Đột tử vì ký sinh trùng chui lên não
Bị ký sinh trùng amip chui qua mũi lên não, một thợ lặn ngụ tỉnh Phú Yên đã không qua khỏi.
Ngày 21-8, thạc sĩ, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM đã cho biết như trên.
Bệnh nhân là anh Trương Văn D (ngụ Phú Yên) bị sốt, nhức đầu, đi khám tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vì nghi bị viêm màng não. Khi soi dịch não tủy, các bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng amip nên đã mời bác sĩ Mẫn cùng hội chẩn và chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, anh D. lại được chọc dò dịch não tủy lần nữa và vẫn phát hiện có dưỡng bào amip.
Video đang HOT
Ký sinh trùng amip
“Qua điều tra bệnh sử, chúng tôi biết bệnh nhân làm nghề lặn để mò ngọc trai dưới đáy một hồ nước ngọt ở Phú Yên. Mầm bệnh có thể sống trong môi trường nước. Rất có thể chúng đã chui qua niêm mạc mũi đi vào não của bệnh nhân rồi gây tổn thương” – bác sĩ Mẫn nói.
Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh tình anh D. trở nặng, diễn biến cấp tính, hôn mê, suy hô hấp, thở máy và hấp hối. Gia đình anh D. xin được đưa bệnh nhân về sau 24 giờ kể từ lúc nhập viện dù được điều trị đặc hiệu và tích cực.
Tác nhân amip gây bệnh nói trên có khả năng là Naegleria fowleri thường được tìm thấy trong những vũng nước tù như ao hồ, sông, suối. Loại ký sinh trên sẽ chui vào đường mũi, len lỏi dần đến tế bào thần kinh khứu giác để tìm đường xâm nhập vào não bộ.
Khi xâm nhập cơ thể người, amip Naegleria fowleri sinh sôi rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Chúng sẽ bắt đầu ăn các nơron thần kinh, gây đau đầu khủng khiếp, sốt cao, rối loạn tri giác.
Nếu bị nhiễm Naegleria fowleri, bệnh nhân sẽ bị viêm màng não. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng bệnh hầu như diễn tiến dẫn đến tử vong (tỉ lệ tử vong ước tính khoảng 98%).
Theo Thanh Huyền (Vietnamnet)
Tác hại lâu dài của bệnh viêm màng não
Trẻ mắc bệnh viêm màng não có nguy cơ cao về động kinh, học tập kém, rối loạn lo lắng hoặc rối loạn hành vi, theo tờ Guardian.
Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành tại Trường đại học College London (Anh) nhằm tìm hiểu tác động của căn bệnh viêm màng não đến người bệnh.
Trẻ mắc bệnh viêm màng não rất cần sự hỗ trợ để vượt qua những tác hại lâu dài của căn bệnh - Ảnh: Shutterstock
Đối tượng nghiên cứu là 570 trẻ, thời gian theo dõi trong 3 năm. Trong số đó có 245 trẻ mắc bệnh viêm màng não nhóm B từ 3 năm trước.
Những trẻ sống sót sau khi mắc bệnh có nguy cơ gặp rắc rối về phát âm, giao tiếp và suy yếu khả năng thính giáccao gấp 5 lần so với những trẻ không mắc bệnh.
1/3 trẻ bị động kinh, bệnh tật, học tập kém, trong khi 1/5 trẻ bị rối loạn lo lắng hoặc rối loạn hành vi. Căn bệnh cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. Một số trẻ có chỉ số IQ thấp.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não là trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn từ 15 đến 24 tuổi và trên 55 tuổi.
Kết quả nghiên cứu giúp các chuyên gia sức khỏe, giáo dục có sự hỗ trợ cần thiết và thích hợp đối với những trẻ đã từng mắc căn bệnh này.
Theo VNE
Sức mạnh thần kỳ từ vòng tay mẹ Bé Adam đã sống sót thần kỳ nhờ tình yêu của mẹ - Ảnh: Caters Một bé trai sơ sinh bị động kinh do viêm não đã tỉnh lại sau cơn hôn mê khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Bé Adam Cheshire chào đời tại bệnh viện Hoàng gia Shrewsbury (Anh), nặng 3,3 kg. Chị Charlotte Cheshire - mẹ của Adam...