Dự án Bảo tồn nhà vườn cổ ở Hà Nội: Chủ nhân là người “ngoài cuộc”
Những thắc mắc của người dân sinh sống trong khu nhà vườn số 6 Đinh Liệt cho đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Người dân vẫn sống trong mối hoài nghi về một quyết định giải tỏa bất ngờ khi nhiều điều còn chưa rõ ràng.
Không gian xanh tại khu nhà vườn duy nhất tại phố cổ Hà Nội
Nhà vườn duy nhất ở phố cổ
Ngôi nhà vườn duy nhất ở Hà Nội một mặt ở số 6 Đinh Liệt, mặt kia quay ra hướng Hàng Bạc, số nhà 115. Chính ngôi nhà này, từng được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá rất cao và được giới thiệu trong cuốn sách phát hành tại Nhật Bản “The 36 guild streets area Hanoi’s Ancien Quarter” (Hà Nội 36 phố phường). Chủ nhân cũng như ngôi nhà đã trở nên thân quen của giới truyền thông, thông qua hàng loạt phóng sự như: “Ngôi nhà vườn cổ trong không gian Pháp ngữ”, “Phố cổ Hà Nội và một thoáng trầm tích văn hóa”.
Video đang HOT
Trước đây, nhà thuộc sở hữu của cụ Phạm Văn Thanh (đã mất), cùng vợ là cụ Phạm Thị Tề (99 tuổi). Sau năm 1955, ngôi nhà vườn được Nhà nước đưa vào diện cải tạo. Chủ sở hữu tư nhân (cụ Phạm Thị Tề) sử dụng toàn bộ tầng 2 và 2 buồng tầng 1, Nhà nước quản lý phần còn lại tầng 1 và cho 5 hộ dân thuê lại (một trong năm hộ này đã nhượng quyền sử dụng cho bác Phạm Thị Nguyệt Nga – con gái cụ Tề thuê lại để sử dụng). Nhận định đây là một ngôi nhà có giá trị đặc biệt, cần phải được bảo vệ, vì thế, năm 2010, thành phố Hà Nội đã ra quyết định đưa khu nhà vườn cổ này vào dự án bảo tồn.
Cùng với quyết định trên, UBND quận Hoàn Kiếm đã được giao nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân đang sinh sống tại tầng 1 khu nhà vườn. Theo đó toàn bộ những hộ dân đang sinh sống tại tầng 1 sẽ phải di dời. Cụ Phạm Thị Tề cho biết, gia đình luôn có ý định trùng tu, tôn tạo phục hồi nguyên trạng khu nhà vườn của chồng, cha, ông để lại, cụ cùng các con cháu đều ủng hộ dự án này. Và để giữ gìn cảnh quan ngôi nhà nguyên vẹn đến hôm nay, không ít lần cụ cùng gia đình làm đơn kiến nghị về việc một số hộ dân trong lô đất này có những hành vi phá hỏng không gian kiến trúc của ngôi nhà.
Cuối tháng 3-2012, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Ban Quản lý phố cổ Hà Nội công bố kế hoạch giải phóng mặt bằng nằm trong dự án bảo tồn khu nhà vườn cổ. Cụ Phạm Thị Tề cho biết thêm, khi dự án này được triển khai lại không hề tính đến phương án hỗ trợ những hộ dân đã sống ở đây, cũng như bàn cách để cùng bảo vệ, bảo tồn ngôi nhà. Thay vào đó, một số hộ gia đình ở tầng 1, đặc biệt là gia đình bác Phạm Ngọc Điệp và bác Phạm Thị Nguyệt Nga nhận một quyết định bất ngờ: di dời để phục vụ công tác bảo tồn, phục hồi nguyên trạng ngôi nhà. Cụ Phạm Thị Tề và những hộ dân đang sinh sống tại địa chỉ trên cho biết: “Chúng tôi đều ủng hộ kế hoạch, chủ trương của thành phố, nhưng ít ra cũng cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và thỏa đáng với người dân chứ?”.
Còn nhiều điều chưa rõ ràng
Chính vì những vướng mắc trên, tháng 4-2012, cụ Phạm Thị Tề đã cùng các hộ gia đình tại đây gửi đơn khiếu nại đến UBND quận Hoàn Kiếm. Trong đơn, các hộ dân ở đây đã đưa ra hàng loạt thắc mắc về dự án và một trong những yêu cầu đó là “Công khai dự án và mục đích sử dụng sau giải tỏa”. Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, cụ Phạm Thị Tề mong mỏi: “Tôi là người xây dựng và gìn giữ ngôi nhà suốt hơn 70 năm qua, nhưng lại không thấy quyền lợi của mình trong các văn bản về dự án trùng tu, tôn tạo ngôi nhà này”.
Đem những thắc mắc trên chúng tôi tìm gặp ông Phạm Tuấn Long- Trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, đây là ngôi nhà được đưa vào danh sách bảo vệ, do từ trước ngôi nhà đã bị một số hộ lấn chiếm xây dựng trái phép gây mất cảnh quan. Dự án sẽ thực hiện việc di dời sau đó trả lại nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà để phục vụ cho mục đích tham quan, du lịch, giới thiệu văn hóa kiến trúc nhà vườn cổ với du khách nước ngoài. Dự án chỉ thực hiện ở tầng 1 còn tầng 2 vẫn giữ nguyên để người dân cùng phối hợp trùng tu tôn tạo. Về phía Ban Quản lý phố cổ Hà Nội chỉ có trách nhiệm thực hiện, tất cả theo sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và của UBND quận Hoàn Kiếm.
Vẫn biết dự án là để bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo của khu nhà vườn duy nhất tại phố cổ Hà Nội nhưng có lẽ các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét đến việc cùng người dân bảo tồn, để chính những người gắn bó cả cuộc đời với ngôi nhà, mà cụ thể ở đây là cụ Phạm Thị Tề được chung tay bảo tồn chính ngôi nhà..
Theo ANTD
Làm giàu nhờ nuôi loài chim có nguy cơ tuyệt chủng
Dù chưa có kinh nghiệm nhưng với quyết tâm làm giàu, anh Nguyễn Văn Hiếu đã thành công trong nghề nuôi chim trĩ. Nghề mới này đã mở ra hướng làm giàu cho người dân trong vùng, góp phần bảo tồn giống chim quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
Anh Hiếu (ở khu Núi Trang, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) cho biết, hai năm trước, được người quen giới thiệu, anh đã vào miền Trung học hỏi kỹ thuật nuôi chim trĩ và mạnh dạn đầu tư gần 30 triệu đồng mua 30 con chim trĩ đỏ về nuôi thử nghiệm. Ngay năm đầu tiên, gia đình anh đã có thu nhập trên 100 triệu đồng từ bán con giống, trứng và chim trưởng thành. Hiện nay, đàn chim trĩ của gia đình anh đã phát triển lên gần 1.000 con, dự kiến năm 2012 tiền thu về từ nuôi chim sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Nuôi loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam này đang là một nghề giúp nông dân ở nhiều vùng quê làm giàu
Theo anh Hiếu, nuôi chim trĩ không khó. Là động vật hoang dã, chim trĩ có sức đề kháng với dịch bệnh tốt hơn các loại gia cầm truyền thống. Nuôi chim trĩ cơ bản giống như nuôi gà, khi nhỏ sử dụng loại cám viên dùng cho gà con, sử dụng loại máng ăn, uống tự chế hoặc máng dùng cho gà đảm bảo vệ sinh. Lượng cám và nước nên cho vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới, tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2. Với chim nhỏ sức đề kháng yếu, người nuôi phải sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống. Khi chim lớn hơn, chừng được 2 tháng tuổi, chúng ăn các loại thức ăn như: thóc, ngô, sắn và rau các loại. Lượng thức ăn của chim trĩ chỉ bằng khoảng 1/5 lượng thức ăn của gà.
Chim trĩ lớn rất nhanh, sau hơn nửa năm nuôi, con mái có trọng lượng từ 1,5-2 kg là có thể đẻ trứng, thường đẻ từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Mỗi năm, chúng đẻ làm hai đợt, đợt một đẻ khoảng 60 - 70 trứng, sau đó nghỉ thay lông và đẻ tiếp khoảng 30 trứng trong tháng 10. Nuôi chim trĩ mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi gà. Trứng chim được bán với giá 50.000 đồng/quả, chim non từ 100- 200.000 đồng/con, con trưởng thành có giá khoảng gần 1 triệu đồng/con, không đủ để bán. Sắp tới, anh Hiếu tiếp tục đầu tư nhân giống chim trĩ xanh - một trong những loài chim trĩ cực kỳ quý hiếm ở Việt Nam và có giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần chim trĩ đỏ.
Chim trĩ đỏ là động quý hiếm có tên trong Sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng do con người săn bắt quá nhiều. Bên cạnh đó, trong thiên nhiên, chim trĩ chỉ biết đẻ mà không có bản năng ấp, những con chim non chỉ nở thành công khi chim trĩ mẹ đẻ vào ổ một loài chim khác để nhờ ấp. Việc nuôi và nhân giống thành công trong môi trường nhân tạo đã giúp bảo vệ nguồn giống quý hiếm này, mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Theo Dantri
Người Việt hoang tưởng về sừng tê giác David Smith, phóng viên thường trú ở Nam Phi của tờ The Guardian (Anh) đã có bài viết nói về mối liên hệ giữa tình trạng tàn sát tê giác đáng báo động ở đất nước châu Phi này và thói quen tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam. Dưới đây là những nội dung chính trong bài viết: Sừng tê giác...