Dự án kém hiệu quả, ‘tư lệnh’ bị kỷ luật
Người đứng đầu các cấp có thẩm quyền, nếu phê duyệt chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư công sẽ bị xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh trình bày dự luật Đầu tư công – Ảnh: Ngọc Thắng
Đó là quy định đáng chú ý của dự thảo luật Đầu tư công do Chính phủ trình Quốc hội (QH) ngày hôm qua (16.11).
Ai được phê duyệt ?
Theo dự thảo luật trình QH, đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội (KT-XH) và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển KT-XH. Các nguồn vốn gồm: ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA…
Báo cáo trước QH, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết dự thảo luật đã phân định được thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án. Theo đó, QH sẽ quyết định chủ trương đầu tư các chương trình và dự án quan trọng quốc gia. Tiếp đó, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư gồm: các dự án nhóm A; các chương trình đầu tư công khác sử dụng vốn ngân sách T.Ư, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; các chương trình sử dụng nguồn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Đối với các dự án sử dụng nguồn trên, nhưng thuộc nhóm B và C, Thủ tướng ủy quyền cho Bộ trưởng, người đứng đầu của các tổ chức chính trị, nghề nghiệp quyết định chủ trương đầu tư.
Video đang HOT
Tại địa phương, hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp quyết định các dự án trọng điểm nhóm B của địa phương đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, trái phiếu chính quyền địa phương. HĐND cấp tỉnh quy định các tiêu chí chương trình, dự án trọng điểm của địa phương. Đối với chủ tịch UBND, được quyết định chủ trương đầu tư: các chương trình, dự án nhóm B, nhóm C khác đầu tư từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vốn đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND các cấp; các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại không thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng.
Trách nhiệm người đứng đầu
Với việc phân cấp thẩm quyền, luật cũng quy định rõ trách nhiệm của từng cấp. Theo đó, về quyết định chủ trương đầu tư: Người đứng đầu tổ chức, cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, không cân đối được nguồn vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tổn thất, lãng phí đối với nguồn lực và nguồn vốn đầu tư công thực hiện chương trình, dự án và phải bị xử lý kỷ luật. Trường hợp quyết định trên do kết quả thẩm định chương trình, dự án không đúng thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định và các thành viên tham gia thẩm định phải chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại do kết quả thẩm định của mình và phải bị xử lý kỷ luật.
Đối với người quyết định chương trình, dự án, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm các quy định về thẩm quyền trong quá trình lựa chọn chủ chương trình, chủ đầu tư; và chịu trách nhiệm liên đới trong việc triển khai dự án chậm tiến độ, không đúng với quyết định đầu tư, có sai phạm trong quá trình triển khai chương trình, dự án đầu tư công. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc quyết định đầu tư chương trình, dự án.
Dự thảo luật cũng quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan T.Ư, chủ tịch UBND các cấp, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công hoặc không báo cáo theo quy định.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kiểm tra QH cơ bản nhất trí với quy định của dự án luật. Tuy nhiên, ủy ban này đề nghị cần xác định cụ thể hơn trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư để nâng cao tính chế tài của luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, tổng mức đầu tư tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn để thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.
Thông qua luật Việc làm và luật Thi đua, khen thưởng Sáng 16.11, với đa số đại biểu nhất trí, QH đã thông qua luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi, bổ sung). Luật sửa đổi 32 điều, có hiệu lực từ 1.6.2014, nhằm mục tiêu nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngay sau đó, QH cũng thông qua luật Việc làm gồm 7 chương, 62 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015 quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm…
Phê chuẩn thêm một Ủy viên Ủy ban thường vụ QH Sáng 16.11, với 414 phiếu đồng ý trong số 455 phiếu hợp lệ của các ĐB, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trở thành thành viên thứ 18 của Ủy ban Thường vụ QH. Ngoài ra, nhân sự đề cử cho 5 vị trí cấp phó chủ nhiệm các ủy ban của QH cũng được đa số các ĐB nhất trí. Theo đó, ông Nguyễn Lâm Thành trở thành Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc. Các ông Phạm Trí Thức, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Thuần Phong, Vũ Hải Hà lần lượt trở thành Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng, Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Ủy ban Đối ngoại.
Theo TNO
Không dễ vay tiền ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hôm qua 1-11 dành nhiều thời gian để giải trình các ý kiến của ĐBQH về xử lý nợ xấu. Chưa hài lòng với giải trình của Thống đốc, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) lên tiếng: "Các vị ĐBQH thử đóng vai một người xuống ngân hàng vay tiền xem có dễ hay không? Tôi đã thử thì thấy rất khó".
Thử đóng vai người đi vay mới thấy khó
Giải trình ý kiến của ĐBQH nghi ngờ sự chính xác của các con số thống kê, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh (ĐBQH tỉnh Lai Châu) trả lời nước đôi: "Những con số Tổng cục thống kê Việt Nam công bố về cơ bản là chấp nhận được. Còn nói là tuyệt đối chính xác thì chắc không có ai đảm bảo được điều này (!?) bởi còn phụ thuộc vào đối tượng cần điều tra. Nhiều khi điều tra viên xuống gặp rất khó và hỏi thì họ cũng trả lời chưa chắc đã chính xác...". Đánh giá kinh tế có bước phục hồi mặc dù còn chưa thật sự bền vững, Bộ trưởng khẳng định: "Chúng ta không bôi hồng cũng không tô đen. Điều quan trọng nhất là chúng ta hãy phân tích kỹ tình hình để có cái nhìn thẳng thắn. Không chỉ bàn giải pháp cho 2 năm 2014-2015 mà phải làm rõ cần chuẩn bị những gì trong trung hạn và dài hạn cho đất nước". Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tỏ ra lạc quan: "Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển với những con người thông minh và có học hành. Chắc chắn Việt Nam sẽ không thua kém các nước như Hàn Quốc và Nhật".
Đăng đàn sau đó, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình dành nhiều thời gian để giải trình các ý kiến của ĐBQH về xử lý nợ xấu. Cụ thể, đến nay, tổng số nợ các tổ chức tín dụng cơ cấu lại cho các khách hàng vay đã lên tới trên 300.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 10% tổng dư nợ. Trong số này, có khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại thì đã trở thành nợ xấu. Năm 2012, toàn hệ thống đã trích lập và xử lý 70 nghìn tỷ đồng, còn 9 tháng 2013 đã trích lập và xử lý thêm 32 nghìn tỷ nữa, tổng cộng là gần 100 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch sẽ cố gắng xử lý bằng nguồn này trong năm nay thêm 70 nghìn tỷ đồng.
Theo Thống đốc, trong năm nay, Công ty quản lý tài sản VAMC phấn đấu mua được 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu, năm 2014 có thể lên đến 100-150 nghìn tỷ đồng. Thống đốc cũng cho biết, năm 2013, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành còn ở mức rất khiêm tốn, nhưng khu vực nông nghiệp và nông thôn đã tăng 15-18%.
Chưa hài lòng với giải trình của Thống đốc, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) lên tiếng: "Vấn đề tài chính, ngân hàng, nhất là ở nông thôn, phải có những giải pháp đặc biệt, mới có thể vượt đèn đỏ để đi như một ĐBQH đã nói. Nếu cứng nhắc như Thống đốc vừa nói thì khó lắm. Các vị ĐBQH thử đóng vai một người xuống ngân hàng vay tiền xem có dễ hay không? Tôi đã thử thì thấy rất khó".
Chia sẻ trách nhiệm
Nhắc tới vụ việc nghiêm trọng gây chết người tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) vừa qua, ĐB Nguyễn Văn Tiên cho rằng, phải tiền kiểm các loại quảng cáo để kiểm soát được thông tin, không để tái diễn vụ Cát Tường. ĐB Nguyễn Văn Tiên nói: "Quảng cáo hậu kiểm rất khó khăn. Những vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân chúng ta phải hết sức lưu tâm...". Chia sẻ với ngành y tế trước hàng loạt vụ việc tiêu cực vừa phát lộ, ĐB Nguyễn Văn Tiên cho rằng: "Xã hội cần bình tĩnh, khi phán xét, tránh vơ đũa cả nắm, mạt sát cán bộ y tế. Vì thực tế còn rất nhiều cán bộ y tế rất vất vả, tận tâm với nghề. Song, Bộ Y tế và các Sở Y tế cũng nên nghiêm túc nhìn nhận những gì đã xảy ra, xử lý công khai vi phạm để làm gương".
Khẳng định vai trò của Quốc hội trong quản lý ngân sách, là "người giữ tay hòm chìa khóa của nhân dân", ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) thẳng thắn: "Mọi thất thoát lãng phí hay tham ô ngân sách của Nhà nước, chúng ta chỉ dồn hết trách nhiệm vào Chính phủ, Quốc hội và ĐBQH luôn tự cho mình vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp. Theo tôi, Quốc hội phải liên đới trách nhiệm". Điểm lại những vụ việc tiêu cực, gây thất thoát lớn như Vinalines, Vinashin... đề cập tới việc nâng chỉ số bội chi lên 5,3% GDP, ĐB Dương Trung Quốc cảnh báo: "Dù những vụ việc này sắp được đưa ra trước vành móng ngựa thì lòng tin của nhân dân vẫn đòi hỏi Quốc hội phải cẩn trọng hơn nữa, không phải là bó tay Chính phủ mà ủng hộ Chính phủ bằng chính trách nhiệm của mình".
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh: "Chúng ta không bôi hồng cũng không tô đen. Điều quan trọng nhất là chúng ta hãy phân tích kỹ tình hình để có cái nhìn thẳng thắn. Không chỉ bàn giải pháp cho 2 năm 2014-2015 mà phải làm rõ cần chuẩn bị những gì cho trung hạn và dài hạn cho đất nước".
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc: "Mọi thất thoát lãng phí hay tham ô ngân sách của Nhà nước, chúng ta chỉ dồn hết trách nhiệm vào Chính phủ, Quốc hội và ĐBQH luôn tự cho mình vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp. Theo tôi, Quốc hội phải liên đới trách nhiệm".
Thành Nam
Theo ANTD
Dự báo kinh tế tăng trưởng 5,4% Hôm qua, 11-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm dự báo tăng 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế năm 2012...