Dự án đường Phan Đình Phùng nối dài của TP.Quảng Ngãi: Đền không đủ bù
Báo Thanh Niên vừa nhận đơn khiếu nại của bà Đinh Thị Tuyết, 79 tuổi ở Tổ 16 thuộc phường Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi nhờ can thiệp về việc TP.Quảng Ngãi mở đường đi qua đất ở của nhà bà nhưng số tiền mà Nhà nước đền bù không đủ để bà mua lại đất cho chỗ ở mới.
Mảnh vườn của bà Tuyết, nơi đường Phan Đình Phùng xuyên qua vẫn chưa dỡ dọn khiến dự án bế tắc – Ảnh: Hiển Cừ
Từ nhiều năm qua, dự án đường Phan Đình Phùng (nối dài) thuộc P.Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi đang “băng băng về đích”, bỗng đến đoạn thuộc Tổ 16 P.Chánh Lộ là “đứng bánh” bởi bà Đinh Thị Tuyết không chịu dỡ dọn cây cối để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Lý do bà Tuyết đưa ra là số tiền nhà nước đền bù cho số diện tích đất mà bà buộc phải nhường cho dự án không đủ để bà mua lại đất tái định cư. Theo xác nhận của những người hàng xóm của bà Tuyết trong đơn đề ngày 13.10.2013 thì từ năm 1954, gia đình bà Tuyết đã định cư yên ổn trên thửa đất mà bà đang ở thuộc xã Tư Chánh, quận Tư Nghĩa, nay là P.Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi mà không có sự tranh chấp nào. Năm 2006, TP.Quảng Ngãi có dự án “đường Phan Đình Phùng nối dài”, đi ngang qua thửa đất của nhà bà Tuyết. Để phục vụ cho tuyến đường này,
Video đang HOT
Nhà nước phải thu hồi của bà Tuyết 684 m2 với số tiền đền bù là 216.592.000 đồng. Sau khi thu hồi số diện tích nói trên, nhà nước “cấp lại” cho bà Tuyết 250 m2 đất của dự án nhưng gia đình bà phải nộp số tiền là 329.140.000 đồng. Điều đó có nghĩa, bà Tuyết đã phải mất đi 434 m2 nhưng phải “bù” vô 67.548.000 đồng nữa mới có thể nhận được số diện tích 250 m2 kia! Đang sống yên lành ngót 60 năm qua, giờ có “đường rộng, điện sáng”, bà Tuyết đã mất 434 m2 để có 250 m2 “mặt tiền” nhưng số tiền “đền” kia không đủ để “mua lại”. Vì đâu có sự trái khoáy này?
Theo biên bản làm việc giữa Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng TP. Quảng Ngãi với gia đình bà Đinh Thị Tuyết ngày 26.4.2013 thì, sở dĩ số tiền mà nhà nước “đền” cho bà Tuyết sau khi thu hồi 684 m2 đất ấy không đủ để “mua lại” 250 m2 đất tái định cư ấy là vì, trong số 684 m2 bị thu hồi kia thì chỉ có 300 m2 là “đất ở” với giá đền bù 500.000 đồng/m2, 384 m2 còn lại là “đất vườn” với giá đền bù là 40.000 đồng /m2. Khoan nói đến việc mỗi m2 đất trong thành phố hiện nay mà nhà nước đền bằng một tô bún, khái niệm “đất vườn, đất ở” quả là gây bao phiền nhiễu cho dân. Theo đơn bà Tuyết, trận lụt năm Thìn (1964), toàn bộ trích lục của thửa đất bà đang ở bị hư hỏng hết nên không có “bằng chứng hồ sơ gốc” để trình với nhà nước đó là “đất ở” của bà.
Tuy nhiên, Trung tâm lưu trữ của Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Ngãi hiện vẫn còn lưu đầy đủ nguồn gốc thửa đất nói trên. Hơn nữa, gia đình bà Tuyết sinh sống trên mảnh đất của mình đã 60 năm nay mà không có bất cứ tranh chấp gì. Sự cứng nhắc trong việc áp dụng đền bù đối với gia đình bà Tuyết khiến bà không chịu bàn giao mặt bằng nên đường Phan Đình Phùng nối dài đang “đứng bánh” là vì thế. Ban quản lý dự án thì “làm theo luật định” (đất ở đền bù khác đất vườn), còn bà Tuyết thì dựa vào thực tế để đưa ra yêu sách. Bên nào cũng có lý lẽ của mình. Tuy nhiên, qua câu chuyện này người ta thấy có một điều bất hợp lý, đó là người dân trong vùng dự án đi mua lại mảnh đất nhỏ hơn diện tích đã mất mà vẫn không đủ tiền. Vậy, họ lấy tiền đâu “bù” vô để có mảnh đất mới khi mà số tiền “đền” kia vẫn không đủ?
Theo TNO
Thủy điện xả lũ, Huế ngập nhiều nơi
Từ hôm qua cho đến chiều nay (7/11), các hồ thủy điện và hồ chứa thủy lợi tại Huế do nước đã qua ngưỡng tràn nên phải xả nước về hạ lưu để điều tiết lũ. Vì vậy, nhiều vùng thấp trũng ở Huế đã bị ngập.
Cụ thể, ở thủy điện Bình Điền đã đo được mực nước là 85,17m, quá ngưỡng 0,17m. Lưu lượng đến hồ 1.489 m3/s, lưu lượng thủy điện này xả về hạ du là 1.484m3/s. Ở hồ thủy điện Hương Điền: 58,14m (mực nước dâng bình thường 58m). Lưu lượng đến hồ là 1.929m3/s, lưu lượng xả về hạ du 1.836m3/s.
Nhiều khu vực trong thành Nội ven các hồ bị nước lũ tấn công từ đêm 6/11
Nước lũ ở sông An Cựu tràn lên tuyến đường Phan Đình Phùng, TP Huế
Ở toàn bộ các hồ chứa thủy lợi, lượng nước đo được cũng đã qua cao trình ngưỡng tràn. Hiện tại, hệ thống hồ chứa nước thuỷ lợi trong tỉnh đang hoạt động đảm bảo an toàn.
Vì chịu ảnh hưởng của nhiễu động gió đông trên cao kết hợp với hoàn lưu phía bắc của áp thấp nhiệt đới (bão số 12 suy yếu), nên lượng mưa đổ xuống TT-Huế là từ lớn đến rất lớn. Mưa kéo dài từ 1h sáng ngày 5/11 cho đến chiều 7/11. Chính điều này đã làm cho nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi quá ngưỡng. Hiện, nước trên các sông ở Huế đang lên cao. Tại các vùng ven, thấp trũng như Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền và một số nơi ở nội đô TP Huế nước lũ đã tràn vào gây khó khăn cho người dân đi lại.
Cứu 1 tàu trôi dạt trên biển do lũ Vào lúc 9h ngày 6/11, tàu Tiến Đạt 09 thuộc Công ty TNHH một thành viên TMDV vận tải Đông Hưng chạy không hàng rời cảng Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) đi cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Khi tàu hành trình đến vị trí cách cửa Thuận An về phía bắc: thuộc xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (TT-Huế) khoảng 2,5km. Do bị sự cố kỹ thuật và nước lũ chảy mạnh, kết hợp với gió Đông Bắc, tàu không ăn lái vì vậy đã bị trôi dạt và mắc cạn tại bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Trên tàu lúc này có 9 thuyền viên và khoảng 5 tấn dầu nhiên liệu. Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh TT-Huế đã tiếp cận hiện trường và cứu hộ. Hiện các thuyền viên trên tàu đều an toàn. Lực lượng chức năng đang cùng phối hợp với các thuyền viên tổ chức hút dầu vào can để đề phòng sự cố tràn dầu.
Theo Dantri
Cần có cơ quan định giá đất độc lập trong thu hồi đất Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề định giá đất thu hồi là nội dung còn nhiều đại biểu (ĐB) băn khoăn góp ý chỉnh sửa cho dự thảo luật Đất đai sửa đổi trong phiên thảo luận của Quốc hội (QH) sáng nay 6.11. ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) góp ý cho...