‘Dự án bô xít vừa làm vừa nghiên cứu điều chỉnh’
Cho rằng Bô xít Tây Nguyên là dự án mang tính thử nghiệm, đại diện Chính phủ cho rằng trong quá trình thực hiện sẽ có xem xét, điều chỉnh. Theo đó, việc dừng đầu tư cảng Kê Gà ở giai đoạn hiện nay là hợp lý.
Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà cũng như tính hiệu quả của dự án Bô xít Tây Nguyên là một trong những câu chuyện được quan tâm nhất tại phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 28/2. Trả lời báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng bô xít là một trong những tài nguyên mà Việt Nam có trữ lượng ở tầm quốc tế, có chủ trương và quy hoạch khai thác từ lâu. “Tinh thần chung là khai thác tài nguyên là phải vừa sử dụng, vừa tiết kiệm”, ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng việc dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý. Ảnh: Nhật Minh
Do là dự án mang tính thử nghiệm nên theo Bộ trưởng, ngay từ đầu, Chính phủ đã chỉ đạo Chủ đầu tư trực tiếp là Tập đoàn Than – Khoáng sản (Vinacomin) triển khai theo phương châm vừa làm, vừa nghiên cứu một cách cẩn trọng. Trong đó, việc quy hoạch, đầu tư cảng, hệ thống vận tải đường bộ cũng là thành phần quan trọng.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, ban đầu, khi triển khai các dự án thí điểm khai thác, Vinacomin đã khảo sát năng lực hiện có, khả năng đầu tư mở rộng cũng như nhu cầu nguồn hàng, sao cho khoảng cách vận chuyển từ nơi khai thác, chế biến ra đến cảng là gần nhất. Từ đó đi đến quyết định rằng cần đầu tư cảng Kê Gà.
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét quy mô dự án, sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực để tính khối lượng hàng hóa ra vào cảng, Vinacomin đã báo cáo với Bộ Công Thương rằng ở thời điểm hiện nay, chưa cần thiết đầu tư mà có thể tạm thời sử dụng cảng khác. “Dừng đầu tư cảng Kê Gà, theo tôi, đây là một quyết định hợp lý”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định.
Ông Đam đồng thời cũng nhấn mạnh thêm rằng, với mọi dự án, khi chuẩn bị đầu tư, doanh nghiệp đều phải mất một phần chi phí, nhưng nếu việc dừng lại có lợi hơn, không ảnh hưởng tới quy hoạch chung… thì phải dừng. “Việc này cũng nằm trong quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của Vinacomin”, ông nói.
Video đang HOT
Về hiệu quả đầu tư của dự án khai thác bô xít, đại diện Chính phủ cho rằng cần tính đến hiệu quả tổng thể trong vòng đời dự án, kéo dài 20 – 50 năm. Theo đó, bên cạnh yếu tố kinh tế, còn cần tính tới những tác động tích cực khác về mặt xã hội.
“Chẳng hạn như trước đây, khi nói về địa điểm đặt Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nếu nói kinh tế đơn thuần thì các chuyên gia, nhà đầu tư… ai cũng nói rằng không thể đặt ở đó. Nhưng nếu tính ra ngoài yếu tố kinh tế đơn thuần, giúp vực dậy cả một khu vực miền Trung như chúng ta đang có điều kiện thực hiện thì đó là hiệu quả”, ông Đam nhận định.
Theo VNE
Làm đường 80 km/giờ, buộc xe chạy 40 km/giờ
TP.HCM có nhiều tuyến đường đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng lại cho xe chạy với tốc độ "rùa bò" khiến nhiều tài xế bị phạt oan và hiệu quả khai thác các tuyến đường thấp.
Xa lộ Hà Nội đang được đầu tư mở rộng từ 48m lên 113,5-153,5m (tùy đoạn) và theo thiết kế cho xe chạy đến 80 km/giờ. Đến nay đã có nhiều đoạn được làm xong cho 10-12 làn xe chạy, nhưng các biển báo dọc tuyến đường chỉ cho xe chạy với tốc độ 40-50 km/giờ...
"Cái bẫy" xử phạt
Anh Nguyễn Văn Tuấn (ở Đồng Nai) cho biết vừa bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt 2,5 triệu đồng và giam bằng lái xe 30 ngày vì chạy xe máy với tốc độ 60 km/giờ trên xa lộ Hà Nội. Nghĩ mình bị phạt oan, anh quay xe lại chân cầu Sài Gòn xem biển báo tốc độ 40 km/giờ mới biết mình đã chạy quá tốc độ. "Đường rộng rãi mà chỉ cho xe chạy 40 km/giờ thì chẳng khác nào cái bẫy xử phạt" - anh Tuấn bức xúc. Chiều 20/2, trên xa lộ Hà Nội (khu vực Q.2, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai), chúng tôi chứng kiến hàng chục trường hợp xe máy lẫn ôtô bị CSGT xử phạt lỗi chạy quá tốc độ.
Tại hai làn đường phía trong xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao thông Cát Lái, biển báo chỉ cho phép các loại ôtô, xe tải dưới 1,5 tấn và xe máy chạy tốc độ tối đa 40 km/giờ. Chúng tôi chạy trên đoạn đường này đúng tốc độ quy định thì bị các xe khác vượt qua và có ôtô chạy phía sau còn bóp còi inh ỏi đòi vượt trước. Thậm chí đoạn từ nút giao thông Cát Lái đến cầu Rạch Chiếc, tốc độ tối đa đối với xe hai và ba bánh giảm còn 30 km/giờ (làn ôtô giữa là 40 km/giờ, ngoài cùng là 50 km/giờ). Còn đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư Thủ Đức tốc độ hầu hết ở các làn đường là 40 km/giờ, ngoại trừ làn đường trong cùng được chạy 50 km/giờ.
Nhiều người chạy xe máy hoặc ôtô trên quốc lộ 1, đoạn từ H.Bình Chánh đến tỉnh Long An cũng bức xúc vì tốc độ cho phép xe chạy như "rùa bò". Anh Hoàng Xuân Phương, tài xế xe khách, cho rằng quy định tốc độ 40 km/giờ tại đoạn quốc lộ này là quá chậm và đề nghị nâng tốc độ tối đa đối với làn ôtô trên đoạn đường này lên 60 km/giờ để dòng xe thoát nhanh hơn, tránh kẹt xe cho khu vực.
Biển báo tốc độ xa lộ Hà Nội đoạn ngã ba Cát Lái quy định tốc độ 50-40-30 km/giờ dù đường rất rộng - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Đường Võ Văn Kiệt theo thiết kế cho xe chạy với tốc độ 80 km/giờ, nhưng cơ quan chức năng chỉ cho chạy tốc độ tối đa 40 km/giờ đối với xe máy và 60 km/giờ đối với ôtô. Riêng đoạn nối từ quốc lộ 1 vào đường Võ Văn Kiệt tối đa là 40 km/giờ với cả ôtô và xe máy. "Các loại xe đời mới chỉ cần nhấp ga đã đạt tốc độ 40 km/giờ nên phần lớn xe qua đoạn đường này bị CSGT phạt vì lỗi chạy quá tốc độ" - một người dân trong khu vực cho biết. Tương tự, đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7) hướng về cầu Phú Mỹ, mặt đường rất rộng nhưng chỉ cho phép ôtô chạy 30 km/giờ.
Không chỉ đường, cầu vượt bằng thép tại nút giao thông Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) vừa đưa vào sử dụng cũng quy định tốc độ tối đa 40 km/giờ. Đáng nói là biển báo tốc độ 40 km/giờ được đặt ngay sát chân cầu vượt trong khi tốc độ trên đường Điện Biên Phủ (kể cả đoạn đường dẫn lên cầu) là 80 km/giờ! "Biển báo giảm tốc độ đặt sát chân cầu như vậy làm sao chúng tôi kịp hãm phanh. Hầu hết ôtô khi lên cầu đều chạy trên 40 km/giờ vì tài xế phát hiện biển báo đã quá trễ" - một tài xế taxi nói.
Lãng phí
Dư luận đặt vấn đề quy định tốc độ xe chạy 40 km/giờ trên quốc lộ 1 (đoạn qua H.Bình Chánh đến Long An) có nhằm buộc ôtô đi vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương? Lãnh đạo Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 cho biết theo quy định của Bộ GTVT, quốc lộ 1 (đoạn từ ranh tỉnh Đồng Nai đến ranh tỉnh Long An) là đường đô thị, cho phép xe chạy 40-50 km/giờ tùy loại xe. Tuy nhiên, do đoạn đi qua H.Bình Chánh thường xảy ra tai nạn giao thông nên Sở GTVT TP quy định xe chỉ được chạy 40 km/giờ để kéo giảm tai nạn giao thông. "UBND TP đang xem xét dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 và giao khu làm chủ đầu tư. Chúng tôi dự kiến khi làm xong sẽ báo cáo cấp thẩm quyền xin điều chỉnh tốc độ lưu thông cho phù hợp" - vị lãnh đạo trên nói.
"Xe chạy chậm sẽ tiêu hao nhiều xăng dầu hơn, bố và thắng cũng mau bị hao mòn. Những chi phí đó chúng tôi phải tính vào chi phí vận chuyển khiến giá hàng hóa tăng theo và cuối cùng người tiêu dùng lãnh đủ"
Ông Nguyễn Xuân Vinh
Ông Phạm Sanh - chuyên gia giao thông - cho rằng tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ do xe chạy tốc độ cao. Các cơ quan chức năng cần xem xét các biện pháp tổ chức giao thông tốt nhất và xử lý từng điểm xảy ra tai nạn giao thông, thay vì sử dụng biện pháp ép giảm tốc độ xe lưu thông để kéo giảm tai nạn giao thông. Theo thiết kế xây dựng, các tuyến quốc lộ cho xe chạy 80 km/giờ nên việc quy định tốc độ xe chạy 40 km/giờ trên quốc lộ 1 không phù hợp, không tạo thông thoáng cho tuyến đường cửa ngõ ra vào TP...
Ông Nguyễn Xuân Vinh, đại diện một công ty vận tải và dịch vụ tại Q.9, cho biết việc phải chạy với tốc độ "rùa bò" trên những tuyến đường đã được nâng cấp, mở rộng khiến tài xế bị ức chế và dễ bị "dính" lỗi vi phạm tốc độ. Ngoài ra, xe cộ lưu thông chậm khiến năng lực khai thác vận tải của các doanh nghiệp bị hạn chế dẫn đến sụt giảm doanh thu.
Luật sư Thái Văn Chung - tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM - cũng cho rằng quy định hạn chế tốc độ lưu thông đã gây thiệt hại nhiều cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp vì xe chạy chậm không bảo đảm thời gian vận chuyển hàng hóa, hành khách theo hợp đồng, làm giảm hiệu quả kinh doanh... Các cơ quan chức năng ở TP.HCM cũng như các tỉnh và TP cần nghiên cứu, xem xét điều chỉnh tốc độ hợp lý và gắn biển báo tốc độ phù hợp.
Sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp
Ông Dương Quang Châu, giám đốc đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - CII (chủ đầu tư dự án nâng cấp và mở rộng xa lộ Hà Nội), cho biết sẽ rà soát các biển báo tốc độ xe lưu thông trên tuyến đường này. Theo ông Châu, CII sẽ đề nghị Sở GTVT TP và CSGT điều chỉnh biển báo tốc độ cho xe lưu thông, nhất là ở những đoạn đã lắp đặt dải phân cách.
Về việc ôtô bị buộc giảm tốc độ đột ngột khi vào cầu vượt Hàng Xanh, ông Lê Ngọc Hùng - phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 - cho biết cách cầu vượt khoảng vài trăm mét đã có biển báo giao thông giảm tốc độ xuống 60 km/giờ và khi đến cầu vượt Hàng Xanh có biển báo giảm tốc độ còn 40 km/giờ. Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 đang xem xét điều chỉnh tốc độ xe chạy trên cầu vượt lên 60 km/giờ.
Trả lời về việc biển báo hạn chế tốc độ trên đường Võ Văn Kiệt không hợp lý, nhất là hướng tuyến lưu thông từ H.Bình Chánh về Q.1 có rất ít giao lộ, ngã tư lại cho xe máy chạy với tốc độ chậm khiến nhiều người dân bị phạt, một cán bộ Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết sẽ đi khảo sát thực tế trên tuyến đường này. Nếu thấy tốc độ 40 km/giờ không hợp lý sẽ đề xuất nâng tốc độ trên làn xe máy lên 50 km/giờ.
Theo 24h
Dự án bauxite: Cần đưa ra Quốc hội Đã đầu tư rất lớn cho dự án bauxite nên bỏ đi là khng dễ dàng nhưng nếu mổ xẻ làm rõ thì không còn cách nào khác là phải cương quyết hạn chế thiệt hại. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH), cho biết không phải bây giờ mà ngay lúc dự án khai...