Dự án Ethanol Bình Phước: Nguy cơ thành đống sắt vụn?
Dự án Ethanol Bình Phước dừng hoạt động gần 7 năm nay và mặc dù đã nhiều lần lên kế hoạch tái khởi động để sản xuất nhưng cuối cùng vẫn không thể nổ máy do các phương án đưa ra tính toán cho thấy không mang lại hiệu quả kinh tế. Với điều kiện như hiện nay, dự án nghìn tỷ này đang có nguy cơ biến thành đống sắt vụn.
Một góc Nhà máy Ethanol Bình Phước
Mỗi năm bù lỗ gần 300 tỷ đồng
Theo tìm hiểu, vào tháng 3/2013, Hội đồng thành viên Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông ( OBF) công bố hết tiền hoạt động, các cổ đông ITOCHU và Licogi 16 không đồng ý góp thêm vốn. Từ đó, Nhà máy Ethanol Bình Phước buộc phải tuyên bố dừng hoạt động chờ đến khi thị trường Ethanol có điều kiện tốt hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến nhà máy này phải đóng cửa là do lộ trình việc pha trộn nhiên liệu sinh học trong nước áp dụng chậm hơn so với dự kiến nên nhu cầu Ethanol trong nước của cả năm chỉ tương đương khoảng 10 ngày vận hành của nhà máy.
Nguyên nhân nữa là do thiếu vốn lưu động và không vận hành thương mại, kinh phí hoạt động của OBF đều dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ( PVOIL) thông qua hình thức ứng tiền hàng của hợp đồng mua bán sản phẩm.
ADVERTISEMENT
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ( KTNN) vừa công bố cho thấy, việc Nhà máy Ethanol Bình Phước dừng hoạt động từ năm 2013 đến nay khiến cho dự án đã không đạt được các mục tiêu đầu tư như đã đề ra. Việc ngưng vận hành, mỗi năm OBF ước lỗ khoảng 262 tỷ đồng bao gồm 120 tỷ tiền lãi vay, 90 tỷ đồng khấu hao và 52 tỷ đồng chi phí duy trì nhà máy.
Đáng chú ý, tính đến hết 31/12/2028, Nhà máy ethanol Bình Phước đã thua lỗ 1.280 tỷ đồng. Vốn góp của chủ sở hữu đã mất toàn bộ 659,9 tỷ đồng, trong đó vốn của Nhà nước mất khoảng 207 tỷ đồng (gồm 198 tỷ vốn đầu tư dự án và 9 tỷ tạm ứng tiền hàng không có khả năng thu hồi).
KTNN cũng khẳng định tính tới cuối năm 2018, Công ty OBF không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay lên đến hơn 1.600 tỷ đồng. Nhà máy đóng cửa cũng khiến 200 lao động địa phương mất việc làm, đời sống các hộ dân trồng sắn trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không tái hoạt động được
Video đang HOT
Được biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, vào năm 2017, PVOIL đã đề nghị Công ty OBF tính toán lập phương án vận hành sản xuất lại. Sau đó, OBF đã thuê liên doanh nhà thầu Licogi 16-VSP thực hiện bảo dưỡng nhà máy để vận hành lại. Cuối năm 2017, OBF đã xây dựng kế hoạch sản xuất cho 3 kịch bản sản lượng E100 không bị lỗ biến phí.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2018, khi cập nhật phương án vận hành lại thì giá thành sản xuất quá cao so với giá nhập khẩu. Vì thế, tháng 9/2018, Hội đồng thành viên OBF đã quyết định duy trì tình trạng nhà máy không hoạt động như trước đó.
Báo cáo kiểm toán cho biết, khảo sát tại thời điểm kiểm toán (tháng 10/2019), giá sắn lát khô là 5.300 đồng/kg, nếu tính toán theo phương án cập nhật vận hành lại (kịch bản sản xuất 1.200m3/tháng thì giá thành E100 (toàn bộ chi phí) là 30.251 đồng/lít, giá thành E100 (chưa bao gồm khấu hao và lãi vay) là 19.242 đồng/lít.
So mức giá này với giá E100 nhập khẩu là 13.862 đồng/lít thì vẫn quá cao, không mang lại hiệu quả. Với những tồn tại trong công tác quản lý thực hiện đầu tư dự án, KTNN cho rằng việc nhà máy không vận hành được do khó khăn về tài chính và thị trường đã làm tính kinh tế, tính hiệu lực của dự án rất thấp.
Trong báo cáo gửi BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Thủ tướng Chính phủ, KTNN đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo PVOIL tích cực làm việc với các cổ đông để khởi động lại nhà máy, tích cực tìm kiếm đối tác và xây dựng phương án thoái vốn tại OBF trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đề nghị PVN báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước phương án vận hành lại nhà máy trên nguyên tắc không đầu tư thêm vốn nhà nước. Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVOIL theo từng thời kỳ để xử lý theo quy định pháp luật, nhất là việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhưng không đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết đầu tư gây lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
Dự án Nhà máy sản xuất Etahnol Bình Phước là công trình đầu tư thuộc nhóm A theo quy định của Chính phủ, với công suất 100 ngàn lít Ethanol/năm, được xây dựng trên diện tích 44ha. Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt lần đầu vào năm 2010 là 1.492,65 tỷ đồng, được điều chỉnh vào năm 2011 là 1.648,40 tỷ đồng. Tiến độ được duyệt là từ năm 2010-2012 nhưng đến ngày 31/12/2012, dự án mới hoàn thành việc bàn giao sơ bộ có điều kiện.
Nhà máy ethanol Bình Phước thua lỗ nghìn tỷ
Dù không vận hành sản xuất ethanol, nhà máy này vẫn lỗ khoảng 262 tỷ đồng mỗi năm do các chi phí lãi vay, khấu hao và chi phí duy trì nhà máy.
Đây là số liệu được Kiểm toán Nhà nước nêu trong báo cáo kết quả kiểm toán Dự án nhà máy sản xuất ethanol Bình Phước.
Trong đó, ngoài việc chỉ ra hoạt động vận hành kém hiệu quả dẫn tới thua lỗ của nhà máy nhiên liệu sinh học này, KTNN cũng chỉ ra hàng loạt vi phạm và bất thường trong các hợp đồng xây dựng, vận hành nhà máy nói trên.
Không vận hành vẫn lỗ hàn g trăm tỷ mỗi năm
Cụ thể, Nhà máy ethanol Bình Phước là một trong 12 dự án yếu kém ngành công thương, được khởi công từ năm 2010, với tổng mức đầu tư phê duyệt lần đầu là 1.493 tỷ, sau đó được điều chỉnh lên 1.648 tỷ đồng. Theo thiết kế ban đầu, nhà máy sẽ sử dụng khoảng 244.215 tấn sắn lát mỗi năm để sản xuất ethanol biên tính pha 2% xăng với công suất khoảng 102 triệu lít/năm.
Dự án do Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) làm chủ đầu tư với 2 cổ đông chính ban đầu là PV Oil (51%) và Itochu (49%). Sau đó PV Oil chuyển nhượng một phần vốn cho Licogi 16.
Theo HĐTV của OBF, số vốn cần thiết cho dự án này là 101,5 triệu USD, trong đó vốn cố định là 84,6 triệu USD và vốn lưu động là 16,9 triệu USD. Theo đó, vốn góp của các cổ đông lần lượt là Itochu góp 45% (16,9 triệu USD), PV Oil góp 29% (10 triệu USD), và 22% (7,6 triệu USD) do Licogi 16 góp.
Tuy nhiên, theo KTNN, đến nay mới có PV Oil và Itochu/TTNE góp đủ vốn cho dự án, còn Licogi góp thiếu gần 1,4 triệu USD.
Nhà máy ethanol này được vận hành chạy thử vào cuối năm 2012, nhưng từ 2013 đến nay đã phải dừng hoạt động vì càng sản xuất càng lỗ. Nguyên nhân do giá nguyên liệu sắn đầu vào tăng cao, giá thành sản xuất ethanol, nhiên liệu E100 cao gấp đôi giá nhập khẩu trên thị trường.
Nhà máy ethanol Bình Phước nằm không mỗi năm cũng lỗ hơn 260 tỷ đồng. Ảnh: Licogi 16.
Đến tháng 6/2017, PV Oil đã cho vận hành lại nhà máy nhưng với giá sắn khoảng 6.100 đồng/kg trong khi giá nhiên liệu E100 khoảng 15.000 đồng/lít, OBF gặp lỗ nặng khi sản xuất ethanol.
Ngoài ra, trong khi giá nhập khẩu E100 tại TP.HCM khoảng 12.800 đồng/lít, giá thành sản xuất E100 của nhà máy này lên tới 32.000 đồng/lít dẫn tới tình trạng càng sản xuất càng lỗ nên buộc phải dừng vận hành không thời hạn.
KTNN cũng chỉ ra, theo kế hoạch, nhà máy sẽ trả hết nợ gốc và lãi vay vào năm 2020, sau 9 năm vận hành sản xuất. Nhưng với việc dừng hoạt động từ năm 2013 Công ty OBF không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay cho các ngân hàng đến cuối năm 2018 là 1.623 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 489 tỷ đồng và 30 triệu USD; lãi vay 328 tỷ đồng và 8 triệu USD.
KTNN cũng cho biết thêm, dù không còn vận hành thương mại nhưng mỗi năm nhà máy này vẫn chịu lỗ khoảng 262 tỷ đồng. Bao gồm 120 tỷ lãi vay, 90 tỷ khấu hao và 52 tỷ chi phí duy trì nhà máy mỗi năm.
Tính đến cuối năm 2018, nhà máy này đã lỗ khoảng 1.280 tỷ và chủ sở hữu nhà máy - Công ty OBF đã mất toàn bộ vốn chủ sở hữu khoảng 660 tỷ. Trong đó, PV Oil mất 198 tỷ, Itochu mất 339 tỷ và Licogi 16 mất 122 tỷ đồng.
Hàng loạt tồn tại trong thương thảo, ký hợp đồng xây dựng
Về chủ trương đầu tư dự án, KTNN cho biết, PV Oil trình PVN thông qua chủ trương đầu tư tại năm 2009 không đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết đầu tư.
Theo báo cáo đầu tư, nhu cầu bio-ethanol của cả nước đến năm 2011 chỉ là 213,4 triệu lít, thấp hơn tổng công suất các nhà máy ethanol đang hoạt động và dự kiến đưa vào hoạt động là 290 triệu lít. Điều này có nghĩa chưa cần thiết phải đầu tư nhà máy.
Ngoài ra, theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật cần đạt là 315 triệu lít. Nhưng theo báo cáo đầu tư tổng công suất các nhà máy bio-ethanol tại Việt Nam đã là 350 triệu lít/năm, chưa kể nhà máy Bình Phước.
Theo KTNN, trách nhiệm này thuộc về HĐQT PVN và HĐTV, Tổng giám đốc PV Oil.
Cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra hàng loạt vi phạm trong việc tính toán các gói thầu cũng như chi phí xây dựng dự án.
Trong đó, cơ quan này chỉ ra hàng chục triệu USD đưa vào tổng vốn xây dựng nhà máy thiếu cơ sở như chi phí thiết bị tạm thời 1,1 triệu USD; mua sắm thiết bị 36 triệu USD không có báo giá nhà cung cấp, không có cơ sở xác định giá...
Một số chi phí tư vấn, chi phí khác trong tổng vốn đầu tư cũng được tính tăng lên 2,6 triệu USD.
Bên cạnh đó, gói thầu EPC Nhà máy ethanol Bình Phước được ký kết giữa OBF và nhà thầu TTCL&PVE là 58,3 triệu USD. Nhưng trong quá trình thực hiện, nhà thầu này lại đề xuất và được OBF chấp thuận trả thêm 4,12 triệu USD tiền chi phí phát sinh.
Trong quá trình đàm phán hợp đồng, nhà thầu TTCL&PVE đã không tính đủ thuế nhà thầu nước ngoài 815.000 USD, chi phí thiết bị dự án 724.000 USD nhưng chủ đầu tư không làm rõ, không xác định lại giá trần, dẫn tới ký hợp đồng EPC cao hơn giá trần thiết bị 1,4 triệu USD, làm tăng chi phí đầu tư dự án.
Trong quá trình xây dựng nhà máy, nhà thầu nói trên cũng đã điều chỉnh thiết kế, giảm một số thiết bị, giảm công suất thiết bị nhưng không thương thảo lại hợp đồng với chủ đầu tư. KTNN cũng chỉ ra cả Công ty OBF và liên danh nhà thầu TTCL&PVE đều không tuân thủ một số điều khoản hợp đồng EPC đã ký kết.
Phần lớn thiết bị nhập ngoại do nhà thầu nhập về thi công không có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, không có chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ. Ước tính, tổng giá trị các thiết bị không rõ xuất xứ, chất lượng nói trên lên tới 40 triệu USD.
Đặc biệt, theo hợp đồng ký kết ban đầu, nhà máy sẽ được xây dựng trong vòng 21 tháng (hoàn thành vào 7/2012). Tuy nhiên, đến hết năm 2018, công trình Nhà máy ethanol Bình Phước vẫn chưa hoàn thành, chậm tiến độ 79 tháng.
Đến nay, nhà máy chưa đủ điều kiện an toàn để bàn giao đưa vào vận hành sản xuất.
Nữ đại gia Nguyễn Thị Nga đang đầu tư vào xăng dầu ra sao? Theo báo cáo tài chính quý 1/2020 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), ngân hàng đang có 18 khoản góp vốn đầu tư dài hạn tại các doanh nghiệp khác với giá gốc trị giá 147,848 tỷ đồng. Trong đó, có tới 8 khoản đầu tư tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu gồm: Công ty cổ...