Dự án điện hạt nhân: ‘Không thể để người dân chờ 13 năm trời, giờ lại tiếp tục chờ’
Đó là ý kiến của nhiều người dân nơi có quy hoạch dự án nhà máy điện hạt nhân 1 (thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) và nơi có quy hoạch dự án nhà máy điện hạt nhân 2 (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).
Thôn Vĩnh Trường nơi quy hoạch điện hạt nhân 1 ở Ninh Thuận – Ảnh: DUY NGỌC
Trên con đường dẫn về thôn Vĩnh Trường ngày 4-6, chúng tôi chứng kiến lớp nhựa đường bong tróc, lởm chởm ổ gà. Ven đường một số trại tôm bỏ không, cỏ mọc um tùm, ao tôm cũ nham nhở.
Không thể chờ mãi…
Điều dễ nhận thấy trong thôn là hàng trăm nhà dân đang xuống cấp, cũ kỹ nhưng không được sửa sang. Cạnh đó có nhiều căn nhà bỏ hoang, lụp xụp lúc ẩn, lúc hiện trong những bụi cây dại cao cả mét.
Đang loay hoay dọn vệ sinh cho đìa tôm, ông Nguyễn Văn Luận (53 tuổi) cho biết khi dự án điện hạt nhận được quy hoạch, ông và nhiều người dân trong thôn đồng thuận, chuẩn bị dời chỗ ở sang nơi khác. Tuy nhiên, chờ mãi suốt nhiều năm không thấy dự án triển khai.
Đìa tôm 8000m 2 của ông giờ vẫn giữ nguyên hiện trạng, không dám đầu tư, chỉ nuôi cầm chừng để duy trì cuộc sống cho gia đình 6 miệng ăn.
“Không thể để người dân chờ 13 năm trời, giờ lại tiếp tục chờ” – ông Luận nói.
Bên bờ đìa tôm gần đó, ông Nguyễn Văn Niển (71 tuổi) trầm ngâm kể ngày trước các loại hải sản như cá mú, tôm, ốc… ở đây rất nhiều. Mỗi ngày chỉ cần ra biển là người dân có ngay vài trăm ngàn để trang trải cuộc sống.
Khi dự án điện hạt nhân rục rịch đưa các loại máy móc hiện đại vào thăm dò địa chất, nổ mìn… các loại hải sản dần thưa thớt. Đời sống người dân khó khăn nhiều hơn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thành Du, trưởng thôn Vĩnh Trường, cho biết năm 2008, khi nghe dự án điện hạt nhân sẽ triển khai tại thôn, 100% nhân dân đều đồng tình, ủng hộ Đảng, Nhà nước. Sau đó dự án cứ kéo dài mãi đến nay vẫn chưa thực hiện nhưng không có chính sách hỗ trợ khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó.
Chỉ tay về những ngôi nhà lụp xụp, ông Du bộc bạch do vướng quy hoạch nên người dân ở đây không dám cơi nới nhà cửa, đất đai không thể sang nhượng hay tặng cho được, hạ tầng như đường xá, trường học… ngày càng xuống cấp.
Ngày trước đất đai ở thôn có thể trồng các loại hoa màu (dưa, đậu phộng, bắp/ngô… ), nhưng từ ngày có quyết định quy hoạch làm điện hạt nhân phải ngưng sản xuất, đất đai bỏ hoang, bà con mất hết nguồn thu nhập.
Thay mặt khoảng 250 hộ với hơn 1.000 khẩu, ông Du khẩn thiết kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương sớm có thông báo rõ ràng vấn đề quy hoạch điện hạt nhân để hồi sinh vùng đất hơn 13 năm chờ đợi mỏi mòn.
Tại thôn Vĩnh Trường có nhiều trại nuôi tôm, ốc nằm trong diện thu hồi phục vụ cho làm điện hạt nhân, nhiều người dân đang lo lắng nếu về tái định cư mới họ không biết làm gì – Ảnh: DUY NGỌC
Cùng chung cảnh ngộ với thôn Vĩnh Trường, nhiều năm qua cuộc sống của hơn 800 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu ở thôn Thái An (vùng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2) cũng bị đảo lộn vì không thể giao dịch được bất cứ thủ tục gì từ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển mục đích, đăng ký thế chấp vay vốn…
Cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân
Ông Trần Quốc Nam – chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận – cho biết từ khi Quốc hội bấm nút triển khai dự án điện hạt nhân, nhân dân ở 2 vùng dự án đồng tình, ủng hộ, sẵn sàng hy sinh lợi ích vì nguồn điện quốc gia.
Năm 2016 Quốc hộ có chủ trương dừng dự án nhân, người dân cũng đồng ý và chờ chủ trương mới. Tuy nhiên, hơn chục năm qua, cơ sở vật chất ở hai vùng quy hoạch không được đầu tư, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
“Tỉnh mong muốn bộ, ngành trung ương tham mưu với Thủ tướng Chính phủ nếu không làm dự án điện hạt nhân nữa, thì sớm trả lại diện tích của 2 dự án cho tỉnh để triển khai các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội” – ông Nam đề đạt.
Trước đó, ngày 12-4, đoàn công tác Quốc hội do ông Nguyễn Đức Hải – phó chủ tịch Quốc hội – làm trưởng đoàn đã khảo sát thực tế tại khu vực dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam).
Sau khi lắng nghe cử tri phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, đoàn công tác ghi nhận, tổng hợp các ý kiến của cử tri trình lên Quốc hội để sớm có những chính sách cụ thể hỗ trợ bà con.
Giải quyết những vấn đề cấp thiết trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Ngày 21/4, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận chuẩn bị hoàn thiện để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Sau hơn 10 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã vượt 12,4% số xã đạt chuẩn so với mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2016 - 2020. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết sau 10 năm thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ tập trung triển khai 6 chương trình chuyên đề trong giai đoạn 2021-2025.
Sáu chương trình chuyên đề gồm: Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5 chương trình chuyên đề hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025. Bộ Công an đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyên đề "Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025".
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện thủ tục ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025... dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2022.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2025 cả nước phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Để đạt mục tiêu trên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục thực hiện 11 nội dung thành phần bao gồm 54 chỉ tiêu cụ thể; trong đó có sự phân công rõ trách nhiệm của các địa phương, các bộ, ngành Trung ương.
Các chỉ tiêu phấn đấu, nội dung thực hiện được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở thực tiễn 10 năm triển khai Chương trình và được cụ thể hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo các mức độ và thực hiện ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
Cụ thể: đạt chuẩn nông thôn mới cho các địa phương chưa đạt chuẩn phấn đấu đạt chuẩn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo; đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn; nông thôn mới kiểu mẫu để các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lựa chọn các lĩnh vực nổi trội, thế mạnh, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình giai đoạn 2021-2205, tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 39.632 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương là 156.700 tỷ đồng.
Trong giai đoạn tới, đặc biệt ngay từ năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ và địa phương khẩn trương hoàn thành xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai các nội dung và các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Uỷ ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, ban hành kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn bố trí thực hiện các dự án thành phần của 2 Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại để hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt theo các quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhất là mục tiêu không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hàng năm. Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2025 gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Các địa phương chủ động cân đối bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội, ưu tiên Chương trình OCOP, áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ, môi trường và nước sạch nông thôn; vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích người dân tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới theo hình thức tự nguyện, không huy động quá sức dân và không để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản của Chương trình.
Trên cơ sở điều kiện thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần nghiên cứu, ban hành cơ chế khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, trên tinh thần tự nguyện, đảm bảo công khai, minh bạch về quản lý đầu tư.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 10 năm thực hiện, đến hết năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành vượt 12,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới so với mục tiêu giai đoạn 2016-2020 được giao.
Tính đến ngày 15/4/2022, cả nước có 5.706/8.227 xã (69,4%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 663 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 71 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17 tiêu chí/xã. Có 225 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm khoảng 34,1%; có 16 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 5 tỉnh là Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Cả nước đã có 7.463 sản phẩm OCOP của 4.061 chủ thể OCOP, đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 67,6% sản phẩm 3 sao, 31% sản phẩm 4 sao và 1,2% sản phẩm tiềm năng 5 sao; 20 sản phẩm được công nhận sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường và được người dân tín nhiệm.
Ninh Thuận: Nông dân khóc ròng bất lực nhìn nông sản, hoa màu trôi theo mưa lũ Mưa lũ mấy ngày qua đã khiến hàng trăm hecta cây trồng như hành tím, nho, tỏi... phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 của nông dân Ninh Thuận bị thiệt hại nặng nề, gần như mất trắng! Nước mắt nông dân trồng hành Ninh Thuận Tính đến sáng 6/12, đã gần 10 ngày trôi qua sau khi mưa lũ quét qua nhiều nơi...