Dù ai nói gì, tôi vẫn kiên định ở nhà chăm con 3 năm đầu đời
Nhiều người nói tôi khùng vì đôi khi cơ hội phát triển sự nghiệp chỉ đến một lần trong đời, nếu không nắm bắt sẽ ân hận về sau. Còn con cái, có lúc nào… chẳng được.
Tôi tiến tới hôn nhân khi hay tin cơ thể mình vừa đón nhận một hạt đậu bé xíu có tim. Niềm hạnh phúc vừa làm vợ vừa làm mẹ đến cùng lúc khiến tôi muốn hét lên với cả thế giới. Hùng, chồng tôi, gõ đầu vợ như đối với một đứa trẻ: “Vui thôi chứ đừng vui quá. Giờ tâm thế của em đã khác rồi. Đừng làm bà mẹ trẻ nhí nhắng đấy.”
Đúng thời điểm đó tôi hay tin mình đang trong quá trình thử thách để được cấp trên cất nhắc lên trưởng phòng. Thế nhưng sau một buổi tối ngồi trò chuyện cùng chồng, nói lên cảm xúc và mong muốn của bản thân thời điểm hiện tại, tôi đã không làm ứng viên vào “cuộc đua maratong” âm thầm khốc liệt trên chặng đường dành chiếc ghế nhiều người mơ ước đó.
Ảnh minh họa.
Nhiều người nói tôi khùng. Đôi khi cơ hội chỉ đến một lần trong đời, nếu không nắm bắt sẽ ân hận về sau. Còn con cái, có lúc nào…chẳng được. Thế nhưng mỗi người có một sự lựa chọn riêng biệt mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tôi thấm thía để được làm mẹ là cả một hạnh phúc, với nhiều người là sự đánh đổi lớn lao.
Nga, cô bạn thân học cùng ba năm cấp ba với tôi, và hai người gắn bó thêm bốn năm đại học – vừa ra đi sau đợt điều trị ung thư vú. Lứa tuổi ung thư ngày càng trẻ hóa, nhưng tìm đến và gõ cửa cô gái tràn đầy năng lượng như bạn thân tôi, khi cô ấy còn chưa kịp có chồng và được làm mẹ, điều đó khiến chúng tôi bị sốc và không tránh khỏi cảm giác chua xót.
Trong hơn một năm chống chọi với những đợt xạ trị khốc liệt, Nga chỉ có một ước nguyện đơn giản với tất cả mọi phụ nữ, nhưng với cô ấy thời điểm hiện tại là không tưởng, Nga mong muốn được làm mẹ.
Cô nói chỉ cần thỏa ước nguyện ấy, thì cô ra đi cũng thanh thản. Đời người là phù du, đôi khi với ai đó nhanh chóng đến nỗi chỉ thoảng qua như một giấc mơ. Cô chưa kịp tận hưởng những buồn vui, khóc cười đúng nghĩa của một người phụ nữ, thì đã phải từ bỏ cõi đời tươi đẹp này. Đương nhiên với ước nguyện của Nga, tình trạng bệnh tình của cô đã không cho phép. Nga ra đi vào một ngày Hà Nội rét buốt, mang theo cả những dang dở của dự định làm mẹ quá đỗi bình dị ấy.
Chứng kiến câu chuyện của người bạn thân, tôi thấm thía một điều rằng hạnh phúc làm mẹ mình đang đón nhận, đôi khi trở thành thứ khát khao khôn nguôi của một ai đó mà số phận còn chưa kịp trao cho họ cơ thực hiện. Thế nên khi hay tin cơ thể mình đang hình thành một hạt mầm bé xíu và đã bắt đầu có những nhịp đập trái tim nóng hổi, tôi tình nguyện gạt bỏ những tham vọng quyền lực sang một bên. Trở thành một người mẹ, người phụ nữ bình dị, song song công việc là một viên chức nhà nước bình thường, đối với tôi đó là sự lựa chọn phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại.
Video đang HOT
Trong thời gian gắn bó với con gái nhỏ trong ba năm đầu đời hết sức quan trọng ấy, vẫn có những lời rủ rê “nhảy việc” hấp dẫn từ phía những người bạn thời đại học, nhưng tôi nói “không”. Tôi không muốn biến cuộc sống của mình trở thành một cuộc đua, ngược lại nhẩn nha tận hưởng từng phút giây hạnh phúc làm mẹ bên con yêu. Tôi hiểu cuộc đời này, cái gì cũng có giá tương đương của nó.
Nếu tôi ưu tiên công việc và chuyện kiếm tiền, thì song song với nó quỹ thời gian quý giá bên con nhỏ sẽ bị rút ngắn lại. Đương nhiên có những phụ nữ nghị lực và giỏi quản lý quỹ thời gian, vẫn cân bằng được cả hai lĩnh vực ấy, thậm chí họ làm rất tốt. Nhưng tôi biết bản thân mình là ai, và không cố gồng cố rướn khoác lên vai chiếc áo choàng quá rộng và không vừa sức.
Gắn bó cùng con trong những năm tháng ấu thơ ngọt ngào nhất, tôi mặc định đó không phải là nghĩa vụ đơn thuần của một bà mẹ mà là hạnh phúc và may mắn của người phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Đã từng trải qua một tuổi thơ thiếu thốn tình cảm, cha mẹ vì kế sinh nhai phải xa nhà mưu sinh biền biệt, thế nên tôi muốn bù đắp cho con gái nhỏ những thiệt thòi mà thời bố mẹ chúng phải gánh chịu. Khi con gái đã trải qua những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc nhất, đủ chững chạc để đăng ký đi mẫu giáo, bấy giờ tôi có nhiều thời gian cho bản thân hơn và tăng tốc trên những mục tiêu mà ba năm qua, bản thân đã tạm gác lại.
Vì xét cho cùng, quãng đời thơ ấu của con nhỏ chỉ có một lần trong đời. Thay vì càm ràm chuyện chồng con “cản trở” việc thăng tiến trong công việc, tôi chọn cách tận hưởng từng giây phút quý giá bên con. Để sau này nhìn lại, cá nhân thấy thời gian vàng ngọc ba năm đầu đời cùng bé là một thời kỳ quá đẹp, nó sẽ là hành trang và ký ức lung linh theo mẹ và con trong suốt hành trình sau này.
Thu Thảo
Theo phunuonline.com.vn
Chết lặng với sự thật sau cánh cửa mờ tối nhà cô giúp việc
Căn phòng trọ trống hoác, Hạnh như không còn tin vào mắt mình, trong ánh sáng mờ mờ cuối ngày, Hạnh thấy chồng mình ngồi bệt dưới đất, hai tay ôm mặt, rất tội nghiệp.
Nó vẫn ngoan ngoãn, vâng lời mọi người trong gia đình, chăm chỉ làm việc, nhưng mọi việc nó làm theo kiểu trách nhiệm, làm cho xong chứ không hào hứng, nhiệt tình như trước đây. Thời gian Thơm mới làm, cả gia đình chị đều rất quý và coi nó như một người thân, một thành viên trong gia đình.
Có lần tình cờ bắt gặp con bé mặc thử chiếc váy, đi cả đôi bốt hàng hiệu của mình, rồi mải mê soi gương, Hạnh giận lắm. Con Thơm thì cuống cuồng xin lỗi. Nó khóc như mưa, nhưng trong tiếng nấc và những giọt nước mắt của nó như thấy có điều gì tủi hờn, ấm ức mà chị không hiểu. Chỉ đơn giản nghĩ nó tủi thân và sợ thôi.
Cô giúp việc nhà tôi khá nhanh nhẹn, chịu khó. Ảnh minh họa
Hơn 4 năm trước, qua một người quen giới thiệu, Thơm, quê Lạng Sơn đã đến giúp việc nhà Hạnh. Khi ấy nó mới 16 tuổi. Con bé ngoan, chịu thương chịu khó nên Hạnh rất quý và tin tưởng. Thậm chí có những lần mẹ cô ốm ở quê, bận đi công tác xa, Thơm còn thay cô về quê chăm sóc mẹ.
Ai biết chuyện cũng khen Hạnh mát tay nuôi người. Vì trên thực tế, kiếm người giúp việc ưng ý, tin cậy, có thể giao phó mọi việc trong nhà là cực kỳ khó khăn. Ngoài xã hội, đài báo nhan nhản những câu chuyện người giúp việc kinh hoàng khiến cho mọi người luôn cảnh giác và lo sợ.
Với suy nghĩ đơn giản, rằng mình sống chân tình, quý nó thì nó sẽ tốt với gia đình là điều đương nhiên. Đôi khi sự mắng mỏ cũng là chỉ bảo muốn nó làm tốt hơn. Con bé nhanh ý, biết chiều theo sở thích từng người. Ví như nấu bữa sáng, chỉ là món mì tôm nhưng ai muốn ăn nấu kỹ, có rau, có thịt, ai muốn mì úp, Thơm đều làm đúng ý nên cả nhà ai cũng tin cậy và quý mến.
Giờ đây Thơm đã thành thiếu nữ tuổi gần 20. Có lần buổi tối ăn cơm xong, nó ngồi đần mặt ra nói với Hạnh: ở quê cháu, bạn bè bằng tuổi lấy chồng hết rồi. Cháu thành ế cô ạ. Hay cháu muốn về quê? Hạnh hỏi.
"Không. Thôi cô cứ cho cháu ở lại đây với cô chú, sau nếu có ai thương cháu, cô gả chồng cho cháu cô nhé"- Thơm tỉ tê, Hạnh cũng thấy thương.
Trong cuộc sống gia đình, có con bé giúp việc Hạnh bớt được nhiều việc vặt, tập trung cho công tác chuyên môn, có thời gian đi học thêm nên cô được đề bạt rất nhanh. Từ trưởng phòng, phó giám đốc rồi bây giờ đang là cán bộ cơ hữu vào vị trí giám đốc. Chính vì vậy, thời gian Hạnh dành cho gia đình cũng bớt dần.
Sau đợt đi công tác nước ngoài dài ngày trở về, Hạnh cảm thấy cái Thơm có điều gì khang khác. Nó hay ngồi một mình trong bếp, làm thì quăng vung bỏ vãi, nấu cơm quên bật công tắc, canh thì không cho gia vị... Thấy lạ, Hạnh gặng hỏi thế nào nó cũng không nói, chỉ im lặng.
Đến thế này, tôi có gì không hiểu. Ảnh minh họa
Một hôm nó rơm rớm nước mắt nói với Hạnh cho nó nghỉ việc về quê, nó bảo cháu xin nghỉ hẳn. Nghĩ Thơm buồn chuyện chồng con, muốn về quê tìm chồng, Hạnh không giữ, chỉ cho nó ít tiền, dắt ra siêu thị mua quần áo, thuê hẳn một chiếc taxi cho Thơm về Lạng Sơn.
Bẵng đi 4 tháng sau, Thơm gọi điện cho Hạnh nói cháu rất muốn gặp cô. Hai cô cháu hẹn nhau tại một hiệu may quần áo trước đây chị đã dắt nó ra may. Hạnh vô cũng ngạc nhiên khi thấy cái Thơm bụng lùm lùm. Tưởng nó đã lấy được chồng, Hạnh mừng rỡ hỏi, nhưng nó cúi gằm mặt xuống và khóc nức nở: Cháu không lấy được chồng, cháu chưa dám về quê mà thuê nhà ở gần đây thôi cô ạ.
Nhưng còn cái thai? Bố nó là ai? Có phải thằng bạn cùng quê đi làm phu hồ thỉnh thoảng đến gặp cháu ở nhà cô trước đây không? Nhưng con bé không trả lời mà càng khóc to hơn. Thương quá, Hạnh bắt nó dẫn về nhà, sắm sửa cho vài thứ đồ dùng rồi gọi chồng đến sửa cho nó cái vòi nước hỏng, chiếc bóng điện bị cháy. Lòng Hạnh thật sự xót thương con bé.
Một hôm sau giờ làm, Hạnh đến căn phòng trọ của Thơm, mang cho nó ít đồ sơ sinh và mấy hộp sữa. Cửa không khoá nhưng gõ mãi không thấy ai ra mở. Người hàng xóm nói vừa thấy cái Hạnh trong nhà. Sợ con bé bị làm sao, Hạnh nhờ anh ta đẩy hộ cái chốt cửa.
Căn phòng trọ trống hoác, Hạnh như không còn tin vào mắt mình, trong ánh sáng mờ mờ cuối ngày, Hạnh thấy chồng mình ngồi bệt dưới đất, hai tay ôm mặt, rất tội nghiệp. Cái Thơm đứng nép góc tường, ôm bụng khóc, rồi từ từ quỳ xuống vái như tế sao.
Sau vài giây chết lặng, Hạnh chợt hiểu. Chị không nói được lời nào, cũng chẳng mắng mỏ theo kiểu ghen tuông thường tình mà đóng sập cửa rồi đi như chạy. Người đàn bà nhân hậu, vì quá tin người, quá ham mê công việc mà để xảy ra cơ sự.
Bỗng dưng chị quay ra trách chính mình và biết rồi đây sẽ phải đối mặt với một mớ bòng bong, một bài toán cực khó mà lời giải chẳng dễ dàng có được.
Yến Nhi
Theo danviet.vn
Hãy ngưng hoài niệm về quá khứ Không một ai có thể ép buộc bạn phải từ bỏ hết những hồi ức đẹp đẽ mà bạn có được, chỉ là thầm mong bạn sớm nhận ra chân lý: hồi ức thì mãi chỉ là hồi ức. Nếu vậy thì tại sao ta không trân trọng từng giây phút của hiện tại mà cứ hồi tưởng về quá khứ? Ngày thơ...