Dow Jones sụt hơn 750 điểm khi giới đầu tư sốc với sự trả đũa của Trung Quốc
Cho đên tuân trước, nhà đâu tư dù biêt rằng căng thẳng thương mại leo thang nhưng họ đã tin rằng cả hai bên không muôn leo thang căng thẳng, và rôi sau đó mọi chuyên đảo ngược.
Ảnh:GettyImages
Thị trường chứng khoán Mỹ có ngày giảm điểm sâu nhất tính từ đầu năm 2019 sau khi Trung Quốc để cho đồng nhân dân tệ rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm so với đồng USD, trước đó, Tổng thống Trump đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu choáng váng khi thông báo tiếp tục tăng thuế với hàng Trung Quốc vào năm ngoái.
Phiên ngày hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm ngay từ đầu phiên. Mức giảm ghi nhận với các chỉ số ở lúc đầu phiên khoảng hơn 1% cho đến hơn 2%.
Mức độ bán ra của nhà đầu tư tăng dần, thị trường ngày một giảm sâu. Mức đáy của thị trường được thiết lập vào lúc 3h10 phút chiều. Ở thời điểm này, Dow Jones mất 941,96 điểm tương đương 3,56%. Chỉ số S&P 500 mất 3,71%.
Đà bán sau đó có chậm lại phần nào. Nhờ vậy mức sụt giảm của các chỉ số hạ bớt. Ở mức chốt phiên, Chỉ số Dow Jones sụt 2,9%. Chỉ số S&P 500 giảm 3% còn chỉ số Nasdaq giảm 3,47%. Các cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ có liên quan đến Trung Quốc chịu nhiều áp lực suy giảm.
Video đang HOT
Đây là mức giảm tính theo tỷ lệ phần trăm cao nhất với chỉ số công nghiệp Dow Jones tính từ ngày 24/12/2018 và là ngày giảm sâu nhất của S&P 500 và Nasdaq tính từ ngày 4/12/2018.
Mức đóng cửa như trên thấp nhất với S&P 500 và Nasdaq tính từ ngày 6/6/2019 và là mức đóng cửa thấp nhất từ ngày 5/6/2019. S&P 500 hiện thấp hơn 6% so với mức đóng cửa cao kỷ lục thiết lập ngày 26/7/2019, Nasdaq thấp hơn 7,3% so với mức đóng cửa kỷ lục thiết lập cùng ngày còn Dow Jones thấp hơn 6% so với mức cao kỷ lục ngày 15/7/2019.
Những gì diễn ra không khỏi gây sốc giới đầu tư bởi theo phân tích của trưởng bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại tổ chức National, ông Art Hogan, cho đến tuần trước, nhà đầu tư dù biết rằng căng thẳng thương mại leo thang nhưng họ đã tin rằng cả hai bên không muốn leo thang căng thẳng.
Điều này đã thay đổi từ ngày thứ Năm tuần trước khi mà Tổng thống Trump thông báo áp thuế bổ sung 10% với khoảng 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, quy định thuế mới có hiệu lực từ ngày 1/9/2019. Trung Quốc sau đó đã để cho đồng nhân dân tệ sụt giảm qua ngưỡng tâm lý quan trọng xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Cổ phiếu toàn cầu 'nhuốm máu' vì TQ trả đũa Mỹ, phá giá đồng tệ
Thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục leo thang ngày 5/8 với việc Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ, điều mà Tổng thống Trump thường chỉ trích gay gắt. Cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh.
Thị trường phố Wall ở New York và thị trường châu Âu đều giảm mạnh ở mức trên 2% đầu ngày 5/8. Chỉ số FTSE 100 ở London tới buổi chiều đã hạ 2,71%, theo sau là CAC 40 của Pháp giảm 2,14%, tính đến 15h50 giờ London.
Ở Mỹ, tính đến 10h50 giờ New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 2,18% trong khi S&P 500 giảm 2,15%, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 2,9%.
MSCI Asia Pacific, một trong những chỉ số phản ánh rộng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm 5 nước phát triển và 9 nước đang phát triển, tụt 2,1% - mức giảm sâu nhất trong 9 tháng. Cổ phiếu Singaporegiảm 2% do thông tin về đồng Nhân dân tệ giảm giá và thương chiến leo thang, theo Bloomberg.
Trung Quốc phá giá đồng tệ xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm. Ảnh: Reuters.
Đồng tệ phá giá, thị trường chờ ông Trump phản ứng
Trung Quốc ngày 5/8 đã phá giá đồng nhân dân tệ, khiến đồng tiền này hạ giá xuống thấp nhất trong 11 năm, động thái sẽ khiến Tổng thống Trump tức giận vì ông luôn coi đó là chiến thuật cạnh tranh không công bằng của Trung Quốc, gây thiệt hại cho Mỹ, theo Washington Post. Đồng tệ hạ giá sẽ khiến hàng Trung Quốc rẻ hơn đối với người mua ở Mỹ.
Cổ phiếu Hong Kong giảm điểm mạnh nhất ở châu Á giữa lúc cuộc biểu tình lớn gây gián đoạn diện rộng tại thành phố vốn là trung tâm tài chính của khu vực.
Ngày 5/8, ba ngày sau khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong hạ 2,9% - mức giảm mạnh nhất trong ba tháng.
Một chỉ số khác, MSCI Hong Kong, khép lại ngày giao dịch giảm 3,2%, ngày đi xuống thứ 9 liên tiếp và cũng là chuỗi ngày lao dốc dài nhất kể từ năm 1997.
Chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải giảm 1,62%. Chỉ số Nikkei 225 ở Nhật giảm 1,74%, còn chỉ số Topix (cũng của Nhật, nhưng bao quát hơn) giảm 1,8%.
Chỉ số S&P 500 ở thị trường New York giảm sâu vào lúc 11h sáng 5/8. Ảnh: New York Times.
Trung Quốc ngưng nhập nông sản Mỹ
Cổ phiếu các ngành khai mỏ, hàng hóa công nghiệp và công nghệ kéo chỉ số Stoxx Europe 600 của châu Âu xuống thấp, trong khi các hợp đồng tương lai (futures) của chỉ số S&P 500 ở Mỹ, vốn phản ánh dự đoán của giới đầu tư về biến động sắp tới của chỉ số, giảm tới 1,5%.
Cùng ngày, Bắc Kinh cũng trả đũa Mỹ bằng cách dừng nhập khẩu nông sản Mỹ, theo Bloomberg.
Sau một ngày cổ phiếu châu Á tràn ngập sắc đỏ (giảm điểm), sự chú ý của phố Wall sẽ đổ dồn xem Tổng thống Mỹ Donald Trump phản ứng thế nào với động thái điều chỉnh đồng tệ của Bắc Kinh.
Một nhân viên buôn bán chứng khoán ở Seoul ngày 5/8. Các thị trường châu Á giảm điểm ngày thứ ba liên tiếp sau khi Trung Quốc để giá đồng tệ hạ xuống mức thấp nhất trong 11 năm. Ảnh: AP.
"Nếu cổ phiếu ở Mỹ giảm quá mạnh, nếu số liệu kinh tế cho thấy sự yếu thế, có thể hai bên đến lúc nào đó sẽ quay lại bàn đàm phán", Jonathan Cavenagh, phụ trách chiến lược ngoại hối ở thị trường mới nổi châu Á tại ngân hàng JPMorgan Chase nói với Bloomberg.
"Nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ sớm xảy ra".
Theo news.zing.vn
Nỗi lo vẫn bao trùm nhà đầu tư Hoạt động bán tháo tiếp tục diễn ra trong phiên cuối tuần (2/8), kéo chứng khoán toàn cầu lao dốc không phanh do nhà đầu tư lo lắng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Ảnh AFP Sau phiên bán tháo ồ ạt cuối ngày thứ Năm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 10% với 300 tỷ...