“Drive my car”, hành trình tìm lại ý nghĩa của thanh âm
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, nằm trong tuyển tập truyện ngắn “Đàn ông không có đàn bà” của nhà văn Haruki Murakami, bộ phim “ Drive my car” (2021) của đạo diễn Hamaguchi Ryusuke đã vượt qua nhiều ứng cử viên xuất sắc để giành được Giải Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất tại liên hoan phim Oscar 2022.
Nhiều người vẫn luôn nghi ngờ sự thành công của phim chỉ dựa vào danh tiếng của Murakami Haruki, vốn đã vươn xa đến giới văn học phương Tây và được nhiều người trên thế giới mến mộ. Tuy nhiên, chính đạo diễn Hamaguchi, dưới sự cho phép của tác giả, đã viết lại kịch bản theo hướng hoàn toàn khác và biến nó trở thành một tác phẩm của riêng mình.
Những nỗi buồn tìm thấy nhau
Chuyện phim “Drive my car” kể về nhà đạo diễn sân khấu kịch nổi tiếng Kafuku Yusuke đột ngột nhận được lời mời đạo diễn vở bi kịch Cậu Vanya của nhà viết kịch người Nga Anton Chekhov tại một nhà sân khấu ở Hiroshima sau hai năm vợ anh – cô Oto qua đời. Do yêu cầu công việc, anh bất ngờ trở thành bạn đồng hành với cô gái trẻ Watari Misaki, người làm tài xế cho mình. Sau đó, người ngoại tình với Oto – chàng diễn viên Takatsuki Koji xuất hiện trong buổi thử vai và được tuyển thành diễn viên của vở kịch. Mục đích của Takatsuki là mong muốn được chia sẻ với Yusuke về ký ức với Oto nhằm nguôi ngoai đi nỗi nhớ thương trong mình.
Trong câu truyện gốc của Murakami, vốn đem lại cho người xem cảm nhận về các nhân vật trở nên cộc cằn, bất cần đời hơn khi nhân vật tự thổ lộ mất mát của bản thân. Dưới bàn tay đạo diễn Hamaguchi, các nhân vật trên màn ảnh trở nên tinh tế hơn với cảm xúc. Khi biến những lời văn thành âm thanh, cách mỗi nhân vật trong phim biểu hiện với ngôn từ phản ánh cá tính mỗi người. Đặc biệt, chính vở kịch Cậu Vanya thậm chí còn được thực hiện theo phong cách thể nghiệm bao gồm nhiều bạn diễn khác quốc tịch và cả người khuyết tật cùng tham gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines). Chi tiết này được đạo diễn Hamaguchi lồng vào vốn là một dự án cá nhân của ông nhưng lại góp phần làm phim càng trở nên chân thực.
Yusuke, người chạy trốn nỗi đau
Yusuke và người vợ Oto cùng mang niềm thương tiếc với cô con gái 4 tuổi đã mất. Suốt 20 năm chung sống với vợ, anh vẫn luôn trốn tránh không thẳng thắn cùng vợ đối mặt với nỗi đau mất con. Sự trốn chạy của Yusuke cứ kéo dài mãi, bỏ qua cả những lần vợ ngoại tình, cho đến khi nó lớn tới nỗi cả hai chỉ có thể đối thoại với nhau qua các câu chuyện của người vợ. Oto luôn phải vờ như mình đã ‘quên’ để cho người chồng ‘can đảm’ trò chuyện cùng cô. Sau khi vợ mất, anh chỉ thu mình lại trốn trong chiếc xe của mình như tự biệt lập với thế giới. Hành động Yusuke nghe lại băng ghi âm của vợ với các lời thoại kịch như thể tìm về sự tồn tại của cô. Nhưng khán giả chỉ cảm nhận được sự vô cảm thông qua cái cách mà anh đọc lời thoại. Ngoài ra, cách chơi chữ của tác giả cũng đóng vai trò như một nét chấm phá của câu chuyện. Theo đó, Kafuku nghĩa là Ngôi nhà và Oto có nghĩa là thanh âm. Khi Oto trở thành vợ của Yusuke, cô theo họ chồng và mang tên Kafuku Oto, có nghĩa là “ngôi nhà phúc âm”. Sau khi cô mất, Yusuke lẻ loi và trở thành “căn nhà không còn thanh âm”.
Takatsuki, người trẻ tuổi mộng mơ
Takatsuki cùng chia sẻ nỗi nhớ thương Oto với Yusuke. Nhưng dù là niềm đau, anh vẫn sống tiếp với tình yêu như cách anh hẹn hò bạn diễn Janice Chang người Đài Loan (Trung Quốc) trong đoàn kịch dù cả hai không hiểu ngôn ngữ của nhau. Takatsuki có những cá tính như cởi mở, nhiệt huyết, liều lĩnh và bất cần đời của người trẻ tuổi; là những yếu tố được đạo diễn thêm vào như một sự trái ngược với Yusuke như sự tương phản giữa hai người tình địch. Tuy nhiên, Takatsuki lại đóng vai trò là ‘người đưa thư’, kể lại cho Yusuke phần còn lại câu chuyện mà người vợ chưa từng kể cho anh nghe; cũng thay người vợ giãi bày nỗi đau mà anh cố tình lờ đi vì không đủ dũng khí đối mặt.
Misaki, cô gái nhỏ gan góc
Misaki là người đồng hành với Yusuke xuyên suốt bộ phim, đóng vai trò là người dẫn lối cho anh suốt hành trình tìm lại ý nghĩa của cuộc sống. Giá trị của Misaki là sự chân thật của ngôn từ. Cô sống thực với những gì cô có, cả nỗi buồn về cái chết của người mẹ khi nhà họ bị lở đất. Mặc dù bà chưa từng thương cô trong đời nhưng cô vẫn biết ơn vì được bà dạy cách lái xe. Khi nói chuyện với Yusuke, cô chưa từng nói dối, dù chỉ một lời xã giao. Sự thật của cô vừa lạnh lùng và đắng ngắt nhưng không hoa mỹ hay sáo rỗng như khi Yusuke nói chuyện với Takatsuki. Chính điều đó khiến Yusuke mở lòng với Misaki bằng việc mời cô điếu thuốc trong xe, cũng là lúc anh ta quyết định từ bỏ thế giới biệt lập của mình. Gần cuối phim, khi Misaki đưa Yusuke đi tảo mộ mẹ mình, cũng là lúc cô hoàn thành vai trò của mình: đưa người đã khuất yên nghỉ và để người sống được nguôi ngoai.
Ý nghĩa của thanh âm
Có thể thấy, “Drive my car” được đạo diễn Hamaguchi tái sáng tác một cách tài tình, dẫn dắt và tạo nên những mối quan hệ đan xen lẫn nhau. Tạo nên một bi kịch sân khấu nằm giữa những bi kịch cuộc đời. Hơn thế, sự kết thúc của vở diễn Cậu Vanya lại được thể hiện qua diễn xuất của cô gái câm Lee Yoo-na người Hàn Quốc trong đoàn kịch. Khi đó, đã chẳng còn thanh âm ngoài ý nghĩa của nó. Sự tĩnh lặng trên sân khấu chỉ còn những ngôn ngữ cử chỉ và kết thúc bằng một tràng pháo tay ca ngợi màn trình diễn mang ý nghĩa cao đẹp vượt lên tất cả ngôn từ.
Tại sao lại được Oscar?
Câu chuyện của “Drive my car” thực chất kể về nỗi cô đơn, căn bệnh trầm kha của xã hội Nhật Bản. Con người luôn phải sống trong lễ giáo truyền thống, ảnh hưởng nặng của đạo Khổng. Họ luôn giữ mình cứng rắn trước mọi cảm xúc, gần như là một quy chuẩn của sự trưởng thành. Phần lớn người Nhật rất kiệm lời về mình, thường mang theo nỗi niềm cho đến lúc chết. Từ đó, nhiều tệ nạn xã hội và những gia đình không hạnh phúc được sinh ra. Ngoại tình đã trở thành một sự thật thầm kín được thừa nhận của xã hội. Người ta đã quên đi hạnh phúc thực sự là thế nào.
Bất hạnh lan nhanh khắp thế giới sau đại dịch. Theo sau là sự sợ hãi, nỗi cô đơn và nỗi đau mất đi người thân đã phần nào ăn sâu vào con người của hành tinh này. Mối quan hệ giữa con người đang khao khát một sự chữa lành, kết nối và yêu thương. Hành trình của Yusuke và Misaki trong chiếc xe hơi mang lại sự đồng điệu với xã hội phương Tây và khuyến khích họ một lần nữa bắt đầu hành trình đi tìm lại bản thân mình. Nhờ vậy, bộ phim đạt được sự đồng cảm của ban giám khảo như một sản phẩm của thời đại.
Bộ phim được kỳ vọng là "Parasite thứ 2" tại Oscar 2022: Kiệt tác làm nên lịch sử nước Nhật từ "những người đàn ông không có đàn bà"
Đạt thành tích làm nên lịch sử điện ảnh Nhật Bản, bộ phim này được coi là một "kiệt tác" ở mùa Oscar tới.
Tại danh sách các đề cử Phim xuất sắc nhất ở giải thưởng Oscar 2022 danh giá, có một cái tên gây bất ngờ là Drive My Car, đến từ Nhật Bản. Với 4 đề cử Oscar, phim làm nên lịch sử trong nền điện ảnh Nhật Bản và đang được kỳ vọng sẽ lặp lại thành tích đáng ngưỡng mộ của siêu phẩm Parasite năm nào.
Drive My Car được đề cử ở 4 hạng mục, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Phim quốc tế hay nhất và Kịch bản chuyển thể hay nhất. Bên cạnh đó, phim còn càn quét hàng loạt giải thưởng lớn và mới đây đã nhận giải Phim tiếng nước ngoài hay nhất ở Quả Cầu Vàng. Ở Liên hoan phim Cannes nơi Drive My Car ra mắt, bộ phim cũng chiến thắng ở 3 hạng mục, bao gồm Kịch bản hay nhất.
Trailer phim Drive My Car
Bộ phim này được chuyển thể từ tiểu thuyết Man Without Woman - Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà của nhà văn Haruki Murakami. Nhân vật chính của phim là một diễn viên kiêm đạo diễn sân khấu nổi tiếng Yusuke Kafuku (Hidetoshi Nishijima). Anh được mời làm đạo diễn một liên hoan sân khấu ở Hiroshima, 2 năm sau cái chết đột ngột của người vợ. Một người phụ nữ trẻ Misaki Watari (Toko Miura thủ vai) được chỉ định làm tài xế cho Yusuke. Từ đó, giữa họ nảy sinh một mối quan hệ kỳ lạ.
Misaki mất mẹ trong một vụ hỏa hoạn. Cô im lặng trong phần lớn thời gian đưa đón anh tập kịch. Thế nhưng, những chuyến đi dài cũng dần tạo điều kiện để họ khám phá nhau, cảm thông nhau và giúp nhau vượt qua những tổn thương tưởng chừng không thể nguôi ngoai.
Trong Drive My Car, những trường đoạn ô tô đưa đón anh đạo diễn trên đường xuất hiện lặp đi lặp lại, nhưng cũng vô cùng cảm xúc và là thứ níu kéo khán giả đến phút cuối cùng.
Các trường đoạn dài lặp đi lặp lại của chiếc ôtô đỏ đưa đón đạo diễn ra vào Hiroshima là những hình ảnh đầy cảm xúc người xem giữ lại khi phim kết thúc.
Sau khi ra mắt, Drive My Car nhận được số điểm 98% trên Rotten Tomatoes. Trang web này nhận xét bộ phim: "Thời lượng dài của Drive My Car sở hữu một câu chuyện giàu cảm xúc, đắm chìm khán giả trong thông điệp về việc chấp nhận bản thân mình, cũng như những nuối tiếc trong quá khứ." So sánh với các tác phẩm khác trong danh sách phim được đề cử Phim xuất sắc nhất tại Oscar năm nay, Drive My Car thực sự là một trong những cái tên đứng đầu về chất lượng và cảm xúc.
Bộ phim chuyển thể hay nhất của tác giả 'Rừng Na Uy' Những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Haruki Murakami đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Tác phẩm "Drive My Car" gần đây gặt hái cơn mưa giải thưởng. Haruki Murakami bước sang tuổi 73 vào ngày 13/1. Ông được mệnh danh là một trong những tác giả Nhật Bản nổi tiếng nhất thế giới còn sống. Nhà văn...