“Dự án bauxite đã thật sự lỗ”
Trong khi Vinacomin khẳng định các dự án bauxite sẽ được hoàn vôn vê lâu dài thì các chuyên gia bảo: Mơ hô!
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chính thức công bố tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông). Mức chênh lệch tổng mức đầu tư mỗi dự án so với thời điểm phê duyệt đã lên đến hơn 3.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn khẳng định về lâu dài dự án sẽ hoàn được vốn.
Đó là những thông tin được nêu ra tại buổi hội thảo “ Bauxite Tây Nguyên – Thực trạng, định hướng và kiến nghị” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 9/5.
Mức đầu tư vượt hơn 7.000 tỉ đồng
Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết theo nghiên cứu, trung bình từ năm 2008 đến 2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng 2,82 triệu tấn/năm. Với thực tế giá mỗi tấn năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 giá này sẽ khoảng 343 USD, sau khi trừ ảnh hưởng do lạm phát thì cũng tăng khoảng 2,71%/năm.
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tổng mức đầu tư trước thuế đến ngày 31/3/2013 được điều chỉnh vượt 3.645,4 tỉ đồng, tăng 33% so với kê hoạch. Tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân năm là 6,5 triệu đồng/tấn, mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009. Tính ra lợi nhuận sau thuế thì hụt hơn 314.000 đồng môi tấn so với năm 2009. Chủ đầu tư dự tính: Lỗ kế hoạch khoảng năm năm so với ba năm khi phê duyệt. Viêc thu hồi vốn phải là 11,8 năm so với chín năm kế hoạch trước đó.
Đối với Dự án Nhân Cơ, Vinacomin cho biết dự kiến hoàn thành đầu tư và có sản phẩm vào giữa năm 2014, chậm 1,5 năm so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư trước thuế sau khi điều chỉnh (tháng 3/2013) chênh 3.523 tỉ đồng, tăng 31% so với kê hoạch ban đâu. Chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000 đồng/tấn. Thu hồi vốn trong khoảng 12 năm, lâu hơn hai năm so với phê duyệt.
Video đang HOT
Theo Vinacomin, hai dự án trên chậm tiến độ là do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Việc thi công hồ bùn đỏ kéo dài hơn bảy tháng do ảnh hưởng do sự cố ở Hungary. Chất lượng giao thông, hạ tầng xuống cấp. Bên cạnh đó năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh…
Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai. Ảnh: TTXVN
Bị đây vô thê kẹt
Phản hồi lại bản báo cáo của Vinacomin, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng: “Tổng mức đầu tư đã tăng lên quá nhiều, thực tế Dự án Tân Rai đang thua lỗ thực sự chứ không phải nguy cơ thua lỗ nữa. Bốn năm triển khai cho thấy các dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế như kế hoạch”.
Ông Ban phân tích trước đây khi tiến hành dự án, đàm phán vốn vay của Ngân hàng châu Âu thì lãi suât thấp – chỉ 5% nhưng khi cộng các khoản chi phí, phí bảo lãnh thì tính ra cũng đã lên đến 8%. “Hiện Vinacomin đang bán giá thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ. Bộ trưởng Công Thương nói là lô ây nằm trong kế hoạch là không chính xác. Cứ như tình hình hiên nay thì tính cả đời dự án cũng không có lãi. Viêc xác định thua lỗ theo kế hoạch thì phải xác định trong thời gian nhất định. Giá thành lớn hơn giá bán như hiện nay mà cứ mong có lãi là điều không tưởng” – ông Ban phân tích.
Cũng theo ông Ban, mỗi năm Dự án Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD, Nhân Cơ 38 triệu USD tiên vân tải. Viêc vân chuyên hàng theo quãng đường trên dưới 200 km thì làm sao mà lãi được? Kể cả việc xây dựng tuyến đường sắt – nếu có thì cũng phải đên sau 2030 mới có tuyên này. Như vây, hai dự án này sẽ “mêt mỏi” ít nhất 15 năm nữa. “Chúng ta quá lạc quan, khi lập dự án đã không đưa ra những tình huống phải đương đầu. Viêc không để tâm đến những rủi ro tiềm ẩn đã đẩy dự án vào thế kẹt” – ông Ban lo lắng.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng dự án không có sự chuyển giao công nghệ mà chỉ có giấy phép sử dụng công nghệ của nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Như vậy sẽ không có chuyên bảo hành công nghệ!
Ông Nguyễn Thành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Than Sông Hồng, tính toán: Trong trường hợp thuận lợi nhất thì Dự án Tân Rai cũng không có hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn và liên tục lỗ đến năm 2029. Mặt khác, ông Sơn nói cả hai dự án được triển khai trong gần năm năm nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumin vẫn chưa được giải quyết. Việc lựa chọn cảng Kê Gà đã mắc sai lầm. Do đó ông Sơn đề nghị với Dự án Tân Rai cân tiếp tục làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai minh bạch về chi phí đầu tư, giá thành… “Riêng Dự án Nhân Cơ, trước mắt nên dừng vì chắc chắn Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai”.
Các chuyên gia đã đề nghị Bộ Công Thương, Vinacomin và VUSTA hợp tác thành lập nhóm vào khảo sát, tính toán với nhau, thống nhất về các vân đê liên quan dự án, sau đó báo cáo Trung ương
Theo 24h
Bauxite không phải cứu cánh của Việt Nam
Đó là khẳng định của PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản.
* PV: Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về trữ lượng bauxite của Việt Nam là 10-11 tỉ tấn có chính xác không, thưa ông?
- TS Nguyễn Khắc Vinh: Tôi rất ngạc nhiên và phản đối kịch liệt việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng trữ lượng bauxite Việt Nam là 10-11 tỉ tấn và cũng không hiểu bộ trưởng căn cứ vào tài liệu nào. Ở đây, phải phân biệt giữa tài nguyên và trữ lượng. Trữ lượng bauxite mà bộ trưởng nói đến chỉ là tài nguyên, còn muốn mở ra ngành công nghiệp bauxite - nhôm thì phải khoan thăm dò chi tiết, tính toán nhiều yếu tố chứ không thể căn cứ vào dự báo tài nguyên để làm luận chứng kinh tế chodự án bauxite Tây Nguyên.
Hơn nữa, cho đến nay, trên các tài liệu đã công bố, Việt Nam chỉ có 6,9 tỉ tấn tài nguyên bauxite, còn Mỹ nhận định trữ lượng bauxite của Việt Nam chỉ có 2,1 tỉ tấn. Tuy nhiên, khi thăm dò chi tiết, trữ lượng có thể thấp hơn nữa. Trong khi trữ lượng bauxite của cả thế giới chỉ có 38 tỉ tấn. Lâu nay, Việt Nam hay dùng khái niệm trữ lượng là không chính xác, thậm chí còn nói "vống" trữ lượng lên để gây phấn khởi.
Đoàn chuyên gia khảo sát khu vực xây dựng Nhà máy Bauxite Nhân Cơ (Đắk Nông). Ảnh: Thu Sương
* Về mặt kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về tiềm năng bauxite Việt Nam?
- Về bauxite, nếu nhìn ở góc độ kinh tế và khoa học thì lỗ nặng vì thị trường thế giới không lớn. Đây lại là lĩnh vực mới, phải đầu tư số tiền khổng lồ, trong khi giá bauxite rất rẻ (khoảng 35 USD/tấn) nên không phải là sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Mỗi năm, thế giới chỉ sử dụng 200 triệu tấn và với trữ lượng 38 tỉ tấn thì 100 năm nữa, thế giới mới sử dụng hết, điều này cho thấy nhu cầu về bauxite của toàn cầu là không nhiều. Vì vậy, nếu ta khai thác nhiều cũng chẳng bán được cho ai. Hiện nay, Trung Quốc gần như là khách hàng mua bauxite duy nhất của Việt Nam vì nhu cầu họ lớn nhưng trữ lượng có hạn. Theo đánh giá của thế giới, trữ lượng bauxite của Trung Quốc chỉ có 700 triệu tấn và là loại mỏ bauxite Diaspore giống như Cao Bằng, Hà Giang, Hải Dương... chủ yếu trong hang đá, trữ lượng ít, không phải là loại Gibbsite như ở Tây Nguyên nên việc khai thác khó khăn, chi phí rất lớn.
Chính vì thị trường nhỏ, giá rẻ nên Guinea là quốc gia có trữ lượng bauxite đứng đầu thế giới, khoảng 8 tỉ tấn nhưng họ vẫn không tập trung khai thác. Thị trường bauxite thế giới đã ổn định. Châu Mỹ có Guinea, Jamaica, Brazil cung ứng châu Âu có Ấn Độ và nhiều nước khác Úc có trữ lượng 7 tỉ tấn, đứng thứ hai nên là nhà cung cấp chiến lược.
Ngoài ra, sản xuất nhôm từ bauxite phải cần nguồn điện dồi dào và giá rẻ nên thế giới cũng không mặn mà. Vì thế, đừng viển vông nghĩ bauxite là cứu cánh của Việt Nam hay Tây Nguyên.
Tính toán các yếu tố, nhất là trữ lượng bauxite thế giới và nhu cầu thực tế đã khẳng định khai thác bauxite Tây Nguyên không có lợi trong thời điểm này. Còn nếu tính đúng, tính đủ chi phí làm đường vận chuyển, cảng... thì lỗ nặng, chưa kể yếu tố hủy hoại môi trường.
* Vậy theo ông, đối với dự án bauxite Tây Nguyên, cần làm gì vào lúc này?
- Việc đã rồi thì phải tìm giải pháp để giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất nhưng giải pháp nào cũng phải đặt hiệu quả kinh tế của dự án lên trên hết.
Bao giờ thế giới tiêu thụ hết nhôm do Việt Nam sản xuất?
PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh nhấn mạnh: "Một lần nữa, tôi không đồng tình với tuyên bố của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và nguyên bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên khi tuyên bố: Việt Nam là nước giàu khoáng sản, với trữ lượng 11 tỉ tấn bauxite có thể sản xuất ra 1 tỉ tấn nhôm để mang lại nhiều tỉ USD.
Cả thế giới mỗi năm tiêu thụ 40 triệu tấn nhôm thì đến bao giờ mới sử dụng hết 1 tỉ tấn nhôm Việt Nam dự định sản xuất?".
Theo 24h
Dự án bauxite: Cần đưa ra Quốc hội Đã đầu tư rất lớn cho dự án bauxite nên bỏ đi là khng dễ dàng nhưng nếu mổ xẻ làm rõ thì không còn cách nào khác là phải cương quyết hạn chế thiệt hại. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH), cho biết không phải bây giờ mà ngay lúc dự án khai...