Dự án 12.000 tỷ ‘cửa đóng then cài’ sau 4 năm thua lỗ
Sau 4 năm đi vào hoạt động, nhà máy đạm Ninh Bình rơi vào cảnh bết bát vì hàng sản xuất ra bị tồn kho, máy móc lạc hậu, hư hỏng… Tổng lỗ lũy kế của nhà máy đã trên 2.000 tỷ đồng.
Nhà máy đạm Ninh Bình được đầu tư xây dựng năm 2008, trong khu công nghiệp Khánh Phú (xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) với tổng số vốn 667 triệu USD (hơn 12.000 tỷ đồng). Nhà máy đi vào hoạt động năm 2012.
Chủ đầu tư nhà máy là Tập đoàn hóa chất Việt Nam – Vinachem. Tổng thầu là một công ty của Trung Quốc. Khi đi vào hoạt động, nhà máy được kỳ vọng sẽ cung cấp phân bón cho toàn bộ khu vực sông Hồng và các tỉnh phía Bắc với công suất đạt 560.000 tấn ure mỗi năm.
Tuy nhiên, ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động, nhà máy này đã thua lỗ 75 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế từ năm 2012 đến đầu năm 2016 đã trên 2.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo công ty TNHH MTV đạm Ninh Bình cho biết, nguyên nhân thua lỗ do chi phí sản xuất quá cao, giá ure trên thị trường liên tục giảm. Đặc biệt các thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc chất lượng trung bình nên thường xuyên xảy ra sự cố và tốn rất nhiều chi phí sửa chữa. Nhà máy cũng luôn trong tình trạng ngập nước vì mặt bằng thấp.
Video đang HOT
Từ tháng 3/2016, nhà máy ngừng hoạt động để sửa chữa máy móc và bán hàng tồn kho, 400 công nhân nhà máy phải nghỉ việc. Tháng 8/2016, dù hoạt động trở lại nhưng công suất sản xuất chỉ đạt 60% nên hàng trăm công nhân nhà máy vẫn chưa có việc làm.
Cửa chính, cửa phụ ra vào nhà máy được khóa chặt, thường xuyên đóng im lìm.
Nhiều kho, bến bãi, dây chuyền sản xuất nhiều tháng nay không được khởi động.
UBND tỉnh Ninh Bình từng có văn bản đề nghị Chính phủ “cứu” nhà máy. Tuy nhiên, khả năng để nhà máy hoạt động trở lại là khó bởi dây chuyền sản xuất do Trung Quốc sản xuất thường xuyên hư hỏng, tiền sửa chữa bảo dưỡng tốn kém dẫn đến chi phí sản xuất cao, chưa kể đạm sản xuất ra không tiêu thụ được.
Bến cảng không còn tàu thuyền ra vào nhập nguyên liệu và chở đạm đi tiêu thụ như trước kia.
Khu vực cảng được đặt biển cấm nhưng cũng không ai nhòm ngó đến. Bộ Công Thương cho biết đang tiến hành thanh tra và sắp có báo cáo kết luận với Thủ tướng xem xét trách nhiệm cụ thể về dự án nghìn tỷ thua lỗ này.
Hai băng chuyền nối giữa nhà máy với cầu cảng Ninh Bình để chuyển hàng hóa và bốc than vào lò đốt ngưng hoạt động.
Hai băng chuyền nối giữa nhà máy với cầu cảng Ninh Bình để chuyển hàng hóa và bốc than vào lò đốt ngưng hoạt động.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, để khắc phục hậu quả của dự án cần có những nghiên cứu thấu đáo, xem xét, đánh giá thật kỹ lưỡng, cụ thể tính chất khả thi trong các phương án xử lý. Hướng giải quyết cho 700 lao động của nhà máy, ông Tuấn Anh cho hay, phải được xem xét trong khuôn khổ tổng thể dự án và nguyên tắc đảm bảo tối đa vốn Nhà nước. Bộ Công thương cũng sẽ xem xét làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới dự án chục nghìn tỷ đồng này.
(Theo Vnexpress)
Vân Long được đề xuất là khu đất ngập nước quan trọng thế giới
Sở hữu hệ sinh thái đầm lầy ngập nước và thủy văn ngầm hiếm có, động thực vật đa dạng, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (Ninh Bình) có thể trở thành khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar) thứ 9 của Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh Ninh Bình và các đơn vị liên quan đang hoàn thiện hồ sơ Ramsar cho Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm phía đông bắc huyện Gia Viễn, Ninh Bình.
Đại diện Bộ Tài nguyên cho biết, khu bảo tồn này đạt 5/9 tiêu chí do Công ước Ramsar đề ra, vượt hơn so với quy định tối thiểu là 1/9 tiêu chí. Trong đó, Vân Long sở hữu kiểu cảnh quan hệ sinh thái đầm lầy ngập nước và thủy văn ngầm hiếm thấy trong khu vực Đông Dương.
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Ảnh: Ngọc Bích.
Vân Long còn sở hữu khoảng 50% quần thể loài voọc mông trắng trên toàn thế giới. Khu bảo tồn cũng là sinh cảnh quan trọng cho nhiều loài chim nước, cá bản địa và các loài thực vật, điển hình là nưa gián đoạn Amorphophallus interruptus chỉ ghi nhận tại vài điểm ở tỉnh Ninh Bình.
Công ước Ramsar viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước, được ký tại thành phố Ramsar, Iran năm 1971.
Việt Nam đã có 8 khu đất ngập nước được công nhận Ramsar gồm Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu hệ đất ngập nước Bầu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Ba Bể, Vườn quốc gia Tràm Chim, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia Côn Đảo, Vườn quốc gia U Minh Thượng và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
Phạm Hương
Theo VNE
Nhà đá trăm tuổi độc nhất ở cố đô Hoa Lư Ngôi nhà cổ ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) có bốn bề tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá và gỗ lim, ghép nối hoàn toàn không dùng chất kết dính. Chủ nhân của ngôi nhà đặc biệt này là bà Đinh Thị Long (77 tuổi) thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân. Bà Long cho biết, ông nội của...