dự án kéo dài vì vốn nhỏ giọt
Nhiều dự án cứ thi công theo từng giai đoạn được bố trí vốn nên không hoàn thành đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp
Cầu vượt qua đường sắt đoạn ở thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) xây dựng khá nhiều năm nhưng vẫn chưa sử dụng được. Cầu có 2 nhịp, xong phần thô nhưng chưa có đường dẫn 2 đầu lên cầu.
Mỗi năm làm một ít
Đây là cầu thuộc dự án Công trình đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc với điểm bắt đầu tại Quốc lộ 1 đi qua thị trấn Phong Điền, điểm cuối đến biển Điền Lộc (Phong Điền) dài 16,5 km.
Riêng 3 km đoạn đi qua thị trấn Phong Điền được mở rộng 36 m. Trên tuyến có 5 cầu, riêng cầu vượt đường sắt dài hơn 66 m và rộng 31 m nhưng do thiếu vốn nên trong giai đoạn 1 cầu này chỉ rộng 16 m. Công trình khởi công từ đầu năm 2012, với tổng mức đầu tư gần 672 tỉ đồng, do Ban Quản lý (BQL) dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên – Huế làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Cầu đường sắt thuộc dự án Công trình đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa có đường dẫn
Trên tuyến hiện đã hoàn thiện cầu Thiềm, cầu Bàu Bàng và xây dựng mới khu tái định cư Phong Chương, diện tích khoảng 1 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 212 tỉ đồng. Sau 8 năm khởi công, đến nay dự án này mới hoàn thành đấu nối với Tỉnh lộ 4. Ngoài cầu vượt đường sắt dang dở, đến bây giờ vẫn chưa thể hoàn thành được từ Km 9 800 đến xã Điền Lộc.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc BQL dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên – Huế, dự án triển khai chậm là do vốn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư “rót” về mỗi năm một ít. “Năm thì 70 tỉ đồng, năm thì 100 tỉ đồng nên có chừng nào làm chừng đó” – ông Cường nói thêm và cho biết giai đoạn 2 của dự án với vốn đầu tư khoảng 400 tỉ đồng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào kế hoạch phân bổ vốn, hiện tiếp tục giải phóng mặt bằng để thi công.
Dù dự án chưa hoàn thành nhưng thời gian qua một số vị trí mặt đường đã xuất hiện nứt nẻ, buộc nhà thầu phải cắt sửa. Theo ông Cường, do dự án được phê duyệt từ năm 2010 và ngưng thi công từ năm 2015, đến đầu năm 2020 mới tái khởi động nên chế độ chính sách thay đổi rất nhiều, hiện trường cũng thay đổi nhiều so hồ sơ thiết kế đã phê duyệt, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc triển khai tiếp.
Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng đã chủ động yêu cầu nhà thầu khôi phục toàn bộ tim mốc đoạn chưa thi công để đo đạc kiểm tra nhằm phát hiện các thay đổi tại hiện trường để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.
Vốn bố trí eo hẹp
Dự án đường Chợ Mai – Tân Mỹ do BQL Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên – Huế làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 195 tỉ đồng, trong đó giá trị xây lắp khoảng 123 tỉ đồng, dài gần 5 km.
Dự án khởi công từ tháng 8-2018, dự kiến hoàn thành trong 3 năm, với mục tiêu đầu tư xây dựng tuyến đường tạo sự liên kết giữa các khu vực trong khu đô thị An Vân Dương; góp phần hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch, tạo động lực đẩy mạnh tốc độ thực hiện quy hoạch thị trấn Thuận An, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải của khu vực; làm tiền đề cho việc thu hút các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sau 2 năm thi công, dự án đang triển khai gói thầu số 11 dài 2,2 km và gói thầu số 14 dài 2,5 km. Tại gói thầu số 11, với tổng mức đầu tư 55 tỉ đồng, đơn vị thi công đã làm xong hơn 2 km nền đường, cấp phối đá dăm được khoảng 600 m và hoàn thành khoảng 70% khối lượng thi công một số cống thoát nước. Trong khi đó, gói thầu số 14 mới triển khai thi công cách đây 3 tháng, đắp đất với chiều dài 300 m.
Theo BQL Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên – Huế, hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn do vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều mồ mả, thủ tục đấu nối với Quốc lộ 49 tại nút giao đầu tuyến đang chờ trả lời của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn vốn bố trí cho dự án rất hạn chế, đến nay mới chỉ 68/195 tỉ đồng, riêng năm 2020 bố trí được 30 tỉ đồng và đã giải ngân hết trong tháng 5.
Vừa xây vừa sửa
Công trình Trung tâm Văn hóa thể thao thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) có vốn đầu tư 21,5 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước cấp. Dự án khởi công từ năm 2013, kế hoạch hoàn thành sau đó 3 năm. Tuy nhiên, do bố trí vốn nhỏ giọt nên thi công kéo dài. Đến nay, sau khi đã cơ bản giải ngân hết vốn, xây dựng cơ bản hoàn tất nhưng chưa thể đưa vào hoạt động, một số hạng mục xuống cấp phải sửa chữa nên đến nay công trình này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Ông Phan Văn Ngọc, Giám đốc BQL dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Vang (đơn vị chủ đầu tư), cho biết đã chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công cũ và giao lại phần khối lượng còn trị giá chừng 500 triệu đồng cho nhà thầu khác triển khai để nghiệm thu hoàn thành.
Sập cầu khiến giao thông đường sắt miền Bắc nước Nga có thể gián đoạn nhiều tháng
Công ty đường sắt quốc gia ngày 2/6 cho biết đã tạm ngừng vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt giữa cảng Murmansk ở phía Bắc và phần còn lại của nước Nga sau vụ sập cây cầu đường sắt duy nhất nối liền hai khu vực.
Cầu đường sắt gần cảng Murmansk, Nga bị sập, ngày 1/6/2020. Ảnh: Reuters/TTXVN
Công ty cho biết tuyến đường này là duy nhất, vì vậy lệnh cấm tạm thời áp đặt lên việc vận chuyển tất cả hàng hóa đến trung tâm vận chuyển Murmansk sau khi cây cầu hư hại.
Công ty đường sắt Nga không cho biết lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu, tuy nhiên báo Kommersant dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết sẽ mất nhiều tháng để sửa chữa cây cầu.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết móng cây cầu bắc qua sông Kola bị cuốn trôi do tuyết tan nhanh và dòng nước chảy mạnh ngày 30/5 đã làm cây cầu sập.
TP.HCM "giục" Bộ GTVT chuyển giao xác cầu Bình Lợi 118 tuổi UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc khẩn trương hoàn tất các hồ sơ, thủ tục về chuyển giao các hạng mục bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi để thành phố tiếp nhận và bảo tồn. Theo tài liệu của PV Dân Việt, mới đây, ông Võ Văn Hoan...