Dự án bauxite Lâm Đồng: Chậm gần 2 năm
Đến nay, Dự án Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) vẫn chưa có sản phẩm alumin, chậm gần 2 năm so với kế hoạch.
Được khởi công từ năm 2008, công suất thiết kế 650.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 11.353 tỉ đồng, dự án Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là bauxite Lâm Đồng) dự kiến sẽ cho sản phẩm alumin vào cuối năm 2010.
Theo Ban quản lý dự án (BQLDA) này, hiện các hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành đã sản xuất được khoảng 100.000 tấn quặng tinh và vận chuyện vào kho trung hòa bauxite gần 60.000 tấn, nhưng… “dự kiến quý 3/2012 mới có sản phẩm alumin”.
Đến nay, dự án Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng vẫn chưa có sản phẩm alumin
Tại buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa vào ngày 10.9, ông Phan Bội Lợi, Giám đốc BQLDA bauxite Lâm Đồng giải thích: “Do dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn, kỹ thuật, công nghệ phức tạp, ở địa bàn đặc biệt khó khăn về kinh tế, tự nhiên và xã hội, và việc đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm ở một số hạng mục nên ảnh hưởng chung đến tiến độ thi công. Ngoài ra, tác động mạnh của dư luận xã hội đối với việc tiếp tục hay dừng xây dựng các dự án thử nghiệm bauxite Tây nguyên, đặc biệt sau sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, nhiều đoàn kiểm tra các cấp khảo sát và kiểm tra hiện trường nên đã có tác động tâm lý đến chủ đầu tư, các nhà thầu và lao động, phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng, năng suất, tiến độ dự án”.
Không chỉ vậy, cũng theo BQLDA bauxite Lâm Đồng, nhà thầu EPC Chalieco (Trung Quốc) lần đầu tiên đảm nhận thi công dự án tại Việt Nam còn lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục nhập cảnh, đăng ký lao động tại VN và các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành chủ đầu tư, các nhà thầu Trung Quốc và Việt Nam đã không lường hết được những khó khăn về việc phát sinh của dự án nên ảnh hưởng đến tiến độ toàn công trình.
Video đang HOT
Hai khoang bùn đỏ cơ bản đã hoàn thành
Đường ĐT 725 đang “đắp chiếu” nằm chờ vốn
Liên quan đến việc sửa chữa, nâng cấp đường ĐT 725 để vận chuyển bauxite, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GT-VT Lâm Đồng cho hay: “Sở đã làm việc với Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và họ cho biết sẽ phối với hợp với địa phương để giải quyết theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, đảm bảo đúng quy định”.
Trước đó, Thanh Niên Online đã từng phản ánh, việc sửa chữa, nâng cấp đường ĐT 725 từ TP.Bảo Lộc vào Nhà máy alumin Tân Rai (dài hơn 18 km, tổng vốn đầu tư gần 178 tỉ đồng từ nguồn vốn của TKV) được khởi công từ tháng 12.2011 nhưng đến nay vẫn chưa làm gì đáng kể do TKV chưa chuyển vốn…
Theo TNO
Nguyên chủ tịch Vinashin than vãn tiền án phí
Ngày thứ 2 xét xử vụ án phúc thẩm Vinashin, bị cáo Phạm Thanh Bình đã thừa nhận các hành vi sai phạm mà bị cáo gây ra tại các dự án về đề nghị HĐXX xem xét giảm án nhưng lại đi than vãn chuyện... bồi thường, án phí
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bị cáo Phạm Thanh Bình thừa nhận việc mua tàu cao tốc Hoa Sen là sai khi Chính phủ chưa có chủ trương mua tàu mới. Bị cáo khai nhận: " Tôi cho làm công văn xin được mua 2 tàu cao tốc để chạy thử nghiệm... Việc này, Chính phủ đã có 2 công văn đồng ý cho Vinashin đóng mới tàu mà không đồng ý cho mua tàu. Tôi đã làm sai với chủ trương của Chính phủ"
Nguyên chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình tại phiên tòa phúc thẩm.
Tại dự án nhà máy nhiệt điện sông Hồng, theo kết luận giám định, chi phí mà công ty Hoàng Anh và công ty Cửu Long đầu tư thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện sông Hồng là hơn 244 tỉ đồng tiền lãi vay phát sinh được tính đến ngày 31/7/2010 là trên 72 tỉ đồng.
Trong vụ này, các bị cáo Bình, Tuyên, Côn đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A khởi công công trình khi chưa có giấy phép xây dựng, chưa đủ điều kiện gây thiệt hại tài sản hơn 224 tỷ đồng.
Trong dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezen Cái Lân, các bị cáo Phạm Thanh Bình và Tô Nghiêm đã quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư, nhưng không có kết quả thẩm định tổng mức đầu tư tăng thêm ký bàn giao công trình, nghiệm thu chạy thử, thanh toán hết cho nhà đầu tư toàn bộ giá trị hợp đồng khi công trình chưa hoàn thành dẫn đến nhà thầu không tiếp tục thực hiện cam kết bảo hành công trình cho phép nhà thầu nhập máy móc, thiết bị cũ được tháo dỡ từ nhà máy nhiệt điện Trung Quốc không đúng với nội dung hợp đồng, không đúng với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt của dự án gây thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng.
Trước cáo buộc này, tại tòa bị cáo Bình thừa nhận có sai phạm, còn bị cáo Nghiêm thì cho rằng việc đầu tư nhà máy chủ yếu để phục vụ việc cán thép chứ không kinh doanh điện, nếu chi phí cao thì đưa vào cấu thành giá sản phẩm.
Bị cáo Bình quay sang than vãn với HĐXX việc bồi thường phí dân sự 800 tỉ đồng là quá cao và mức án phí mà bị cáo phải nộp theo bản án sơ thẩm là 650 triệu đồng là quá sức bị cáo nên bị cáo này đề nghị được HĐXX xem xét giảm cho bị cáo vì hoàn cảnh gia đình hầu hết đều là cán bộ công chức và bị cáo cũng thế nên không có khả năng thực hiện việc nộp án phí này.
Đáng chú ý tại phần tranh tụng, bị cáo Trịnh Thị Hậu đứng trước vành móng ngựa đã sụt sùi tiếp tục kêu oan mong HĐXX xem xét lại cho bị cáo tình cảnh tại thời điểm liên quan đến các dự án trong vụ án. Còn luật sư bào chữa cho bị cáo Hậu thì đề nghị HĐXX chuyển đổi tội danh vì cho rằng thân chủ không làm trái các quy định của nhà nước?!.
Hôm nay ngày làm việc thứ 3 của HĐXX phúc thẩm TANDTC được nối tiếp phần tranh tụng giữa nguyên chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình và các đồng phạm thuộc cấp có đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm với đại diện VKSNDTC. Dự kiến, HĐXX sẽ tuyên mức án dành cho các bị cáo trong ngày hôm nay.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin
Theo Dantri
Năm 2014, TPHCM cơ bản hết ngập Trong năm 2012, TPHCM sẽ xóa 10 điểm ngập, năm 2013 xóa thêm 8 điểm và phấn đấu đến cuối năm 2014, tất cả 31 điểm ngập trên địa bàn TP sẽ được xóa hoàn toàn Đó là thông tin được Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (Trung tâm Chống ngập) đưa ra tại hội nghị sơ kết 6...