Dự án chở nước lên bản của Tiểu Vy tại Miss World 2018 ‘nhân ái’ cỡ nào?
Dự án mang nguồn nước sạch về cho bản Nịu chính là dự án nhân ái mà Trần Tiểu Vy mang tới Miss World 2018.
Năm 2017, với dự án “Cõng điện lên bản” đã giúp Đỗ Mỹ Linh chiến thắng, trở thành Hoa hậu Nhân ái đầu tiên tại của Việt Nam tại Miss World. Với mong muốn tiếp nối thành công của đàn chị, Tiểu Vy đã có chuyến về với buôn làng quyết tâm thực hiện dự án mang nguồn nước sạch về bản Nịu.
Khán giả bắt gặp lại bản Nịu khi tại Hoa hậu Việt Nam 2018 miền đất đầy cảm hứng nhân ái đã từng được nhóm Bùi Phương Nga, Hà My… thực hiện dự án Tiếng nước reo.
Cô hoa hậu 18 tuổi chọn mảnh đất đầy nắng đấy gió, khúc ruột miền trung oằn mình chống lại thiên tai, hạn hán để vượt lên chính mình. Về với bản Nịu không chỉ là chặng dường dài được tính bằng số km mà chính là bằng giọt mồ hôi xẻ núi phá đường để tiếp cận với tình dân quân tại địa bàn.
Thực tế, việc chọn cho mình dự án về nước sạch là sự lựa chọn thông minh. Bởi vì nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, khi sự ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên vấn nạn đáng báo động trên cả toàn thế giới. Việc nhá hàng dự án này hi vọng sẽ khiến BGK một lần nữa tâm phục khẩu phục.
Bản Nịu là một địa bàn bao gồm khoảng hơn 38 hộ gia đình và gần 200 nhân khẩu, công việc chủ yếu của người dân là làm nương rẫy và chăn nuôi. Dân cư tại bản vẫn cất nhà theo hình thức nhà sàn, gia súc, gia cầm thả rong xung quanh nhà.
Địa hình dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm trên hành trình về với Bản Nịu. Tức là muốn đi được lên đó, phải có sự hỗ trợ của xe công nông với sự hỗ trợ của bộ đội biên phòng.
Cả một bản làng dùng chung một dòng suối bao đời nay, cái giếng trời này cũng chính là nơi hẹn hò, nơi giặt quần áo, vệ sinh thân thể và là nguồn nước “sạch” cho các hoạt động ăn uống. Tuy nhiên, ở một vùng địa hình hiểm trở cộng với nhận thức còn kém người dân ở đây vẫn chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc sử dụng nước suối trực tiếp không qua xử lý và nấu chín.
“Giếng trên bản” – địa điểm ăn chung dùng chung từ bao đời nay vẫn thế.
Với hình thức sinh sống là chăn nuôi đánh bắt, trâu bò thả rong trong buôn bản làng.. việc động vật chết tràn lan và dòng suối được cho là nguồn nước chính là nơi để thủ tiêu. Bao đời nay, người dân ở đây vẫn khát khao một nguồn nước sạch. Hành trình chở nước về bản không còn đơn thuần là khiêng về bản lên những “tiếng nước reo” trên những bản làng, mà Trần Tiểu Vy đã “cõng” tình người, tình yêu với trái tim giàu lòng nhân đạo và trắc trở.
Cô gái 18 tuổi mang trong mình tâm hồn trẻ trung, nay lại đồng cảm đau nỗi đau cùng đồng bào nhân dân bản Nịu.
Lại một lần chọn miền núi vùng cao để những trái tim thăng hoa cùng lòng nhân ái, Trần Tiểu Vy đã vẽ nên một bức tranh hoàn thiện về cuộc sống muôn màu của đồng bào bản Nịu nói riêng và nhân dân vùng cao nói chung. Không điện, không nguồn nước, không truyền hình mạng sự thiếu thốn hi vọng về một cuộc sống ăn no – mặc đủ ấm – nước đủ để sạch. Đây chính là lời hùng biện mà ngày mai, ngày kia đâu thôi Tiểu Vy sẽ phải hiện thực hóa, toàn cảnh hóa về bức tranh nghèo túng và thiếu thốn trước hàng triệu triệu người về một Việt Nam đang vật lộn từng ngày để tháo gỡ chiến tranh, để cải thiện mưu sinh qua ngày.
Ngày mai trời lại sáng, bình minh lại trở về, nguồn nước lại dồi dào với bản làng… đó có lẽ là lời cầu an của người dân bản Nịu – nơi Trần Tiểu Vy đã đi qua.
Giọt mồ hôi đã rơi, thành quả chắc đã trở về. Em không cần phải gạt nó, vì đó là giọt mồ hôi minh chứng cho sự nổ lực phi thường về cô gái 18 tuổi bước từ lý thuyết ra thực hành, bước từ bài ca đi ra đời thường.
Hành trình đến với Miss World chắc chắn sẽ gian truân gấp bội lần hành trình Tiểu Vy đã đi qua. Liệu Tiểu Vy có đủ sức mạnh và lòng nhân ái để lay động cảm xúc của BGK và bạn bè quốc tế. Liệu sau khi cõng điện thành công thì Tiểu Vy có làm nên cuộc cách mạng khiêng nước đại thành công hay không? Cùng chúc cho đứa con thai nghén của đại diện Việt Nam thăng hoa vượt cạn tại Miss World 2018.
Theo Saostar
Hoa hậu Tiểu Vy để mặt mộc, ướt đẫm mồ hôi vì đẩy xe đất, đào giếng cho bà con Bản Nịu
Hoa hậu Trần Tiểu Vy đã bắt tay thực hiện dự án nhân ái mang nước sạch về với bà con Bản Nịu, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Dự án nhân ái một trong những phần thi tại Miss World. Năm 2017, dự án "Cõng điện lên bản" đã giúp Đỗ Mỹ Linh chiến thắng, trở thành Hoa hậu Nhân ái đầu tiên tại của Việt Nam tại Miss World. Với mong muốn tiếp nối thành công của đàn chị, Tiểu Vy đã có chuyến công tác từ thiện tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Do nguồn nước tại Bản Nịu không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân, Hoa hậu Tiểu Vy đã chọn phương án đào giếng và lắp đặt hệ thống lọc nước tiêu chuẩn. Người đẹp 10X diện trang phục giản dị, để mặt mộc nhiệt tình làm việc. Dù gương mặt ướt đẫm mồ hôi và thấm mệt sau khi lao động nhưng Tiểu Vy vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ và chiếm được rất nhiều tình cảm của bà con.
Hoa hậu Tiểu Vy cùng Ban chỉ huy Đồn biên phòng Cồn Roàng đi kiểm tra dự án
Trong lúc thực hiện dự án nhân ái của mình, Hoa hậu Tiểu Vy đã lăn xả tự tay dọn cỏ, đẩy xe, đào đất cùng bộ đội biên phòng Cồn Roàng đào giếng cho bà con.
Với dự án ý nghĩa và thiết thực của mình, Hoa hậu Tiểu Vy đang được kỳ vọng tiếp nối thành công của Đỗ Mỹ Linh trở thành Hoa hậu nhân ái thế giới.
Vẻ rạng rỡ tuổi 18 đầy ấn tượng của Hoa hậu Việt Nam Trần Tiểu Vy.
Hoa hậu Tiểu Vy lên bản Nịu ngồi xe công nông thực hiện dự án nhân ái Hoa hậu Tiểu Vy đã bắt đầu thực hiện dự án nhân ái của mình tại Bản Nịu, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoa hậu Tiểu Vy đã đến với Bản Nịu, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tìm hiểu cuộc sống và những khó khăn của bà con nơi đây. Bản Nịu là một vùng...