Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Nhà đầu tư khẳng định dùng thép Trung Quốc là đúng
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TPHCM phải ngưng thi công từ tháng 4/2018 do nhà đầu tư không được tái cấp vốn. Vướng mắc liên quan đến việc thay đổi xuất xứ, tiêu chuẩn thép. Tuy nhiên, nhà đầu tư khẳng định việc thay đổi thép thi công các cống ngăn triều được thực hiện đúng quy trình và giúp giảm chi phí hơn 90 tỷ đồng.
Liên quan đến vướng mắc khiến dự án chống ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng tạm ngưng thi công nhiều tháng qua, Tập đoàn Trung Nam – nhà đầu tư dự án – khẳng định không có lỗi.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam, cho biết: “Dự án không thiếu vốn. Nhà đầu tư không có lỗi trong việc dự án tạm dừng. Nguồn vốn dành cho dự án đầy đủ và luôn có sẵn để giải ngân theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước”.
Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng tại TPHCM ngưng thi công nhiều tháng qua vì vướng mắc liên quan đến xuất xứ, tiêu chuẩn thép
Theo ông Tiến, khối lượng công việc đã hoàn thành nhưng chưa được giải ngân lên tới 1.384 tỷ đồng. “Việc này gây khó khăn cho nhà thầu và làm ảnh hưởng đến đời sống của đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư và công nhân thi công trên công trường”, ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, Tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) không xác nhận thanh toán với lý do tiêu chuẩn thép không có trong tiêu chuẩn UBND TPHCM duyệt (vật tư chính chế tạo cửa van là thép S355, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tiên tiến thuộc nhóm G7 sản xuất có cơ tính và hóa tính tương đương thép S355).
Ông Tiến thừa nhận trong hồ sơ thiết kế, bản chỉ dẫn kỹ thuật có nội dung trên. Tuy nhiên, quy định như vậy là trái với Luật Xây dựng (điểm đ, khoản 2, Điều 86): “Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước”.
Để phù hợp với các quy định của pháp luật, đơn vị tư vấn thiết kế đã đính chính lại nội dung chỉ dẫn kỹ thuật: “Vật tư chính chế tạo cửa van là thép S355 hoặc tương đương”.
“Về kỹ thuật chuyên ngành thì bản vẽ là quan trọng nhất trong hồ sơ thiết kế, làm căn cứ để triển khai thi công. TVGSHĐ không thể căn cứ vào một điều khoản trái quy định pháp luật để không xác nhận thanh toán”, ông Tiến phân trần.
Ông Tiến cho biết quá trình triển khai dự án, việc thi công hoàn toàn tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) và chỉ có sự thay đổi giữa thiết kế cơ sở (TKCS) và TKBVTC.
Theo quy định, TKCS chỉ có tính định hướng, đến bước TKBVTC, đơn vị thiết kế khảo sát, đo đạc, tính toán, thí nghiệm nhiều hơn, chi tiết hơn để đưa ra thiết kế chi tiết nhằm đảm bảo kỹ thuật cho công trình đủ điều kiện để triển khai thi công và tối ưu hóa chất lượng, hiệu quả khi đưa vào khai thác.
Đối với cống Bến Nghé, theo yêu cầu kiến trúc cho không gian xung quanh thì phải thiết kế loại cửa van cung xoay chìm vĩnh viễn trong nước, đòi hỏi phải dùng loại cửa van không gỉ sét và cứng. Do đó, đơn vị thiết kế đã tính toán và tối ưu hóa TKCS trong bước TKBVTC bằng cách thay loại thép SUS 304 bằng loại thép SUS 323L tốt hơn. Các công trình tương tự tại Nhật Bản cũng sử dụng vật liệu SUS 323L.
Nếu làm bằng thép SUS 304 thì cần 375 tấn và dùng loại thép SUS 323L thì cần 315 tấn. Tổng chi phí tăng từ 53,72 tỷ đồng lên 66,41 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với các cống còn lại, nhà thầu thay đổi vật liệu cửa van từ thép Inox SUS 304 sang thép đen S355 (tiêu chuẩn Đức) hoặc Q345B (tiêu chuẩn Trung Quốc) hoặc SM490 A-B (tiêu chuẩn Nhật) hoặc A72Gr.50 (tiêu chuẩn Mỹ) là bởi các cửa van phẳng có kích thước lớn (chiều cao từ 10-12m, chiều ngang 40m).
“Dùng thép cường độ thấp còn dẫn đến cửa van phải có kết cấu thép rất lớn, mối hàn nhiều, không đảm bảo an toàn. Trong khi đó, thép đen có khả năng chịu lực cao hơn, đảm bảo an toàn hơn. Thép được sơn 3 lớp bằng loại sơn chống gỉ sét ăn mòn cho tàu vận tải lớn do nước Anh sản xuất”, ông Tiến nói.
Đại diện nhà đầu tư cũng dẫn chứng, tại các nước tiên tiến như Đức, Hà Lan…, các cửa van phẳng khẩu độ lớn không công trình nào dùng thép Inox SUS 304 và đều dùng thép đen có sơn.
Đối với cống Mương Chuối (đã được Bộ NN&PTNT duyệt và chuyển giao cho TPHCM) và cống Phú Định ngay trong TKCS là dùng thép đen. Riêng các cửa van âu thuyền nhỏ và ngâm vĩnh viễn trong nước vẫn dùng loại cửa van Inox SUS 304 để không phải sơn lại sau nhiều năm.
Theo ông Tiến, tất cả loại thép đen có các tiêu chuẩn nêu trên khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật sẽ giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ đồng.
Về việc TVGSHĐ cho rằng thép G7 có chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với thép Trung Quốc, ông Tiến cho biết quan điểm này là không có cơ sở. Cửa van phẳng là khối thép đen và sơn, chi phí bảo dưỡng chủ yếu là sơn và qua nhiều năm mới sơn lại.
Nhà đầu tư khẳng định không có lỗi trong việc dự án bị đình trệ
Cũng theo ông Tiến, Hợp đồng BT mà UBND TPHCM ký với Nhà đầu tư không có điều khoản hay ràng buộc nào là thép sử dụng cửa van phải là thép G7, châu Âu, thép Mỹ, thép Nhật hay thép Trung Quốc.
“Việc chọn lựa thép phôi tấm để gia công chế tạo cửa van có thể dùng bất cứ loại thép đạt chuẩn kỹ thuật. Nhà đầu tư mua thép xuất xứ từ nước nào thì khai báo giá vật tư đầu vào là thép của nước ấy chứ không mua thép nước này khai báo giá thép nước kia”, ông Tiến nói.
Về pháp lý liên quan đến các điều chỉnh vật tư, nhà đầu tư khẳng định rằng, tại nhiều văn bản, chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM và hướng dẫn của Bộ Xây dựng rất rõ đó là các bên tham gia dự án phải tuân thủ theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.
“Về việc thay đổi tiêu chuẩn thép, nhà đầu tư đã có văn bản xin chỉ dẫn, cũng như xác nhận về thay đổi tiêu chuẩn trước khi thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP đã khẳng định tính phù hợp khi thay đổi tiêu chuẩn vật liệu thép chế tạo cửa van các cống”, ông Tiến nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Siêu dự án chống ngập 10.000 tỉ nguy cơ "đắp chiếu"
Two month this, anti over 10000 million at TPHCM dù 72% volume has been yet, but must stop the job. In the beginning of the first days of the HCMC of the specified of the HCMC of the account of the accounting of the accounting account for the bank to be "amount".
Project expected to determine of the past of the flood of the past of the HCMC of the past of the bế tắc.
No known when any relocation
Date 28.6, there are currently at the process of the fair of check of the Deck of Bến Nghé (the nối 1 và 4) - one of the package of the project of the project "Giải cứu ngập lụt ở khu vực TPHCM" do Tập đoàn Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam), nơi đây khá im ắng.
Không có công nhân làm việc, máy móc được rút khỏi công trường, chỉ lèo tèo vài công nhân ở bảo vệ công trình. Cống kiểm soát triều này chiếm dụng toàn bộ chiều ngang rạch Bến Nghé nên không ghe thuyền nào qua lại được trong giai đoạn thi công.
Tại cống kiểm soát triều Tân Thuận (nối quận 4 và quận 7), tình hình cũng không khả quan hơn. Từ mép bờ phía quận 4 ra gần giữa kênh đã được thi công đóng các cọc sắt kéo dài gần 100m, lấn ra kênh Tẻ chừng 30m với nhiều cần cẩu, sà lan nằm bất động, vật tư bỏ ngổn ngang.
Còn phía bờ quận 7, một hàng cọc sắt dài cũng đã được đóng lấn ra kênh nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy hạng mục này đang thi công. Trong khi đó, cống Phú Xuân (quận 7) đã gần như hoàn thiện nhưng vẫn nằm "bất động" vì đã ngừng thi công.
Với mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, dự án được đầu tư 6 cống kiểm soát triều cùng gần 8km đê bao và là hợp phần trong quy hoạch thủy lợi chống ngập úng ở TPHCM. Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường tại các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh...
Không chỉ giải quyết ngập do triều, dự án còn được cho hỗ trợ chống ngập do mưa vì tại mỗi cống kiểm soát triều đều được trang bị máy bơm "khủng" để bơm nước mưa từ các kênh, rạch ra ngoài.
Theo cam kết của nhà đầu tư, nếu địa phương bàn giao mặt bằng sớm thì sẽ đưa toàn bộ công trình vào hoạt động đúng dịp 30.4.2018. Tuy vậy, hồi 2.2018, đại diện Trung Nam Group cho biết do chưa được bàn giao mặt bằng nên công trình không thể hoàn thành kịp như đã cam kết. Đến cuối tháng 4.2018, nhà đầu tư lại có văn bản thông báo việc tạm dừng thi công toàn bộ công trình.
Theo chủ đầu tư, nguyên nhân do UBND TPHCM chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân để thực hiện thủ tục tái cấp vốn. Việc chậm xác nhận báo cáo cho vay này đã xảy ra từ tháng 9.2017 khiến ngân hàng thông báo tạm dừng cấp vốn cho dự án. Đại diện chủ đầu tư cho biết hiện dự án đã đạt khoảng 72% khối lượng thi công nhưng do thiếu vốn, chủ đầu tư không thể tiếp tục triển khai.
Cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè) - một trong sáu cống ngăn triều của dự án chống ngập 10.000 tỉ đang tạm dừng thi công vì "đói" vốn. Ảnh: MINH QUÂN
Không về đích đúng hẹn
Sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì buổi họp khẩn, yêu cầu Sở Tài chính phối hợp cùng các sở, ngành liên quan trong vòng 1 tuần phải xử lý xong các thủ tục giải ngân cho dự án. Tuy nhiên đến nay đã gần hai tháng, phía chủ đầu tư vẫn chưa nhận được phản hồi từ Sở Tài chính.
Đáng chú ý, tại cuộc họp về tình hình chống ngập nước mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết thành phố sẽ không chịu trách nhiệm về các vướng mắc thủ tục của dự án. Đây là dự án triển khai theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) nên khi công trình hoàn thành thì thành phố mới nghiệm thu, có kết quả thành phố mới thanh toán cho nhà đầu tư theo đúng cam kết trong hợp đồng.
"Chủ đầu tư vay vốn từ ngân hàng nên yêu cầu thành phố xác nhận về mặt khối lượng để hoàn tất giải ngân. Thành phố biết cái gì, kiểm tra xong phần nào thì đã xác nhận phần đó. Vướng mắc thủ tục đơn vị phải chịu trách nhiệm" - ông Tuyến nói.
Về việc này, đại diện Trung Nam Group nói trong quá trình thực hiện dự án, phía tập đoàn đã cung cấp đầy đủ và nhanh chóng toàn bộ hồ sơ và thủ tục cần thiết liên quan đến vốn giải ngân, gửi thành phố nhưng chưa được phản hồi.
Ngoài ra, chủ đầu tư cho biết, đến nay quỹ đất thanh toán theo hợp đồng vẫn chưa được thống nhất. Vì thế, phía chủ đầu tư chưa có đất thế chấp để được đơn vị tài trợ vốn là ngân hàng giải ngân. Đơn vị này đã nhiều lần có văn bản gửi UBND TPHCM xem xét tháo gỡ và vẫn đang chờ đợi.
Mới đây, Cty TNHH Trung Nam BT 1547 (thuộc Trung Nam Group - đơn vị thực hiện dự án), vừa tiếp tục kiến nghị UBND TPHCM sớm giải quyết những vướng mắc liên quan đến việc dự án này vì đang dừng thi công kéo dài, hiện vẫn chưa xác định thời gian thi công trở lại.
Theo Cty Trung Nam BT 1547, hiện nay nhân sự của dự án từ 2.200 người giảm xuống chỉ còn 400 người để duy trì, chờ thủ tục giải ngân nguồn vốn của dự án... Do đó, nếu các vướng mắc của dự án được giải quyết thông suốt, để khởi động lại việc thi công phải mất một thời gian.
Ngoài ra, mặt bằng phục vụ thi công cũng chưa được bàn giao đầy đủ (theo cam kết, các địa phương phải giao mặt bằng từ tháng 7.2017). Với những lý do trên, Cty Trung Nam BT 1547 cho rằng nhiều khả năng dự án sẽ không hoàn thành đúng tiến độ, kết thúc vào giữa năm 2019 như hợp đồng ký kết.
Theo TS Phạm Sanh, the whole kernel of the first of the specified and the header of the lavour of lor lửng, no be ràng buộc. In an contract sure that specified the problem about payment, supervisation, authentication block volume, condention condention ...; the root for that to determine the task of each side and need to resolve the vướng mắc.
"Not a automatically automatically in the draft to chần chừ do not give a volume of volume statement '. This may be in the process process, the first changes to change or the categories are not standard.
The TPHCM will be specified a kernel, is at any, at unsigned, device to add the plugin ... Wanted to be required to check, confirm your ... must specify, swap online with the first consult to two on the end of the method found "- ông Sanh nói.
Theo Minh Quân
Lao động
Dự án chống ngập 10.000 tỷ không được tái cấp vốn vì dùng thép Trung Quốc? Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TPHCM ngưng thi công từ tháng 4/2018 do không được tái cấp vốn. Nguyên nhân được tư vấn giám sát chỉ ra là do đơn vị thi công đã dùng thép có nguồn gốc Trung Quốc để làm cửa van cống ngăn triều thay vì dùng thép xuất xứ từ các nước tiên tiến thuộc...