Đốt vàng mã nơi công cộng: Lệnh cứ cấm, người cứ đốt
Nghị định cấm đốt vàng mã ở nơi công cộng đã được ban hành từ lâu nhưng mỗi dịp lễ tết đến, tình trạng đốt vàng mã ở các đình chùa hoặc ngay trên vỉa hè vẫn diễn ra một cách phổ biến.
Nghị định 75/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12.7.2010 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, có quy định rõ phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000đ đối với hành vi “đốt đồ hàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử – văn hóa, nơi công cộng khác”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Laodong.com.vn, tình trạng đốt vàng mã vẫn diễn ra khá phổ biến ở trong các đền chùa và nơi công cộng.
Nhiều người còn chưa biết đến nghị định này, một số biết những vẫn đốt. Chị Nguyễn Thị Huyền, một người dân ở Khâm Thiên cho biết: “Phố xá, nhà cửa chật chội thế này, không đốt ngoài đường thì biết đốt ở đâu. Tôi có biết đến quy định cấm đốt vàng mã nhưng mà tôi đây là ngày lễ rất quan trọng, làm sao có thể cấm đốt vàng mã được.
Trong khi đó, bác Chuyên – một người dân ở Nguyễn Thái Học cho biết, bác chưa từng nghe đến việc cấm đốt vàng mã ở nơi công cộng nên vẫn thường xuyên mang vàng mã ra đốt ngay vỉa hè.
Sau đây là một số hình ảnh do PV laodong.com.vn ghi nhận trước ngày lễ Vu Lan về tình trạng đốt vàng mã ở nơi công cộng của người dân Hà Nội:
Phố Hàng Mã luôn tấp lập khách đến mua vàng mã
Video đang HOT
Những gánh hàng rong bán vàng mã cũng tiêu thụ hàng khá chạy
Tại cổng chùa Trấn Quốc, dù đã có quy định cấm nhưng những hàng bán đồ lễ vào chùa vẫn khá đông
Gốc cây cũng có thể trở thành nơi… hóa vàng mã
Cảnh đốt vàng mã trong đền chùa vẫn rất phổ biến
Có thể dễ dàng bắt gặp cảnh đốt vàng mã ngay trên vỉa hè
Nhiều người “vô tư” đốt vàng mã ngay gần cửa gỗ
Theo Lao Động
Làng Đông Hồ vào mùa Vu Lan
Chỉ ít ngày nữa đến lễ Vu Lan, những chiếc xe máy hạng sang, rùa thiêng, mũ cảnh sát và nhiều vật dụng mới lạ khác cho người cõi âm đang tràn ngập làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
Cảnh mua bán tất bật tại các hộ làm nghề vàng mã tại làng tranh Đông Hồ, xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày đầu tháng 7 âm lịch.
Một cô gái miệt mài ngồi cắt những thanh tre làm khung sườn cho các vật dụng bằng giấy. Tại làng tranh Đông Hồ, mỗi hộ gia đình sản xuất một loại đồ, có nhà chỉ chuyên khung xương.
Năm nay xu hướng sản xuất xe máy giấy, nhà cửa, đồ dùng gia đình tăng mạnh, kích cỡ cũng to hơn. Để lắp ráp hoàn thành chiếc "bình bịch" này, chàng trai trong ảnh chỉ mất khoảng 45 phút. Chiếc "SH 150 cm3 hạng sang" màu cam khá to được bán tại đây giá 60.000 đồng. Chủ nhà cho biết, về tới phố Hàng Mã (Hà Nội) khi đến tay người mua hàng có thể lên tới 150.000 đồng. Đặc biệt, năm nay xuất hiện thêm cả rùa thiêng, rùa vàng. Khắp các ngõ ngách, đồ dùng cho người cõi âm bày tràn ngập... Và nhà cao tầng, máy giặt, bình nóng lạnh bằng giấy ngổn ngang trước cửa nhà. Mũ kê pi bằng giấy của các lực lượng công an, quân đội... Gần đến lễ Vu Lan, các hộ gia đình phải huy động thêm người làm, công việc miệt mài từ sáng tới tối.Tranh thủ dịp nghỉ hè, em Huyền, một học sinh lớp 8 phụ giúp gia đình dán giấy.
Lần lượt những chuyến xe chở hàng đi các tỉnh thành.Theo VNExpress
Teen biết gì về Tết Táo Quân? Hôm nay là 23 Âm lịch, là ngày Tết ông Công ông Táo. Tết Táo Quân còn được coi như lễ bắt đầu tuần Tết Nguyên Đán đấy. Tết ông Công ông Táo Táo Quân, Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà và thường được...