Dự án chung cư tro cốt: Phó chủ tịch Hà Nội bảo có, Chủ tịch bảo không?
Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội 2030-2050 đã được Chính phủ phê duyệt năm 2014. Tuy nhiên không hiểu vì sao Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã đồng ý về mặt nguyên tắc đối với đề xuất của Công ty Miền Núi xây dựng tháp tro cốt ngay giữa Thủ đô.
Phối cảnh hai tòa chung cư tro cốt
Không chỉ chấp thuận về mặt nguyên tắc, Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng còn yêu cầu Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội hướng dẫn doanh nghiệp này làm các thủ tục cho dự án. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu có phải vị Phó chủ tịch này đã không nắm hết được các thông tin quy hoạch của Thành phố nên mới ra văn bản này? Điều đáng nói, nhiều năm nay, chính vì văn bản này mà cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống xung quanh dự án lâm vào cảnh bất an.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án “Tháp đôi nghĩa trang giữa Thủ đô” của Công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ kiến thiết Miền Núi có nguồn gốc từ năm 2009 với tiền thân là dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình đã được phê duyệt kết quả đấu thầu thực hiện dự án sử dụng diện tích đất rộng 15.194m2 thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Theo Giấy phép quy hoạch, công trình cao 18 tầng, mật độ xây dựng xấp xỉ 28% với chức năng sử dụng đất làm trung tâm thương mại, dịch vụ.
Tuy nhiên, đến năm đến năm 2015, công ty Miền Núi có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin chuyển đổi dự án thành trọng điểm Thương mại dịch vụ văn hóa tâm linh. Theo đề án này, Công ty Miền Núi đề xuất TP Hà Nội cho phép xây dựng công trình được thiết kế với các chức năng bao gồm: 2 tầng hầm là khu vực để xe và kỹ thuật; khối đế 5 tầng: Bố trí các chức năng Trung tâm thương nghiệp, kinh doanh mặt hàng phong thủy, tượng phật, thờ cúng, vàng mã…; 2 khối tháp 13 tầng là khu vực dịch vụ lưu giữ các lọ tro sau hỏa táng và cốt sau cất mả, dự kiến bố trí khoảng 130.000 ô đựng tro, cốt. Vậy là, dự án này không còn là trọng tâm dạy nghề như dự định ban đầu.
Ngay sau khi nhận được văn bản của doanh nghiệp, ngày 1/9/2015, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 6010 gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc truyền đạt quan điểm chỉ đạo của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP là đã đồng ý về mặt nguyên tắc đối với đề xuất của Công ty Miền Núi và yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc chỉ dẫn công ty này làm thủ tục.
Video đang HOT
Trích đoạn văn bản cho thấy Hà Nội đã “đồng ý về mặt nguyên tắc” xây dựng khu dịch vụ tâm linh này.
Kể từ khi có văn bản này, hàng trăm hộ dân sinh sống quanh dự án này đã vô cùng bức xúc và lo lắng khi phải sống chung với bãi tha ma ngay giữa lòng Thủ đô.
Dự án không có trong quy hoạch
Ông Nguyễn Gia Dũng (50 tuổi), một người dân có nhà nằm trong quy hoạch dự án cho biết, ngày 5/7 vừa qua, tôi nhận được Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình nhà ở của UBND xã Tân Triều, Thanh Trì gửi. Trước đó, ngày 23/6, khi tiến hành họp bàn dân thì các cấp chính quyền chưa trả lời thích đáng cho những câu hỏi của người dân. Thậm chí, còn chưa lấy ý kiến nhân dân, chưa thông qua cấp thôn, cấp xã, cấp huyện thì việc UBND TP. Hà Nội chấp thuận đề xuất xây nơi chứa đựng hài cốt giữa Thủ đô liệu có phù hợp các quy định của pháp luật? Sao Hà Nội lại đẩy người sống ra đường làm nhà cho người chết giữa nội thành vậy? “.
Mặc dù vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân, UBND quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì vẫn lên phương án giải phóng mặt bằng. Căn cứ để cho các cơ quan này thu hồi đất của người dân là văn bản 8467/UBND-TNMT ngày 31/10/2014 của UBND TP Hà Nội.
Tuy nhiên, nội dung văn bản thể hiện rõ: “Việc tiếp tục thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải căn cứ vào điểm a, khoản 1 Điều 99 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thi hành một số nội dung Luật Đất đai 2013″.
Tức là, thành phố cho phép “thu hồi đất” nhưng phải căn cứ theo luật, mà cụ thể trong Văn bản số 8467 của thành phố nêu rõ: “Luật Đất đai 2013″. Vậy theo Luật Đất đai 2013, tại Điều 62: “Thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” thì dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình lại không thuộc diện được phép thu hồi đất. Còn nếu xác định dự án của Công ty Miền Núi là dự án “cao ốc nghĩa trang” thì theo khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013 phải có sự chấp thuận của HĐND thành phố Hà Nội.
Ngay sau khi nhận được phản ánh của báo chí về dự án chung cư tro cốt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có văn bản yêu cầu quận Thanh Xuân chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội, làm rõ các thông tin quy hoạch, đấu thầu, giải phóng mặt bằng của công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ kiến thiết Miền núi đơn vị chủ đầu tư dự án trên. Kịp thời báo cáo với Thành ủy và UBND TP Hà Nội trước ngày 25/8 về các nội dung liên quan.
Cuối tuần qua, Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội đã có văn bản khằng định dự án tháp đôi nghĩa trang tại quận Thanh Xuân của Công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ kiến thiết Miền Núi không có trong quy hoạch.
Đại diện Lãnh đạo Sở quy hoạch và kiến trúc Hà Nội cho biết, quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 496/QĐ-TT ngày 8/4/2014 chỉ quy định dịch vụ lưu trữ tro cốt tại nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, công trình tôn giáo tín ngưỡng: “Các công trình lưu giữ tro cốt được bố trí trong các cơ sở hỏa táng, hoặc trong khuôn viên các nghĩa trang và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng tùy theo nhu cầu của địa phương, thuận tiện cho việc thăm viếng của người dân, đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Qua đối chiếu các văn bản hiện hành, có thể thấy việc Công ty TNHH Thương mại hỗ trợ kiến thiết Miền Núi đề xuất bổ sung tạo lập một khu phục vụ cho thuê chỗ lưu trữ tro cốt tại công trình Trung tâm thương mại dịch vụ là chưa phù hợp với quy định tại Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nội dung khác với quy định tại Quy hoạch nghĩa trang nêu trên cần phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Như vậy, căn cứ vào quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt thì việc Phó chủ tịch UBND TP. Nguyễn Quốc Hùng ký văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc với đề xuất xin xây dựng 2 tháp chung cư tro cốt dành cho người chết là trái quy định.
Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng do năng lực của vị Phó chủ tịch TP Hà Nội hạn chế nên không nắm được hết các quy định của pháp luật hay cố tình làm ngơ vì một mục đích nào khác?
Khánh An
Theo_VnMedia
TPHCM: Cấp phép đầu tư đô thị 30.000 tỷ đồng
UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ TP.HCM thực hiện dự án đầu tư khu Trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son tại số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1 với tổng vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng.
Theo quy hoạch được phê duyệt vào tháng 11/2015, khu Trung tâm phức hợp Sài Gòn-Ba Son có quy mô 25,29ha, phía Đông và Đông Nam giáp sông Sài Gòn, phía Tây Nam giáp đường Tôn Đức Thắng và cầu Thủ Thiêm 2, phía Tây và Tây Bắc giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh, phía Bắc giáp rạch Thị Nghè.
Đây là khu đô thị mới đa chức năng bao gồm công trình công cộng, công viên cây xanh, khu nhà ở, khu phức hợp, khu thương mại-dịch vụ-văn phòng, văn hóa, giải trí, hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, văn hóa-bảo tồn, đáp ứng nhu cầu sinh sống, làm việc cho khoảng 10.695 người.
Trong đó, khu phức hợp có quy mô 142.625m2, bao gồm nhóm nhà biệt thự, căn hộ chung cư , thương mại dịch vụ và văn phòng dịch vụ. Khu ngoài đơn vị ở có diện tích 110.295m2 bao gồm đất văn phòng làm việc, khách sạn, khu công viên cây xanh, đất nhà ga metro...
Đáng lưu ý, các hạng mục công trình trong khu quy hoạch bao gồm nhóm nhà biệt thự (diện tích đất là 16.988m2) gồm 63 căn, cao 3-4 tầng, khu hỗn hợp (51.867 m2) cao 250 tầng. Dọc tuyến đường Tôn Đức Thắng sẽ xây dựng các công trình điểm nhấn là các cao ốc văn phòng cao 60 tầng.
Theo quy hoạch trung tâm mới, khu vực này sẽ là "trái tim" của trung tâm tài chính và trở thành "điểm nóng" trên thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Không chỉ được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ, giao thông thuận lợi, nơi đây sẽ còn có công viên ven sông Vinhomes Central Park rộng 14 ha, lớn nhất thành phố. Cách đó không xa, trong năm nay khu cảng Tân Thuận sẽ được di dời, trả mặt bằng lại cho một nhà đầu tư lớn để phat triển khu phức hợp dân cư ven sông Sài Gòn.
Khu trung tâm phức hợp dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2018.
Huy Nam
Theo_VnMedia
Dậy sóng những thương vụ ngàn tỷ tại TP. HCM Thông tin mới được Công ty TNHH Đô thị Sing Việt công bố cho hay, sẽ chi 1.077 tỷ đồng cho Dự án Xây dựng hạ tầng khu tái định cư Sing Việt tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh với các hạng mục như cấp nước, thoát nước thải, trường học, trạm y tế, công viên cây xanh, thương mại dịch...