Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng: Đề xuất bác kiến nghị thu hồi 1.500 tỷ đồng
Trung tâm chống ngập cho rằng việc Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng khuyến cáo và kiến nghị thu hồi tiền tạm ứng 1.518 tỷ đồng tiền tạm ứng cho nhà thầu thi công là không có cơ sở…
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM (Trung tâm chống ngập), để giải quyết kiến nghị của đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng, đơn vị đã tổ chức cuộc họp với đại diện nhiều sở, ngành. Trong đó, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp dù có thư mời nhưng không tham dự; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch & Đầu tư không có ý kiến.
Trước đó, Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng kiến nghị UBND TPHCM cần có biện pháp thu hồi 1.518 tỷ đồng đã xác nhận giải ngân tạm ứng cho nhà thầu Trung Nam E&C trong giai đoạn đầu dự án do không phù hợp quy định của pháp luật.
Trung tâm chống ngập TPHCM đề xuất UBND TPHCM bác kiến nghị thu hồi hơn 1.500 tỷ đồng tạm ứng cho nhà thầu thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Theo Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, việc tạm ứng số tiền trên cho nhà thầu thi công là phù hợp, đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành, giá trị tạm ứng nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư của dự án.
Đơn vị này cho rằng khi thực hiện tạm ứng đều căn cứ vào các quy định của pháp luật, đồng thời căn cứ vào hợp đồng BT giữa UBND TPHCM với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam và công ty TNHH Trung Nam BT1547, hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính và các sở ngành thành phố.
Trong khi đó, theo Trung tâm chống ngập, việc giải ngân và thu hồi số tiền này thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 và Ngân hàng BIDV theo các điều kiện hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa 2 đơn vị này.
Ngoài ra, báo cáo kiểm toán của Đoàn Kiểm toán Nhà nước (đã tiến hành kiểm toán từ tháng 3 đến tháng 5/2018) không kết luận việc tạm ứng trên vi phạm quy định pháp luật và cũng không đề nghị thu hồi số tiền đã tạm ứng.
Video đang HOT
Vì vậy, Trung tâm chống ngập cho rằng việc khuyến cáo và kiến nghị thu hồi tiền tạm ứng 1.518 tỷ đồng của Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng là không có cơ sở.
Dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng tại TPHCM đã ngưng thi công từ tháng 4/2018 đến nay
Bên cạnh việc kiến nghị thu hồi tiền tạm ứng, Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng cũng kiến nghị UBND TPHCM bổ sung phụ lục Hợp đồng BT đối với công tác xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành và phụ lục 2A.
Theo Trung tâm chống ngập, việc xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành hạng mục mà thành phố thực hiện hàng tháng chỉ là cơ sở cho việc hoàn tất thủ tục phục vụ giải ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa nhà đầu tư với Ngân hàng BIDV. Ngoài ra, hợp đồng BT giữa UBND TPHCM với nhà đầu tư cũng đã quy định rõ về thanh quyết toán hợp đồng BT nên việc bổ sung phụ lục hợp đồng BT về vấn đề này là không cần thiết.
Do đó, Trung tâm chống ngập đề xuất UBND TPHCM bác 2 kiến nghị của Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.
Quốc Anh
Theo Dantri
Xem xét tư cách đơn vị giám sát dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Sở Tư pháp, Cục Thuế TP làm rõ vấn đề nợ thuế của công ty Meinhardt. Công ty này nợ thuế hàng chục tỷ đồng và hiện là đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng tại TPHCM.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Sở Tư pháp, Cục thuế TP có ý kiến cụ thể về thông tin nợ thuế kéo dài của Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt.
Hiện, công ty này là đơn vị thuộc liên danh được chọn làm tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập do triều cường khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.
Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM yêu cầu xem xét công ty này có đủ tư cách thực hiện các hợp đồng tư vấn không.
Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu làm rõ vấn đề nợ thuế của công ty Meinhardt - đơn vị thuộc liên danh tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Tháng 8/2018, Cục thuế Hà Nội công bố danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế, trong đó có Công ty TNHH Meinhardt Việt Nam (có trụ sở tại quận 1, TPHCM) - nhà thầu chính tư vấn giám sát thi công tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Doanh nghiệp có mức thuế nợ đọng là hơn 33,6 tỷ đồng.
Sau đó, Cục thuế TPHCM cũng yêu cầu đốc thúc nợ tới lần thứ 3 với công ty Meinhardt. Tổng số tiền nợ lãi chậm nộp và tiền phạt nợ đọng thuế của doanh nghiệp là khoảng 27 tỷ đồng.
Để thu hồi số tiền thuế nợ đọng của doanh nghiệp, Cục thuế TPHCM cũng đã 3 lần ra văn bản tạm ngưng sử dụng hóa đơn đối với công ty này, mỗi lần tạm ngưng cho phép sử dụng hóa đơn kéo dài 1 năm. So với mức vốn điều lệ khiêm tốn (7,2 tỷ đồng) của doanh nghiệp, riêng khoản nợ thuế của công ty Meinhardt với Cục Thuế Hà Nội và TPHCM đã cao gấp gần 9 lần.
Ngoài ra, theo danh sách các doanh nghiệp còn nợ đọng bảo hiểm của BHXH TPHCM, tính đến hết cuối tháng 7/2018, Meinhardt cũng còn nợ BHXH số tiền trên 4 tỷ đồng.
Trong cảnh nợ nần chồng chất, đầu năm 2017, công ty Meinhardt vẫn đứng ra thành lập liên danh với 2 công ty khác là Công ty CP Tư vấn Xây dựng công trình Hàng hải và Công ty CP Tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ Thăng Long 12 để được nhận chỉ định thầu gói Tư vấn giám sát hợp đồng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TPHCM trị giá khoảng 33 tỷ đồng từ UBND thành phố.
Liên tiếp gần đây, Cục trưởng Cục thuế TPHCM, Giám đốc BHXH TPHCM phải gửi văn bản tới Trung tâm chống ngập nước thành phố đề nghị phối hợp xử lý những khoản nợ của Công ty Meinhardt để trước hết là đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại công trình lớn của thành phố như dự án chống ngập.
Từ tháng 5/2018, liên danh tư vấn giám sát hợp đồng Meinhardt - CMB - TL12 đã có văn bản gửi Thường trực UBND TPHCM về việc thay đổi vật liệu thép lắp đặt cửa van của các cống kiểm soát triều.
Cụ thể, việc sử dụng tiêu chuẩn vật liệu thép chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van thép không thống nhất từ khâu thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công và thực tế thi công.
Theo hồ sơ thiết kế thi công đã được thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt cho dự án, vật tư chính chế tạo cửa van là thép S355, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tiên tiến thuộc nhóm G7 sản xuất có cơ tính và hóa tính tương đương thép S355. Riêng cống Bến Nghé làm bằng thép không rỉ SUS304 và 323L tiêu chuẩn Nhật Bản.
Tuy nhiên, thực tế thi công và hồ sơ nộp cho thấy, vật tư chính để chế tạo cửa van có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc.
Về vấn đề này, nhà đầu tư dự án khẳng định hợp đồng BT mà UBND TPHCM ký với Nhà đầu tư không có điều khoản hay ràng buộc nào là thép sử dụng cửa van phải là thép G7, châu Âu, thép Mỹ, thép Nhật hay thép Trung Quốc. Nhà đầu tư không thay vật liệu như cáo buộc của đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng.
Quốc Anh
Theo Dantri
TPHCM kiểm tra dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng: Nhà đầu tư nói gì? Liên quan đến việc UBND TPHCM quyết định thành lập đoàn kiểm tra dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, nhà đầu tư cho biết đây là hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật và pháp lý dự án để tái khởi động sau nhiều tháng tạm ngưng thi công. UBND TPHCM đã...