Dự án đội vốn hơn 2500 tỷ đồng liên tiếp xin gia hạn
Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng ( Hà Tĩnh) ban đầu chỉ có mức đầu tư 1.850 tỷ đồng nhưng sau một thời gian thì đội thêm hơn 2.500 tỷ đồng nâng tổng mức đầu tư lên 4.400 tỷ đồng thế nhưng dự án vẫn thi công ì ạch và liên tiếp xin gia hạn.
Trên công trường chỉ lèo tèo một vài công nhân làm việc
Từ trước năm 2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Công ty cổ phần Kinh doanh nước Hà Tĩnh làm chủ đầu tư dự án với nguồn vốn xã hội hóa. Công ty này đã triển khai thực hiện dự án với giá trị ước đạt trên 33,4 tỷ đồng nhưng do thực hiện chậm tiến độ nên UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Đến tháng 4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (thuộc Tập đoàn Hoành Sơn) lập hồ sơ, thủ tục dự án đầu tư cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư 1.850 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2012 chủ đầu tư đã có quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư trên 4.400 tỷ đồng bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương là hơn 1.200 tỷ.
Dự án có chức năng cung cấp nước cho toàn bộ Khu Kinh tế Vũng Áng.
Cống tràn thi công thì bỏ giữa chừng nhiều năm nay
Video đang HOT
Dự án có nhiều hạng mục, trong đó hạng mục công trình Đập dâng Lạc Tiến – kênh dẫn – tuynel ( xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng do liên doanh Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Nga Sơn (thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn) và Cty Hòa Hiệp thi công được khánh thành, đưa vào sử dụng vào tháng 2/2015.
Còn tại hạng mục hồ chứa nước Rào Trổ (Hà Tĩnh) được khởi công từ cuối năm 2011. Dự kiến đến đầu năm 2016 sẽ hoàn thành.
Đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất của dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó ban Quản lý KKT Hà Tĩnh cho biết: “Trong tổng số vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ thì nguồn ngân sách Trung ương và địa phương hỗ trợ 1269 tỷ đồng, trong đó chủ yếu hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng”.
Vật liệu nằm phơi sương, phơi nắng hoen gỉ, hư hỏng
Thế nhưng dự án lại được triển khai theo tiến độ rùa bò. Phía chủ đầu tư đã liên tục có văn bản xin gia hạn thêm thời gian để hoàn thành dự án song tiến độ dự án vẫn không khả thi.
Ghi nhận của PV Dân trí trên đại công trường này chỉ có lèo tèo một vài công nhân.
Một số hạng mục của công trình thi công còn dang dở, nhiều máy móc, thiết bị, sắt thép hoen gỉ nằm phơi sương, phơi nắng trên nền bê tông.
Ngày 26/4/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn do ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký đã phê bình Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (thuộc Tập đoàn Hoành Sơn), là chủ đầu tư của dự án vì không chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện dự án làm chậm tiến độ thi công công trình, không đáp ứng được yêu cầu kế hoạch tiến độ thi công đã phê duyệt.
UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục cho phía chủ đầu tư gia hạn và yêu cầu đến 31/12/2018 phải hoàn thành dự án.
Thế nhưng làm việc với PV, Trần Quang Thưởng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn (chủ đầu tư) lại cho biết rất khó hoàn thành trong năm 2018 này.
“Chúng tôi đang có ý định xin gia hạn đến năm 2019 sẽ chặn dòng”, ông Thưởng cho biết.
Về nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ của dự án thì theo ông Thưởng là do thời tiết không thuận lợi!
“Thời tiết ở Kỳ Anh rất khó, gian nan, cứ mưa xuống đất nhão là phải dừng thi công, trong năm chỉ thi công được vài tháng. Thậm chí có nhiều thời điểm công trường còn không có công nhân làm”, ông Thưởng cho biết thêm.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Formosa Hà Tĩnh xin điều chỉnh vốn đầu tư lên hơn 11 tỷ USD
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh giao các cơ quan chức năng xem xét việc Công ty Formosa đề nghị thay đổi vốn đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương, từ 10,6 tỷ USD lên hơn 11 tỷ USD.
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa có hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh điều chỉnh nội dung dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương từ 10,6 tỷ USD lên hơn 11 tỷ USD (tăng khoảng 346 triệu USD) so với dự kiến ban đầu.
Theo giải trình của Formosa, số vốn tăng lên do đầu tư vào đề án bảo vệ môi trường và cải thiện sản xuất, bao gồm việc quản lý nước thải, khí thải, xây dựng các hạng mục bổ sung về môi trường theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên.
Một góc dự án Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng
Sau khi nhận được hồ sơ của Formosa, Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh đã xin ý kiến của các Sở liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu phương án, báo cáo tỉnh trước ngày 25/3.
Đức Hùng
Theo VNE
Dân không đồng tình với phương án xử lý giếng nước nhiễm dầu hỏa Thông tin mới nhất liên quan đến nhiều giếng nước chứa đầy dầu hỏa ở Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã lập phương án thuê công ty xử lý môi trường tiến hành hút hết dầu để xử lý ô nhiễm nhưng người dân chưa đồng ý. Các cơ quan chức năng lấy mẫu nước múc lên từ các hố đào tại...