Dự án ‘chệch hướng’, Bộ GTVT không thể thay tổng thầu TQ
“Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ được cho là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ GTVT không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn” – ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) thẳng thắn cho biết.
Chệch hướng hợp đồng EPC
Ông Triệu Khắc Dũng cho biết, sở dĩ, dự án thi công chậm tiến độ trong suốt một thời gian dài là do vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC (hình thức chìa khóa trao tay) bị “chệch hướng” đã dẫn đến hàng loạt các hạng mục thiết kế kỹ thuật, thi công… được làm theo kiểu chắp vá.
Theo ông Dũng, đến thời điểm này, so với hợp đồng vẫn chậm tiến độ 19 tháng. Cụ thể, tính đến đầu tháng 8/2015, tiến độ dự án mới đạt 58%, khả năng dự án phải kéo dài đến hết năm 2016.
Dự kiến đến tháng 6/2016 dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông mới hoàn thành.
Nguyên nhân chậm tiến độ được ông Dũng phản ánh là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ GTVT không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn.
Việc lập hợp đồng EPC trước đây thiếu chặt chẽ, không xác định được khối lượng và giá trị.
Video đang HOT
“Khi ký kết Hợp đồng EPC thì Tổng thầu EPC sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ dự án, nhưng suốt những năm qua, việc thực hiện hợp đồng EPC đã đi “chệch hướng” và mới chỉ dựa trên hợp đồng tạm tính, chưa có thiết kế kỹ thuật của dự án”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, từ năm 2008 đến nay, thiết kế chi tiết của nhiều hạng mục dự án vẫn chưa thể phê duyệt do hệ thống quy trình, quy phạm thiết kế xây dựng, quản lý khai thác.
Hệ thống định mức, đơn giá xây dụng và mua sắm các thiết bị của Trung Quốc và Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và không thống nhất.
“Thiết kế kỹ thuật chắp vá, cái gì Việt Nam có thì đưa theo Việt Nam, cái gì nước ta chưa có thì lại lấy của Trung Quốc dẫn đến hai bên không thể duyệt được thiết kế chi tiết. Từ năm 2014 đến nay dù đã tháo gỡ hàng loạt khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn chưa thể duyệt được hết thiết kế chi tiết của dự án”, ông Dũng nói.
Tổng thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm
Được biết, Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ xin tháo gỡ, đưa dự án về đúng bản chất của hợp đồng EPC.
Theo đó, Tổng thầu EPC tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ giá thành, chất lượng, tiến độ, an toàn khi đưa vào khai thác. Phía Việc Nam sẽ không can thiệp vào thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết mà chỉ quản lý, giám sát chung toàn bộ tiến độ, chất lượng của dự án.
Khi dự án hoàn thành, sẽ thuê một đơn vị độc lập của nước ngoài vào kiểm định. Chỉ khi công trình đảm bảo chất lượng mới cho nghiệm thu.
Một vấn đề quan trọng cũng được đề xuất, đó là các hạng mục thi công yêu cầu kỹ thuật cao, nhà thầu nội (thầu Việt Nam) chưa đủ khả năng thi công (như lao lắp dầm siêu trường siêu trọng, hàn mối nối đường ray, vận hành hạng mục an toàn giao thông…) phía Việt Nam cũng đồng ý sẽ không lấy thầu phụ trong nước mà sẽ có nhân lực từ Trung Quốc sang.
Về đoàn tàu của tuyến đường sắt cũng được ông Dũng cho biết hiện đang được Tổng thầu và nhà sản xuất chế tạo, dự kiến tháng 10 tới sẽ có mẫu về nước.
Tháng 9/2015, Bộ GTVT sẽ cử 1 đoàn sang kiểm tra thiết kế cũng như tiến độ sản xuất đoàn tàu mẫu này.
Về việc học viên được đưa đi đào tạo để lái tàu và vận hành tuyến đướng sắt trên cao, ông Dũng cho biết đã cử 37 người đi đào tạo khóa học đầu tiên. Dự kiến, trong tháng 9/2015, sẽ cử thêm một khóa tiếp theo đi.
Ông Triệu Khắc Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến ngày 30/6/2016 phải hoàn thành dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Tuy nhiên, chưa thể chốt được thời điểm đưa vào khai thác thương mại do phải đưa đoàn tàu vào vận hành thử, kiểm tra an toàn, lái tàu, thẩm định an toàn… Sau khi dự án hoàn thành sẽ vận hành chạy thử 1-2 tháng, nếu có trục trặc hệ thống vận hành chạy tàu thì cũng không được quá 3 tháng phải được khắc phục đưa vào khai thác thương mại.
Vũ Điệp
Theo VNN
Đường sắt trên cao tiếp tục chậm trễ vì tổng thầu Trung Quốc lơ là, thiếu trách nhiệm
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tiếp tục chậm trễ, bởi Tổng thầu EPC của dự án để xảy ra nhiều tồn tại. "Sau rất nhiều lần chấn chỉnh, phê bình, cảnh cáo, nhưng đến nay, hầu hết các cam kết của Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc đều không thực hiện xong, thể hiện năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của Tổng thầu không cao", ông Thành khẳng định.
Trên công trường thi công tiếp tục để xảy ra nguy cơ gây mất an toàn do công tác kiểm tra, kiểm soát của Tổng thầu còn lơ là, thiếu trách nhiệm, lực lượng kiểm soát thi công mỏng, năng lực yếu kém, phó mặc cho các đơn vị thầu phụ tự thực hiện.
"Công tác hoàn thiện thiết kế, dự toán của dự án rất chậm trễ, do công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của Tổng thầu rất kém, năng lực nhân sự phụ trách vấn đề này mỏng, yếu kém, dẫn đến các hồ sơ còn nhiều sai sót, không đồng bộ. Đội ngũ tư vấn thiết kế của Tổng thầu không thường xuyên có mặt tại Việt Nam, không có đầu mối để trao đổi, thống nhất với các bên có liên quan dẫn đến thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ kéo dài, làm tiến độ thi công của dự án bị chậm", ông Lê Kim Thành đánh giá.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2015.
Theo ông Thành, đến nay, tiến độ dự án tiếp tục chậm trễ và các cam kết đều không thực hiện xong, đặc biệt là một số hạng mục thuộc đường găng tiến độ của dự án như hạng mục 7 nhà ga đang thi công kết cấu phần trên, do chậm trễ trong việc lập phương án chỉnh sửa hệ đà giáo thi công sau khi xảy ra sự cố; công tác đúc và lao lắp dầm chậm trễ trong công tác lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầy phụ; xử lý nền đất yếu khi Depot chậm, vướng mắc với thầu phụ...
Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt đã làm việc nhiều lần với lãnh đạo Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và đều cam kết đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên, đến nay, hầu hết các cam kết này đều không thực hiện xong. Tổng thầu vẫn chưa quyết liệt trong xử lý các tồn tại, vướng mắc, tiến độ dự án tiếp tục chậm trễ.
Trong văn bản mới đây gửi ông Thư Sướng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, ông Lê Kim Thành đã phải nhấn mạnh: "Tất cả các vấn đề nêu trên đã thể hiện năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của Tổng thầu EPC không cao, thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và gây tâm lý lo sợ, bất an cho người dân mỗi khi lưu thông gần khu vực công trình".
Để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, Tổng thầu đã cam kết với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án đường sắt yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu thực hiện theo đúng các nội dung chậm nhất cuối tháng 3-2015 phải gia tăng số lượng nhân viên có năng lực, kinh nghiệm để quản lý kỹ thuật dự án và các chuyên gia phụ trách, thiết kế, dự toán. Ban Quản lý dự án đường sắt, cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc quan tâm chỉ đạo Tổng thầu EPC nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, tính chuyên nghiệp quốc tế của nhà thầu; bổ sung vốn lưu động thanh toán nợ và đáp ứng tiến độ thi công, bổ sung nhân sự có năng lực, kinh nghiệm và nghĩa vụ tại dự án này.
Theo Công An Nhân Dân
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người đi lại bằng đường sắt đô thị Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội. "Thúc" tiến độ, chất lượng các tuyến đường, Phó Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đi lại bằng đường sắt đô thị. Phó Thủ tướng đồng ý...