ĐT Italia bước vào giai đoạn hoàng kim
ĐT Italia đã vô địch EURO 2020, nhưng đội bóng này sẽ không giống như vì sao vội vã vụt sáng 1 lần rồi lịm tắt trong những năm sau đó. Azzurri phiên bản khác biệt nhất trong lịch sử đã sẵn sàng bước vào một giai đoạn hoàng kim mới.
Cái dớp nhiệm kỳ thứ hai đè nặng Mancini
HLV Roberto Mancini sẽ ở lại để đi tiếp hành trình tại VCK World Cup 2022, ông dũng cảm đối mặt với cái dớp các HLV của Azzurri khó thành công ở giải đấu lớn thứ hai. Kể từ sau thời của HLV Enzo Beazort, các vị thuyền trưởng Azzurri luôn chỉ thành công ở giải lớn đầu tiên dẫn dắt. Nhưng lần này, Mancini có lý do để tiếp tục hành trình thách thức lịch sử.
Các phiên bản trước đây, ĐT Italia luôn là “đội bóng 1 mùa”, họ đã dành tất cả những gì tinh hoa nhất cho 1 giải đấu lớn, khi khả năng gây bất ngờ của đội bóng bị đánh giá thấp được phát huy tối đa. Nhưng ở các giải sau đó, yếu tố bất ngờ không còn, Azzurri trở lại với sự tăm tối hoặc chỉ thành công một cách hạn chế.
2 năm sau khi vào chung kết USA 1994, Italia của HLV Arrigo Sacchi bị loại ngay vòng bảng EURO 1996. Kết cục tương tự cũng xảy ra ở VCK World Cup 2014, chỉ 2 năm sau khi đội quân của HLV Cesare Prandelli giành á quân EURO. Các VCK World Cup 2002 và EURO 2008, ĐT Italia đều bị loại ở vòng knock-out đầu tiên chỉ 2 năm sau khi lọt vào trận cuối cùng của giải lớn.
Đó có phải là dớp? Đúng, nếu cũng suy nghĩ duy tâm như người Italia. Nhưng ở khía cạnh khác, các phiên bản trước đây của Azzurri được xây dựng theo chu kỳ ngắn hạn 2 năm. Hoặc thay HLV để đập đi xây lại, hoặc người cũ ở lại thì cũng hết phép do yếu tố bất ngờ với các đối thủ không còn.
Video đang HOT
HLV Mancini xây dựng ĐT Italia có thể cạnh tranh danh hiệu trong nhiều năm, chứ không phải kiểu đội bóng 1 mùa như trước đây
Nhưng HLV Mancini đã xây dựng một nền tảng để có thể chiến thắng hoặc chí ít cạnh tranh danh hiệu trong nhiều năm. Hãy nhớ lại, Inter và Man City ngày xưa cũng đã rất lâu không chiến thắng trước khi bổ nhiệm Mancio, xây dựng bộ khung hoàn hảo trước khi những người kế nhiệm như Jose Mourinho và Pep Guardiola đưa đội bóng ấy lên ngự trị ở đỉnh cao. Cậu con trai Andrea Mancini nói rằng 3 năm trước, chỉ duy nhất bố anh tin Italia có thể vô địch EURO 2020!
Lối chơi hiện đại, gợi nhớ Tây Ban Nha 2008
Trong 2 trận bán kết và chung kết EURO 2020, ĐT Italia trở lại với phiên bản xù xì, lỳ lợm vốn có truyền thống, khi đội quân áo thiên thanh đã rất gần vinh quang và phải gặp các đối thủ mạnh. Nhưng trước đó, không ai có thể chê trách lối chơi hiện đại thiên về kiểm soát bóng của Azzurri từ vòng bảng cho tới hết vòng tứ kết, họ thậm chí đã dồn ép phần lớn thời gian trước một ứng viên hàng đầu là Bỉ.
Tây Ban Nha ở VCK EURO 2008 của cố HLV Luis Aragones cũng vậy. Việc cách tân lối chơi theo phong cách của Barca đã giúp ĐT Tây Ban Nha liên tiếp vô địch 3 giải đấu lớn trong giai đoạn 2008-2012, đều bằng cách chơi kiểm soát bóng khiến đối thủ ngộp thở. Azzurri ngày nay không mạnh bằng La Roja năm 2008 ở từng cá nhân nên khả năng thống trị bóng đá thế giới khó xảy ra hơn. Nhưng nếu trong 16 tháng tới trước khi VCK World Cup 2022 khởi tranh, Mancio được bổ sung những chỗ còn yếu (đặc biệt vị trí trung phong), đội quân áo thiên thanh đủ khả năng để tiếp tục làm nên những điều phi thường.
HLV Mancini đã xây dựng được một môi trường ĐTQG đầy tích cực, giàu tính cạnh tranh nhưng cũng rất đoàn kết. Azzurri không còn cảnh những người Juve chiếm sóng ở hầu hết các vị trí, dù vai trò của cặp trung vệ Leonardo Bonucci – Giorgio Chiellini quá quan trọng. Azzurri là của tất cả người dân Italia trên toàn thế giới, luôn mở cửa với tất cả cầu thủ từ mọi đội bóng nhỏ, miễn là có tài năng và khao khát cống hiến cho màu áo thiên thanh.
Nói Azzurri-Mancio phải thành công rực rỡ như ĐT Tây Ban Nha giai đoạn 2008-2012 thì quá khó, nhưng chí ít đội bóng này cũng có thể mở ra một thời kỳ thống trị huy hoàng như Pháp từ 2016 đến nay và Đức giai đoạn 2006-2016. Azzurri đủ khả năng để đi sâu vào các giải đấu lớn trong vòng ít nhất 4-5 năm nữa.
Làm sao để vào chung kết 2 giải lớn liên tiếp?
Trong vòng 83 năm qua kể từ khi vô địch World Cup 1938, ĐT Italia chỉ có đúng 1 lần vào chung kết được 2 giải đấu lớn liên tiếp. Sau khi vô địch EURO 1968 trên sân nhà, 2 năm sau đó, đội quân của HLV Ferruccio Valcareggi tiếp tục đi đến trận chung kết Mexico 1970 và đứng trước thời cơ trở thành đội đầu tiên 3 lần VĐTG, trước khi bị Brazil đè bẹp 4-1 trong trận cuối cùng. Đó cũng là lần gần nhất Azzurri vào chung kết 2 giải lớn liên tiếp.
5 - Nếu tại vị hết VCK World Cup 2022, Mancini sẽ có hơn 5 năm rưỡi dẫn dắt ĐT Italia, trở thành HLV tại vị lâu nhất cùng Azzurri kể từ sau Enzo Bearzort (từ 1975 đến 1986).
EURO 2020: Hãy duy trì 'đặc sản' này!
Tùy quan điểm riêng, nhưng không ít người sẽ chọn pha kéo áo của Giorgio Chiellini (Italia) đối với Bukayo Saka (Anh) là hình ảnh đáng nhớ nhất tại EURO 2020.
Một trong những chỗ đáng nhớ của nó là tính chất hài hước thật khó có trong một trận chung kết đỉnh cao.
Bảo xấu, thì quả là xấu. Nhưng, đâu khó kể ra hàng trăm hình ảnh khác còn xấu xa, đê tiện, độc ác hơn nhiều, trong bóng đá đỉnh cao.
Khen một hành động như thế thì không ổn rồi. Nhưng, qua cái hành động rõ ràng là phản fair-play của Chiellini, người ta lại thấy được khối điều hay ho khác của chính anh. Những gì Chiellini muốn, anh đều đạt được. Đấy lại là điều hữu ích cho toàn đội. Đối thủ hoàn toàn không chịu hậu quả đáng kể gì (có khi còn được khen, được thông cảm, trở nên nổi tiếng hơn ấy chứ). Và trọng tài không thể trừng phạt Chiellini điều gì khác hơn là một chiếc thẻ vàng, coi như vô nghĩa.
Rất nhanh (trong suy nghĩ), hợp lý (xét theo tình huống thực tế), dứt khoát (động tác ra tay), hiệu quả (mục đích đạt được)! Đấy xem ra cũng là những giá trị lớn mà một đội bóng nên hướng đến khi ra sân.
Chiellini không phải là cầu thủ hay nhất của Italia, cũng chẳng phải là biểu tượng, hoặc là cầu thủ có ảnh hưởng to tát gì, cả trong lối chơi lẫn trên tinh thần. Anh mang băng thủ quân chẳng qua vì Azzurri xưa nay thường đơn giản trao băng thủ quân cho cầu thủ lớn tuổi nhất trong đội. Tóm lại, đấy chỉ là một cầu thủ bình thường. Như Marco Materazzi tại World Cup 2006, hoặc Claudio Gentile tại World Cup 1982. Nếu như đấy là biểu tượng, câu chuyện về Azzurri lại khác, lại... mất hay.
Materazzi chọc tức khiến Zinedine Zidane sập bẫy, bị đuổi trong trận chung kết World Cup 2006 - cái hình ảnh mà rất nhiều nơi phải tạc tượng, để ghi lại một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá. Lưu ý: tạc tượng, vì giá trị nghệ thuật rất cao trong hình ảnh húc đầu của Zidane. Cũng như giá trị hài hước rất cao trong hình ảnh ngã ngửa của Saka vậy. Gentile thì dùng tiểu xảo để vô hiệu hóa cả hai siêu sao lớn nhất của bóng đá thế giới tại World Cup 1982 - Diego Maradona (Argentina) và Zico (Brazil).
Người ta gọi đấy là Catenaccio. Khái niệm này không chỉ là một cách chơi bóng, một chiến thuật phòng ngự thật kín kẽ ("cài then cửa" gì đấy). Catenaccio là cả một nghệ thuật, một tinh thần. Dù xuất xứ không phải ở Italia, nhưng Catenaccio nhanh chóng trở thành đặc sản tuyệt vời của Catenaccio, bén rễ và phát triển bền vững qua bao thời kỳ. Nó quá phù hợp với lối sống Italia, cách nghĩ Italia. Không có hành động nắm cổ áo của Chiellini, cách nói "chọc tức" của Materazzi, cách kèm người dai như đỉa và phạm lỗi trong khuôn khổ của Gentile, thì không bao giờ là bóng đá Italia "chuẩn Catenaccio".
Có người chỉ thấy Chiellini chộp cổ áo đối phương, và chỉ biết đấy là hành động "bị cấm". Vậy đừng làm. Có người lại thấy: luật bóng đá "không cấm", mà chỉ quy định rằng ai làm thế thì phải chấp nhận hình phạt thẻ vàng. Vậy hãy làm, nếu cái lợi của nó to hơn chiếc thẻ vàng.
Bonucci thuyết phục Chiellini dự World Cup 2022 cùng Italia Trung vệ Leonardo Bonucci khẳng định anh sẽ làm mọi thứ thuyết phục người đồng đội thân thiết Giorgio Chiellini tiếp tục lên tuyển Italia nhằm chinh phục chiếc cúp vàng World Cup 2022. "Tôi sẽ thuyết phục anh ấy vì chúng tôi sẽ đi nghỉ mát cùng nhau. Hãy yên tâm, tôi sẽ thuyết phục anh ấy", Bonucci chia sẻ. Dù vậy,...