Dự án bauxite: Cần đưa ra Quốc hội
Đã đầu tư rất lớn cho dự án bauxite nên bỏ đi là khng dễ dàng nhưng nếu mổ xẻ làm rõ thì không còn cách nào khác là phải cương quyết hạn chế thiệt hại.
Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH), cho biết không phải bây giờ mà ngay lúc dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên được hình thành, lập tức có nhiều câu hỏi về tính khả thi khi hàng loạt vấn đề như phương án – chi phí vận chuyển, giá thành, quản lý tài nguyên không được tính đúng, tính đủ.
Sẽ còn tiêu tốn nhiều tỉ đồng
“Vô cùng đáng tiếc là sau đó, Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam) vẫn quyết làm dự án. Đến nay thì thực tế cho thấy năng suất quá thấp, chi phí tăng, đường vận chuyển huyết mạch để tăng hiệu quả kinh tế của cả dự án lại không rõ ràng và hệ quả là lỗ lớn. Cảng Kê Gà phải dừng lại là đúng nhưng đây là dừng hẳn và giải pháp thay thế là gì và có quyết định sự thành bại của 2 nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ?” – ông Kiêm băn khoăn. Theo ông, việc alumin được vận chuyển qua cảng Gò Dầu (Đồng Nai) và sẽ xây dựng cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) để lấp chỗ trống không phải là phương án cơ bản, lâu dài.
Sản xuất alumin tại Nhà máy Tân Rai
“Dự án đã tiêu tốn nhiều tỉ đồng và tới đây còn tiêu tốn nhiều tỉ đồng khác để làm đường, cảng, chưa kể những hệ lụy khác. Đây không chỉ là vấn đề của dự án mà là vấn đề kinh tế chung của đất nước. Chúng ta phải tỏ thái độ dứt khoát với dự án để hạn chế được rủi ro và không gây thêm hậu quả” – ông Kiêm nhấn mạnh.
Trong khi đó, Đại biểu QH Dương Trung Quốc khẳng định: “Quan điểm của tôi về dự án bauxitengay từ khi lập dự án là không tán thành vì không chỉ là mối nguy cơ đối với môi trường mà còn là bài toán kinh tế, tiếp đó là vấn đề an ninh quốc phòng, xã hội, nhất là quan điểm về tài nguyên”.
Video đang HOT
Theo ông Quốc, vấn đề cần làm hiện nay là phải đánh giá hiệu quả dự án một cách chi tiết, chi ly, không để sót bất cứ chi phí đầu vào nào của sản phẩm để có được lời giải chính xác nhất về hiệu quả kinh tế. “Ngay cả người của Vinacomin cũng phản đối dự án vì thiếu khả thi. Vinacomin cần trả lời sòng phẳng và minh bạch. Nếu kết luận dự án vẫn thua lỗ thì không chỉ riêng tôi có ý kiến mà QH chắc chắn sẽ phải quan tâm” – ông Quốc nói.
Băng tải chuyển quặng tinh trong dự án bauxite
Ông Quốc nhìn nhận việc dự án này đã đầu tư rất lớn nên bỏ đi là không dễ dàng nhưng nếu mổ xẻ làm rõ khó có hiệu quả thì không còn cách nào khác là phải cương quyết để hạn chế thiệt hại. Bên cạnh đó, qua dự án này, phải rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và làm rõ trách nhiệm khi để dẫn đến thiệt hại… “Nếu dự án tính đúng, tính đủ ngay từ đầu thì QH đã có quyết định khác” – ông Quốc nhình nhận.
Trái nguyên tắc tư duy kinh tế
Ông Kiêm dẫn lại lời của Chủ tịch hội đồng thành viên Vinacomin Trần Xuân Hòa: “Đây là dự án bauxite đầu tiên mà chúng tôi làm nên phải làm đã mới biết đến năm nào thì có lãi” là cần phải xem lại về tư duy làm kinh tế. Đúng là không phải dự án nào nhất thiết cũng có lãi ngay nhưng nguyên tắc số 1 là từ khi lập dự án phải đưa ra được thời điểm nào hòa vốn? Từ đó mới lập quy hoạch tổng thể tuổi thọ của cả dự án.
“Nếu tù mù, mò mẫm không biết khi nào có lãi thì rõ ràng phải xem lại. Có ai đi đầu tư, làm ăn mà chẳng nghĩ đến lãi? Đúng là do kinh tế khó khăn, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng lên hay việc dự báo cũng có xác suất nhưng phải nghe được, sát thực tế. Còn nếu ngụy biện cho hành động quyết làm sai, làm trái, đầy rủi ro là không được! Chắc chắn kỳ họp QH tới đây, vấn đề này sẽ được đưa ra và tôi là người lên tiếng” – ông Kiêm quả quyết.
Ông Dương Trung Quốc cho biết dù dự án không đủ quy mô giá trị đầu tư để QH xem xét, quyết định nhưng lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. “Tôi rất lo ngại cho Quốc lộ 20 và chi phí vận tải của sản phẩm. Nay lại bỏ cảng Kê Gà thì có đổ dồn về đây không? phương án vận tải thế nào, chi phí ra sao… là những câu hỏi mà QH muốn Vinacomin phải trả lời. Không chỉ QH yêu cầu xem xét hay phải đưa ra QH mà dự án này còn cần phải có sự vào cuộc của các nhà kinh tế, giới chuyên môn, các nhà khoa học để làm rõ bản chất” – ông Quốc nhìn nhận.
Theo ông Quốc, có một tình trạng rất không hay đang diễn ra nhiều năm qua là nhiều vấn đề nhận được sự phản đối, góp ý của người dân, giới khoa học, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội… nhưng lại không được lắng nghe, tiếp thu. “Đến lúc người chủ trì xây dựng dự án này và người bảo vệ dự án phải chịu trách nhiệm. Tài nguyên không chỉ dành cho thế hệ này để được quyền vô tư khai thác, chúng ta còn có trách nhiệm để dành cho con cháu trong tương lai” – ông Quốc bức xúc.
Dư luận, đại biểu QH rất quan tâm
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Võ Tuấn Nhân cho biết, việc có đưa vấn đề bauxite ra QH hay không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH. Về dự án bauxite, vấn đề môi trường sẽ do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra, giám sát và xem xét đề xuất lên Ủy ban Thường vụ QH, còn hiệu quả kinh tế dự án sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kinh tế của QH.
Theo ông Nhân, trước tình hình dư luận đặt câu hỏi về dự án bauxite thì có lẽ Ủy ban Kinh tế của QH sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ QH để quyết định có đưa vấn đề này ra QH xem xét hay không. Dù đây không phải là dự án trọng điểm quốc gia thuộc QH quyết định đầu tư nhưng dư luận và đại biểu QH lại rất quan tâm.
Theo 24h
Khai thác bôxit: Càng làm càng lỗ
Nhà máy chế biến bôxit đầu tiên ở Lâm Đồng đã đi vào hoạt động. Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động của nhà máy không hiệu quả, nhất là việc đầu tư đường sắt rồi cảng cần xem lại vì không biết bao giờ thu hồi vốn.
Ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV - Vinacomin), cho rằng công nghiệp sản xuất alumin - nhôm là ngành công nghiệp mới, rất phức tạp trong khi hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ là những dự án đầu tiên, mang tính thử nghiệm, mới ở giai đoạn đầu nên không tránh khỏi khó khăn. Ông Biên nhấn mạnh hiệu quả phải tính ở dài hạn, nếu một hai dự án khó khăn cũng không thể tính cả ngành công nghiệp sẽ khó khăn.
Chạy dưới công suất
"TKV đã thuê Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) tính toán hiệu quả dự án nhưng nhiều khả năng viện này không thể tính ra hiệu quả theo ý TKV nên đã... trả lại".
Theo ông Nguyễn Cảnh Nam - trợ lý hội đồng thành viên TKV, hiện Nhà máy alumin Tân Rai thuộc tổ hợp bôxit-nhôm Lâm Đồng đã ra những sản phẩm đầu tiên.
Các sản phẩm xuất ra TKV mới chỉ bán cho tiêu dùng trong nước vì chưa có cảng xuất khẩu, giá bán 340 USD/tấn. Ông Nam cho biết theo tính toán của TKV, giá thành sản xuất của hai nhà máy alumin khoảng 295 USD/tấn (Nhà máy Tân Rai rẻ hơn vì đường vận chuyển ngắn hơn), tức có lãi.
Tuy nhiên, ông Nam công nhận giá thành trên là ứng với nhà máy chạy được 100% công suất (650.000 tấn/năm), nhưng nhu cầu thị trường mới ở khoảng 100.000 tấn/năm nên nhà máy phải chạy theo nhu cầu, không thể chạy hết công suất. Do nhà máy chạy dưới 1/6 công suất nên khấu hao cũng tăng tương ứng.
Ông Nguyễn Cảnh Nam còn nói đang có sự dư thừa lớn trong công suất của ngành công nghiệp chế biến alumin và luyện nhôm trên toàn cầu. Giá bán thấp, rất nhiều nhà sản xuất alumin và nhôm bị đóng cửa. Mặt hàng nhôm cũng tồn kho cao, áp lực giảm giá trong trung hạn của thị trường nhôm sẽ vẫn còn, ít nhất đến năm 2015. Tuy nhiên, ông Nam cũng nói thời gian đầu khó khăn, thậm chí lỗ là "tất nhiên" nhưng vẫn cần xây dựng các dự án nhà máy alumin bởi trong tương lai nhu cầu alumin chất lượng cao vẫn lớn, VN mỗi năm cũng nhập khẩu một lượng nhôm không nhỏ.
Đóng gói và vận chuyển alumin về kho (Ảnh chụp ở Nhà máy alumin Tân Rai, Lâm Đồng) - Ảnh: Nguyễn Sang
Tiết lộ TKV đang chuẩn bị xây dựng nhà máy thủy điện và nhiệt điện để tiến tới tìm đối tác xây dựng nhà máy điện phân nhôm với công suất dự kiến 0,3-0,6 triệu tấn/năm, ông Nam nhấn mạnh muốn phát triển ngành công nghiệp bôxit quy mô lớn ở Tây nguyên cần có đường sắt và cảng biển.
Vì sao chọn cảng Vĩnh Tân?
Ông Lê Minh Chuẩn, tổng giám đốc TKV - Vinacomin, cho biết tập đoàn đã thuê Công ty Tedi chuyên nghiên cứu đánh giá về đầu tư cảng và Tedi đưa ra ba phương án, nếu lựa chọn cảng Kê Gà thì tổng mức đầu tư 5.095 tỉ đồng, lựa chọn cảng Mũi Gió thì mức đầu tư là 4.528 tỉ đồng và cảng Vĩnh Tân là 2.131 tỉ đồng. Với công suất như hiện nay, cảng Vĩnh Tân là lựa chọn ưu tiên số 1, mặc dù dài hơn 60km nhưng tính hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn bởi do tận dụng mặt bằng Vĩnh Tân đã đầu tư và chỉ cần mở rộng thêm.
Còn trong khi chờ đợi cảng Vĩnh Tân hoàn thành, sản phẩm của hai dự án sẽ được vận chuyển tới cảng Gò Dầu.
Chinhphu.vn
Tuy nhiên, ông Nam kiến nghị: do cảng và đường sắt này không chỉ phục vụ ngành công nghiệp bôxit mà còn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước và địa phương cũng phải có trách nhiệm trong việc xây dựng cảng, đường sắt Tây nguyên chứ không thể bỏ mặc cho ngành công nghiệp bôxit lo liệu.
Sản xuất sẽ "bổ sung" lỗ
Trong khi đó ông Nguyễn Thành Sơn - trưởng Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng trực thuộc TKV - nói ngay từ đầu khi đặt vấn đề làm nhà máy chế biến bôxit thành alumin, ông đã đề nghị lãnh đạo TKV cân nhắc về hiệu quả.
Là người của TKV nhưng với tư cách chuyên gia, ông Sơn tiết lộ với giá bán 340 USD/tấn thì Nhà máy Tân Rai chắc chắn lỗ vì công suất quá thấp so với thiết kế. Với giá bán hiện nay, nếu cứ sản xuất, Nhà máy alumin Tân Rai càng sản xuất càng lỗ.
Dù nhà máy đầu tiên đã xây xong, ông Sơn vẫn cho rằng nên dừng bởi sản xuất sẽ "bổ sung" lỗ. Về thời gian để thu hồi vốn đầu tư, ông Sơn nói không rõ khi nào. Về ý kiến cho rằng hiệu quả nhà máy phải tính về lâu dài, ông Sơn không đồng tình bởi hiện nay đầu tư một nhà máy alumin đã khoảng 750 triệu USD, riêng tiền trả lãi vay và khấu hao một năm đã khoảng 100 triệu USD. Ông Sơn tiết lộ thêm: TKV đã thuê Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) tính toán hiệu quả dự án nhưng nhiều khả năng viện này không thể tính ra hiệu quả theo ý TKV nên đã... trả lại.
Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban nhôm của Tổng công ty Khoáng sản, đồng tình với quan điểm đầu tư nhà máy alumin hiện nay rất khó có hiệu quả. Chỉ dựa trên các số liệu do chính TKV cung cấp, trước đây các chuyên gia khuyến cáo và chứng minh được trong hội thảo có cả TKV tham dự là sẽ không hiệu quả. Hiện tại mới làm một nhà máy mà đã bộc lộ những vấn đề khổng lồ khó giải quyết, trong đó nan giải nhất là bài toán vận chuyển.
Theo ông Ban, tham vọng của TKV quá lớn nhưng lại làm theo cách vận chuyển bằng ôtô thì dự án khó có hiệu quả bởi tổng khối lượng phải vận chuyển lên tới cả triệu tấn/năm. Để nhà máy có hiệu quả hơn, ông Ban khẳng định phải chọn đối tác đúng, chứ bản thân đối tác Trung Quốc mà TKV chọn không có kinh nghiệm về loại quặng ở VN, công nghệ Trung Quốc cũng không hẳn tốt. Cần nghiên cứu phương án đưa nhà máy xuống gần biển để giảm bài toán nhức nhối là vận chuyển.
"Làm đường ống chuyển tinh quặng xuống không phức tạp, xuất hàng sẽ dễ hơn, nhiều chuyên gia nước ngoài cũng đề nghị như thế" - ông Ban khẳng định. Ông Ban cho rằng việc chuyển nhà máy là hợp lý bởi làm hồ bùn đỏ ở vùng cao nếu có vấn đề gì rất nguy hiểm.
Theo báo cáo của ông Phan Bội Lợi - trưởng Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit-alumin Lâm Đồng tại hội nghị tổng kết năm 2012 của TKV, dù đã sản xuất được tới 190.000 tấn quặng tinh vào thời điểm tháng 1/2013 nhưng nhà máy "còn vấn đề". Cụ thể, theo ông Lợi, "vấn đề lớn nhất còn tồn tại là lắng bùn ở bể cô đặc và hồ thải".
Báo cáo cho biết đến tháng 1/2013, nhà máy alumin thải ra hồ bùn đỏ tới 61.000m3 và ông Lợi phải đề xuất tăng chi tiêu cho tiêu hao chất trợ lắng, đồng thời rắc thêm vôi bột ở hồ thải quặng đuôi số 5 để đảm bảo yếu tố môi trường.
Theo 24h
Lo "ông" bôxit phá đường Thông tin cảng Kê Gà (Bình Thuận) được quy hoạch vận chuyển bôxit bị "vỡ" làm cả Đồng Nai lẫn Bình Thuận hết sức lo lắng khi hay tin có phương án vận chuyển bôxit về cảng Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) hoặc cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Sau khi hay tin dự án cảng Kê Gà bị dừng, một người...