Dự án bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu: Cần sự đồng thuận của dân
Báo Lao Động đã nhiều lần phản ánh những bất cập khi cho phép thực hiện dự án xây bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu như: Vi phạm hành lang bảo vệ đê, hành lang bảo vệ lưới điện cao thế… và nhất là dự án chưa đạt được sự đồng thuận của người dân; nhưng, có vẻ chính quyền quận, phường và chủ đầu tư bất chấp tất cả.
Tấm bảng công khai Dự án bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu đã bạc theo năm tháng.
Dự án bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu được chấp thuận cho Cty TNHH xây dựng và thương mại Thành Long nghiên cứu đầu tư từ ngày 12.11.2009. Lẽ ra dự án đã bị UBND TP.Hà Nội thu hồi theo quy định, tuy nhiên, ngày 22.7.2011, UBND TP.Hà Nội lại tiếp tục gia hạn đến hết quý I/2012, nếu chủ dự án không khởi công sẽ bị thu hồi. Và đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện, cũng chẳng bị thu hồi.
Theo sơ đồ quy hoạch dự án và hồ sơ thiết kế dự án, bãi đỗ xe Đầm Trấu có tổng diện tích hơn 4.581m2 thuộc 6 thửa đất; tổng đầu tư dự án hơn 4,36 tỉ đồng (100% vốn tự có). Dự án hoàn thành trong 120 ngày, chủ dự án sẽ tự khai thác, quản lý.
Theo tìm hiểu của PV, sở dĩ dự án bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu không thể triển khai được là do thiếu sự đồng thuận của người dân và chính quyền cơ sở đã không thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở.
Video đang HOT
Theo quy hoạch khu nhà ở Đầm Trấu từ năm 2000, vị trí của dự án bãi đỗ xe tĩnh được quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh. Từ khi hình thành khu dân cư, các hộ dân đã góp tiền bạc, công sức di chuyển rác thải, chất thải xây dựng… cải tạo thành công viên, trồng một dải cây xanh nằm song song với đường đê Nguyễn Khoái. Khi biết tin dự án bãi đỗ xe tĩnh được chấp thuận, người dân đã nhiều lần đề nghị chính quyền cơ sở và chủ đầu tư đối thoại. Ngày 27.8, Ban đại diện nhân dân khu nhà ở Đầm Trấu đã có đơn đề nghị gửi UBND phường Bạch Đằng, yêu cầu chính quyền sở tại tổ chức buổi đối thoại với người dân để giải thích những điều chưa minh bạch. Tuy nhiên, đề nghị này không được chấp thuận.
Bức xúc của người dân lên đến đỉnh điểm khi ngày 30.11, UBND phường Bạch Đằng tổ chức họp thông báo về việc triển khai xây bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu và trường mầm non tại khu đất B6. Thành phần được UBND phường Bạch Đằng mời dự họp gồm: Ông Lâm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, đại diện các sở KHĐT, TNMT, đại diện Cty CP đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5, Ban bồi thường và GPMB quận, Công an quận, Viện Kiểm sát Nhân dân quận, Toà án Nhân dân quận và một số tổ chức có liên quan. Trong khi đó, chủ thể cần được bàn bạc là các hộ dân khu nhà ở Đầm Trấu đã không được dự họp. Trong khi đó, cuộc họp không đánh giá về tính pháp lý của dự án cũng như quy trình pháp lý thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, mà chỉ đơn giản là bố cáo về việc sẽ triển khai dự án từ ngày 5.12, bất chấp những bất cập về mặt pháp lý và những hệ luỵ xã hội.
Đại diện các hộ dân – ông Lê Hữu Phương (ở số 7A11 Đầm Trấu) – cho rằng, cuộc họp này thể hiện sự thách thức, áp đặt với nhân dân. “Tại sao các hộ dân Đầm Trấu – những người có quyền lợi trực tiếp liên quan đến việc thu hồi đất, đã nhiều lần đề nghị được đối thoại với chính quyền- lại không được tham dự?” – ông Phương đặt câu hỏi.
Theo laodong
"Quyết thu hồi dự án không triển khai!"
"Phải quyết liệt chấn chỉnh sử dụng đất sai mục đích, đảm bảo hiệu quả các dự án được triển khai. Những dự án doanh nghiệp không triển khai sẽ kiên quyết thu hồi", Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Vũ Văn Hậu khẳng định.
Bên lề cuộc họp HĐND thành phố ngày 3/12, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Vũ Văn Hậu trả lời báo chí làm rõ những vấn đề liên quan đến sử dụng đất còn lãng phí, nhiều dự án chậm triển khai, thậm chí doanh nghiệp còn tự ý chuyển thành sân bóng, bãi đỗ xe...
Giám đốc Sở TNMT Vũ Văn Hậu trả lời báo chí bên lề họp HĐND
Qua giám sát, HĐND Hà Nội phát hiện hàng loạt dự án chậm triển khai, để hoang hóa nhưng không có biện pháp khắc phục. Cá biệt có dự án vi phạm tới 10 năm không được phát hiện. Sở TNMT có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV chúng tôi có kiểm điểm nội dung này và đã nhận thấy còn một số hạn chế yếu kém. Điều đó được thể hiện qua việc quy hoạch sử dụng đất tính khả thi chưa cao. Hơn nữa, triển khai một số nội dung còn chậm, nhiều chủ đầu tư được chọn để thực hiện dự án cũng chưa đủ năng lực. Trong khi đó hậu kiểm lại không đạt chất lượng. Chúng tôi cũng đã rút kinh nghiệm những vấn đề này.
Năm nào Hà Nội cũng lập các đoàn kiểm tra đi kiểm soát nhưng tình trạng đất giao "không đúng người" vẫn xảy ra. Phải chăng việc giao đất cho chủ đầu tư đang quá dễ dàng, thưa ông?
Đây không thể nói chuyện giao đất quá dễ dàng bởi việc khuyến khích đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết. Còn theo luật, khi quy hoạch được duyệt, dự án được duyệt thì không lý gì ngành tài nguyên không giao đất. Trong quá trình thẩm tra đúng là có chuyện năng lực đầu tư còn yếu, điều này sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Đối với những dự án để hoang hóa quá lâu hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện, liệu thành phố có kiên quyết thu hồi không?
Tôi đã nói phải kiểm tra quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng sử dụng đất sai mục đích, đảm bảo tính hiệu quả của dự án và cũng có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Những trường hợp đã giải quyết thấu tình đạt lý rồi mà doanh nghiệp không triển khai tiếp chúng tôi sẽ dứt khoát trình thành phố thu hồi đem đấu giá hoặc giao cho làm các công trình công cộng.
Một dự án treo nhiều năm để cỏ mọc tốt um tùm (ảnh chụp tháng 3/2012)
Còn việc một số doanh nghiệp phản ánh họ bỏ ra chi phí lớn để có được dự án rồi lại bị thu hồi gây thiệt hại lớn là chuyện của họ, không thể trách Nhà nước được. Ở đây, doanh nghiệp đã sai sót ngay từ đầu, không nắm được khả năng tài chính, nghĩa vụ tài chính của mình mà cứ lao vào làm, đến khi không làm được thì phải tự trách mình.
Vậy, theo ông để khắc phục tình trạng lãng đất đai trên địa bàn, thời gian tới thành phố cần phải có những biện pháp gì?
Tôi nghĩ thành phố phải tìm ngay biện pháp khắc phục tình trạng lãng phí đất. Nhưng điều đó cũng không thể một sớm một chiều có thể làm được ngay. Còn khi nhìn vấn đề phải toàn diện, trong điều kiện khó khăn như hiện nay chúng ta phải thấy được khó khăn của doanh nghiệp vì họ đã đầu tư rất nhiều tiền vào dự án và khi bị thu hồi thì có quy định đền bù cho họ không, đền bù thế nào? Chúng tôi đã trình quy hoạch sử dụng đất năm đến 2020, đồng thời tham mưu cho Thành phố một số chính sách để sửa đổi, ví dụ khi chọn chủ đầu tư có năng lực về tổ chức thực hiện, đặc biệt là năng lực về tài chính.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu, công tác kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai được triển khai tích cực. Thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt các dự án chậm triển khai, sử dụng sai mục đích và thời gian quy định; qua đó, thu hồi 807 ha đất của 7 tổ chức, đơn vị; đồng thời, đang xem xét xử lý thu hồi đối với 23 chủ đầu tư đang bỏ hoang hóa 33 khu đất với diện tích 48,8 ha.
Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tiếp tục được đẩy mạnh. Trong tổng số 10.600 ha đất tại 1.092 dự án liên quan đến thu hồi đất, GPMB, dự kiến hoàn thành 213 dự án; thu hồi và bàn giao là 1.338 ha đất; chi trả cho 28.592 hộ dân 9.513 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư 1.220 hộ dân.
Theo Dantri
Hà Nội lại nở rộ bãi giữ xe tự phát Tạm lắng xuống một thời gian ngắn sau "chiến dịch" rầm rộ của UBND thành phố Hà Nội xóa sổ các bãi xe tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại 262 tuyến phố, nay các bãi xe này lại hoạt động trở lại công khai và tiếp tục "chặt chém" khách. Hiện rất nhiều bãi giữ xe tự phát này không...