Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi
Sau các giao dịch gần đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý đã trở thành cổ đông lớn tại Sacombank và nâng tỷ lệ sở hữu tại Gelex lên trên 6%.
Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông báo đã hoàn tất mua vào 5,1 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong ngày 5/12. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại tăng từ 4,98% lên 5,25% và trở thành cổ đông lớn của nhà băng này từ ngày 7/12.
Trong đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 3.010.000 cổ phiếu, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) mua 2.500.000 cổ phiếu và Wareham Group Limited mua 500.000 cổ phiếu. Ngược lại, Hanoi Investment Holdings Limited, Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust Equity lần lượt bán ra 500.000 cổ phiếu; 300.000 cổ phiếu và 100.000 cổ phiếu.
Động thái mua vào của nhóm quỹ ngoại diễn ra đúng đỉnh sóng hồi sau khi cổ phiếu này đã tăng gần 50% từ đáy hồi giữa tháng 11. Ước tính tại mức thị giá STB đóng cửa trong ngày diễn ra giao dịch (5/12), Dragon Capital có thể đã chi khoảng 114 tỷ đồng cho thương vụ trên.
Ngay sau khi nhóm quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn, STB đã quay đầu giảm mạnh 2 phiên liên tiếp trong đó có 1 phiên sàn và hiện đang dừng ở mức 20.300 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa tương ứng gần 38.300 tỷ đồng, thấp hơn 43% so với thời điểm đạt đỉnh hồi đầu tháng 2 năm nay.
Video đang HOT
Cùng ngày 5/12, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital quản lý đã mua thêm 3 triệu cổ phiếu GEX của CTCP Tập đoàn Gelex qua đó nâng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm từ 5,68% lên 6,03%. Trong đó, Grinling International Limited mua 2 triệu cổ phiếu và VEIL mua 1 triệu cổ phiếu. Trước đó, nhóm Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của Gelex từ ngày 1/12 sau khi mua gần 5,2 triệu GEX trong phiên 29/11.
Tương tự như STB, Dragon Capital mua thêm GEX cũng đúng vào đỉnh sóng hồi sau khi cổ phiếu này tăng hơn 40% từ đáy hồi giữa tháng 11. Ước tính tại mức thị giá đóng cửa trong ngày diễn ra giao dịch (5/12), Dragon Capital có thể đã chi 48,6 tỷ đồng cho thương vụ trên. Cổ phiếu này sau đó đã điều chỉnh giảm 2 phiên liên tiếp và hiện đang dừng ở mức 15.350 đồng/cổ phiếu.
Thời gian gần đây, nhóm Dragon Capital đã liên tục có những động thái mua vào mạnh tay hàng loạt cổ phiếu như KDH, HDG, KBC, DGC, DPM, DCM, FRT, PVD, VHC,… Trong đó. quỹ tỷ USD VEIL là thành viên tích cực nhất khi mua gom nhiều cổ phiếu với khối lượng lớn từ hàng triệu đến hàng chục triệu đơn vị.
Lý giải về việc thường xuyên lướt sóng thời gian gần đây, chuyên gia của Dragon Capital cho biết, trong danh mục sẽ có những cổ phiếu đặt mục tiêu dài hạn và cũng có những cổ phiếu có mục tiêu ngắn hạn hơn. Ngược lại, danh mục của quỹ có những khoản đầu tư lại mang tính chất chu kỳ và cần hạ tỷ trọng khi hết chu kỳ tăng trưởng. Quỹ “trading” thường xuyên vì cần thay đổi chiến lược khi có những yếu tố tác động.
Theo Dragon Capital, với lượng tiền mặt cao, quỹ có thể nắm bắt cơ hội tốt khi thị trường bước vào chu kỳ tăng mới. “Khi thị trường có đủ 5 tiêu chí (1) lãi suất ngừng tăng (2) tỷ giá có dấu hiệu ổn định (3) thanh khoản không tệ đi (4) chính phủ bàn về giải pháp hỗ trợ những tổ chức có nguy cơ phá sản (5) kỷ vọng lợi nhuận yếu đi để xác lập vùng đáy, Dragon Capital sẽ giải ngân rất quyết liệt” - Chuyên gia nhấn mạnh.
VN-Index tăng mạnh nhất trong gần 7 tháng, chứng khoán Việt Nam "vô địch" Châu Á
Mức tăng 4,22% cũng đưa VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á trong phiên 2/12. Thậm chí, chứng khoán Việt Nam còn đi ngược xu hướng giảm của nhiều thị trường lớn trong khu vực.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đầy khởi sắc, đặc biệt trong phiên chiều. Dòng tiền ồ ạt đổ vào trên diện rộng kéo hàng loạt cổ phiếu bứt phá mạnh, thậm chí sắc xanh còn bao phủ trên toàn bộ nhóm VN30, trong đó có đến 8 cổ phiếu tăng hết biên độ.
VN-Index đóng cửa cao nhất phiên trên 1.080 điểm, tăng 43,73 điểm ( 4,22%), mạnh nhất trong vòng gần 7 tháng kể từ ngày 17/5/2022. Mức tăng 4,22% cũng đưa VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á trong phiên 2/12. Thực tế, chứng khoán Việt Nam còn đi ngược xu hướng giảm của nhiều thị trường lớn trong khu vực.
Sau phiên bứt phá ngoạn mục, chứng khoán Việt Nam lấy lại được gần 180.000 tỷ đồng (~7,5 tỷ USD) vốn hóa. Không chỉ tăng mạnh, giao dịch trên thị trường cũng rất sôi động với hơn 1 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch 16.300 tỷ đồng. Con số này dù thấp hơn gần 20% về giá trị và 25% về khối lượng so với phiên đột biến trước đó nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung giai đoạn trước.
Đóng góp lớn vào sự sôi động này là giao dịch tích cực của khối ngoại khi mua ròng hơn 2.200 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Động thái này được tiếp nối từ tháng trước khi thị trường sụt giảm mạnh xuống đáy 2 năm. Trong hơn một tháng trở lại đây, khối ngoại đã mua ròng lên đến hơn 19.000 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên sàn chứng khoán Việt Nam, con số kỷ lục trong lịch sử.
Bên cạnh động thái giải ngân trở lại của các quỹ chủ động lớn như Dragon Capital, VinaCapital,... dòng vốn ngoại còn đang ồ ạt đổ vào thị trường qua kênh ETF. Trong tháng 11, các quỹ ETF đã hút ròng hơn 8.000 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây qua đó nâng tổng giá trị lũy kế từ đầu năm lên mức kỷ lục hơn 17.000 tỷ đồng. Xu hướng này vẫn còn tiếp diễn khi Fubon vẫn đang huy động thêm hàng nghìn tỷ đồng và sẵn sàng mua gom cổ phiếu Việt Nam.
Một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trở lại là mức định giá thấp kỷ lục của chứng khoán Việt Nam sau giai đoạn sụt giảm kéo dài. Dù đã hồi mạnh gần đây, P/E trailing của VN-Index vẫn chỉ ở mức 10,9x tương đương vùng đáy các giai đoạn khủng hoảng trong quá khứ. Nhiều Bluechips hiện đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, thậm chí một số cái tên còn có P/B dưới 1 lần.
Theo đánh giá của Fubon ETF, VN-Index đã điều chỉnh về sát với đường trung bình 10 năm, độ lệch chuẩn trong ngắn hạn là lớn và các khía cạnh kỹ thuật đều cho thấy những tín hiệu tích cực. Định giá P/E cũng đã giảm xuống mức thấp lịch sử và tạo cơ hội tốt cho một sự phục hồi mạnh từ vùng đáy ngắn hạn. "Thời điểm hiện tại cho tới tháng 2/2023 sẽ là giai đoạn vô cùng tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam" - quỹ đầu tư nhấn mạnh.
Cũng như nhiều quỹ ngoại lớn trên thị trường từng nhận định, Fubon ETF cũng tỏ ra lạc quan với yếu tố vĩ mô ổn định của Việt Nam. Quỹ đầu tư cho rằng vẫn có khả năng lãi suất điều hành sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12 nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ không tác động quá tiêu cực đến thị trường.
Thêm nữa, đồng USD đã bắt đầu hạ nhiệt và FED cũng phát đi những tín hiệu về việc giảm cường độ tăng lãi suất của Mỹ. Fubon đánh giá dòng vốn ngoại sẽ còn tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam nếu thị trường được nâng hạng vào danh sách thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Góc nhìn CTCK: Thị trường xác lập nhịp chỉnh ngắn hạn, VN-Index có thể về 990 điểm TVSI cho rằng, thị trường trong ngắn hạn xác nhận một nhịp điều chỉnh và dự báo sẽ cần một vùng cân bằng mới quanh mốc 990 - 1.000 điểm. Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên điều chỉnh thực sự có sức nặng khi VN-Index giảm gần 45 điểm (-4,11%), mạnh nhất trong gần 6 tháng kể từ ngày 13/6....