Dragon Capital: Chúng tôi nhìn kế hoạch Imexpharm 2-3 năm tới thì rất tiếc nhưng buộc phải bán
“Chúng tôi rất thích ngành dược Việt Nam, và từng có những khoản đầu tư vào DHG, DMC. IMP chúng tôi dành lại cuối cùng, và đến nay buộc phải bán để tái cơ cấu danh mục. Tôi nhìn kế hoạch 2-3 năm tới thì rất tiếc”, đại diện Dragon Capital chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên Imexpharm mới đây.
Ngày 29/5, SK Investment Vina III – đơn vị đầu tư trực thuộc tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group – đã nhận chuyển nhượng 12,32 triệu cổ phiếu, tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm (IMP). Phần lớn số cổ phiếu trên được mua lại từ nhóm quỹ Dragon Capital với 11,3 triệu cổ phiếu.
Ghi nhận tại biên bản ĐHĐCĐ thường niên IMP mới đây, ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc đầu tư Dragon Capital chia sẻ: “Chúng tôi đã đầu tư vào IMP từ 12 năm về trước, và trở thành cổ đông lớn từ năm 2010. Chúng tôi rất thích ngành dược Việt Nam, và từng có những khoản đầu tư vào DHG, DMC. IMP chúng tôi dành lại cuối cùng, và đến nay buộc phải bán để tái cơ cấu danh mục. Tôi nhìn kế hoạch 2-3 năm tới thì rất tiếc”.
Đại diện Dragon Capital cũng nói thêm, đầu tư tại IMP trên 20% là phải có sự phê chuẩn đặc biệt của Hội đồng đầu tư. Dragon Capital cũng muốn đầu tư thêm nhưng nếu trên 25% phải chào mua công khai thì sẽ gây lo ngại cho IMP liên quan đến vấn đề thôn tính. Dragon Capital đã phải lựa chọn đối tác chuyển nhượng rất kỹ. Sang tay lại cho SK, Dragon Capital với lợi thế đa ngành, trong đó có ngành dược SK sẽ hỗ trợ IMP phát triển thời gian tới.
Năm 2020, đại diện SK được bổ nhiệm làm Phó Tổng và Thành viên HĐQT
Đại hội cũng đã thông qua bổ sung ông Ngô Minh Tuấn vào vị trí Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thay cho ông Huỳnh Văn Nhung. Hiện, ông Hùng đang là Giám đốc đầu tư cấp cao tại SK Việt Nam.
Về ngành dược, Chính phủ đã ban hành Thong tu 15 (co hiẹu lưc tư thang 10/2019) nhằm đây nhanh qua trinh chuyên đôi từ thuốc ngoại sang thuốc nội, thong qua cac thay đôi co lơi cho cac co sơ san xuât tieu chuân EU-GMP. Theo đó, doanh nghiẹp trong nuơc vơi dong san phâm tieu chuân EU-GMP se đuơc huơng lơi tư nhưng thay đôi tren, bao gồm IMP.
Kết thúc năm 2019, IMP ghi nhận 1.421 tỷ doanh thu (tăng 18%), trong đó hàng tự sản xuất tăng đáng kể 16,5%. LNST tương ứng tăng hơn 17% lên hơn 162 tỷ đồng. Với kết quả trên, IMP sẽ chia cổ tức 2019 với tỷ lệ 20%, bao gồm 10% bằng tiền mặt và 10% cổ phiếu (dự kiến thực hiện trong quý 3/2020). Công ty cũng sẽ phát hành gần 10 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông, tỷ lệ 20% từ nguồn thặng dư, thời gian thực hiện tầm quý 2-3/2020.
Về phía cán bộ chủ chốt, IMP dự kiến phát hành ESOP với số lượng 2,5 triệu cổ phần, giá chào bán 12.000 đồng/cp (chưa đến 1/4 thị giá hiện tại ~56.000 đồng/cp), dự kiến thực hiện vào quý 3-4 năm nay.
Video đang HOT
Năm 2020, IMP đặt kế hoạch tăng hơn 23% doanh thu lên 1.750 tỷ đồng, LNTT tăng hơn 28% lên 260 tỷ đồng. Công ty dự kiến chia cổ tức 2020 ở mức 15-18%, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh thực tế.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Định: Biên lợi nhuận giảm mạnh do ngành bắt đầu kiểm soát chặt giá bán thuốc
Phần thảo luận, cổ đông ý kiến IMP hiện nay phụ thuộc vào hàng nhập khẩu quá nhiều, đồng thời các hãng bây giờ cũng sản xuất thuốc generics nhiều. Cùng với đó, liên quan đến phân phối, cổ đông ý kiến phân phối kênh ETC qua bên thứ ba hiện còn lớn, do đó phải ưu tiên củng cố lại việc phân phối đồng thời quản trị bán hàng và công nợ. Có như vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp (hiện chỉ quanh quẩn 35-36%) có thể tăng về mức 46-50% như trước đó, khi nhà máy đạt công suất cao.
Trả lời, ban lãnh đạo cho biết luôn theo dõi công nợ chặt, quy định hạn mức từ 1/2, 1/3 hiện giảm về 1/5, 1/6. Công nợ khách trên thị trường cũng đã giảm từ 75 ngày xuống 60 ngày, rồi giảm tiếp về 45 ngày. Đến nay, Chủ tịch Nguyễn Quốc Định cho biết OTC chỉ còn 30 ngày, và u hướng chỉ còn 20 ngày. Điều này buột IMP phải có lộ trình, còn cắt giảm ngay thì phải chịu giảm doanh số và thị phần, trong khi thị phần là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.
“Về biên lãi gộp 3-4 năm về trước ở mức cao 54%, hiện nay có xu hướng giảm do ảnh hưởng của quản lý kê khai giá, kiểm soát giá của ngành. Muốn tăng giá bao nhiêu phải chứng minh được nguyên nhân và phải có quyết định của Nhà nước. Thời gian qua IMP cũng đầu tư rất nhiều nhà máy, chi phí khấu hao tăng. Quan trọng nhất là nếu IMP phân phối trực tiếp thì doanh thu 2020 có thể cao hơn 1.420 tỷ đồng nhưng lợi nhuận không được 220 tỷ do chi phí bán hàng nhiều”, ông Định phân trần.
Chủ tịch cũng nói thêm, với ETC, công nợ phụ thuộc vào bảo hiểm rất lớn, khoảng 90 ngày đối với thuốc thiết yếu, còn lại thì thời gian đó có thể lên đến 180 ngày cho đến cả năm. Chính vì vậy một phần IMP tham gia đấu thầu dựa trên khả năng, một phần cắt cho đối tác, làm giảm biên lãi gộp nhưng không làm giảm biên lãi ròng. IMP không chịu công nợ hệ điều trị. Hiện, IMP bắt nhà phân phối phải cọc (20-30%) mua nguyên liệu, IMP được giảm công nợ.
Giải đáp thắc mắc cổ đông về việc cân đối lại các kênh phân phối, đại diện IMP cho biết kênh ETC mang lại giá trị cao do bán thông qua nhà phân phối, IMP xây dựng mức chiết khấu cao cho họ bù đắp chi phí bán hàng. Các sản phẩm EU-GMP chỉ có 1/5 tự bán, còn lại là bán cho nhà phân phối, làm vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí bán hàng.
SK Group trở thành cổ đông lớn nhất của Dược phẩm Imexpharm
Việc mua 12,3 triệu cổ phiếu - tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm đã đưa SK Group trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty này, vượt qua cổ đông Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) đang nắm giữ 22,9% cổ phần.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (Nguồn: Imexpharm)
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)vừa thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 12,3 triệu cổ phiếu IMP của CTCP Dược phẩm Imexpharm (Dược phẩm Imexpharm - Mã CK: IMP).
Theo đó, bên nhận chuyển quyền sở hữu là SK Investment Vina III Pte. Ltd - quỹ thành viên của SK Group (Hàn Quốc).
Phần lớn số cổ phiếu trên được mua lại từ nhóm quỹ thành viên của Dragon Capital như Vietnam Enterprise Investments Limited, Amersham Industries Limited, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company.
Số còn lại đến từ một số quỹ khác như Kingsmead Vietnam and Indochina Growth Master Fund, Mekong Portfolio Investments Limited, Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund I, Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam & China Equity Investment Trust No.1 và Mirae Asset Variable Insurance Vietnam Equity Derivatives Investment Trust (H-USD).
Chuyển quyền sở hữu cổ phiếu IMP (Nguồn: VSD)
Với giá trị cổ phiếu IMP trên thị trường đang nằm trong khoảng 54.200 đồng/cổ phiếu, như vậy SK Group đã bỏ ra khoảng 666 tỷ đồng để tham gia vào thương vụ này.
Việc mua 12,3 triệu cổ phiếu - tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm đã đưa SK Group trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty này, vượt qua cổ đông Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) đang nắm giữ 22,9% cổ phần.
Dược phẩm Imexpharm tiền thân là Xí nghiệp Liên hiệp dược Đồng Tháp, trực thuộc sở y tế Đồng Tháp.
Ngày 1/8/2001, Dược phẩm Imexpharm chính thức được thành lập, địa chỉ trụ sở chính tại số 4 đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, vốn điều lệ ban đầu là 22 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
Dược phẩm Imexpharm sở hữu một số nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn EU-GMP như: Nhà máy Công nghệ cao tại Bình Dương, tổng vốn đầu tư 470 tỷ đồng; Nhà máy Kháng sinh Công nghệ cao Vĩnh Lộc, vốn đầu tư 170 tỷ đồng; Cụm nhà máy Chi nhánh 3 tại Bình Dương (bao gồm tòa nhà sản xuất nhóm Cefalosporin, vốn đầu tư 113 tỷ đồng và tòa nhà sản xuất nhóm Penicilline, vốn đầu tư 50 tỷ đồng); Nhà máy Non-Betalactam và nhà máy Penicillin thuộc cụm Nhà máy tại Đồng Tháp.
Nhà máy Dược Công nghệ cao Bình Dương (Nguồn: imexpharm.com)
Được biết, Dược phẩm Imexpharm là công ty dược phẩm đầu tiên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) kể từ ngày 4/12/2016.
Ban lãnh đạo Dược phẩm Imexpharm gồm: Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Quốc Định (SN 1962), Phó Chủ tịch HĐQT - bà Trần Thị Đào (SN 1952). Bà Trần Thị Đào còn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty này.
SK Group chơi lớn ở Việt Nam
SK Group là một trong những tập đoàn thương mại lớn tại Hàn Quốc, hoạt động đa ngành với các quy mô hoạt động như công nghệ viễn thông (SK Telecom), sản xuất đĩa nhạc và phim, điều chế dược phẩm, khai thác vận chuyển dầu khí, kinh doanh bất động sản, khách sạn và trung tâm thương mại.
Trước đó, ngày 28/5/2019, SK Group mua 205,7 triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) thông qua quỹ thành viên SK Investment Vina II. Qua đó, SK Group trở thành cổ đông lớn thứ 3 của Tập đoàn Vingroup với tỷ lệ sở hữu 6,15% cổ phần.
Theo đó, SK Group chi ra khoảng 23.300 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) để mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ Tập đoàn Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu của CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce với giá trung bình 113.000 đồng/cổ phần.
Ngoài Vingroup, SK Group còn sở hữu 9,5% cổ phần tại Tập đoàn Masan, 5,23% cổ phần tại PV Oil (thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam), 25% vốn của Lô dầu khí 15-1/05, 50% vốn liên doanh với tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - Newtruck House và 30 triệu đô đầu tư vào Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) của Việt Nam./.
SK Group nhận chuyển nhượng gần 25% vốn Imexpharm SK Group đã nhận chuyển nhượng 12,3 triệu cổ phiếu IMP, tương ứng 24,9% vốn điều lệ. Giao dịch được tư vấn bởi Công ty Chứng khoán SSI. SK Group trở thành cổ đông lớn của Imexpharm. Ảnh: IMP Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo SK Investment Vina III (thuộc tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group)...