‘Đốt’ tiền để đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn
Sau khi đã huy động các mối quan hệ có thể để đưa anh trai bỏ trốn ra nước ngoài, cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng đã phải “đốt” số tiền lớn để tổ chức cuộc đào tẩu.
Hơn 10 ngày bỏ trốn
Sau khi để xảy ra hàng loạt các sai phạm, Dương Chí Dũng bắt đầu “mất ăn mất ngủ” khi bị Thanh tra Chính phủ “sờ gáy”.
Chiều ngày 17/5/2012, nhận được “mật báo” về việc mình sẽ bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Dương Chí Dũng lâm vào tâm trạng hoang mang sợ hãi.
Không dám đối diện với những tội lỗi mình đã gây ra, ngay lúc đó Dương Chí Dũng nghĩ, phải làm sao trốn đi càng xa càng tốt. Điều này được ông ta trình bày trong phiên xét xử vừa rồi.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, với ý định bỏ trốn, người mà Dương Chí Dũng nhớ đến để “cầu cứu” là em trai đang đương chức Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng.
Dương Chí Dũng đã gọi điện cho em trai và được ông Trọng hướng dẫn tạm thời đến trốn tại nhà của Hoàng Kim N. (bạn của ông Trọng), ở quận Cầu Giấy.
Thu xếp xong chỗ tạm lánh cho anh trai, ông Trọng vội “triệu tập” những người thân tín của mình để vạch kế hoạch đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng.
Video đang HOT
21h30 ngày 17/5/2012, ông Dũng được những người thân tín của em trai hộ tống đưa đến nhà bố đẻ chị N., là ông C., ở Quảng Ninh.
Theo kế hoạch đã vạch sẵn, từ Quảng Ninh, ông Dũng được đưa vào TP.HCM bằng ôtô, để từ đó trốn sang Campuchia, trước khi thực hiện kế hoạch bỏ trốn sang Mỹ.
Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, ông Trọng và Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó trưởng phòng CSĐTTP về TTXH, Công an Hải Phòng) bàn bạc, thống nhất giao cho Vũ Tiến Sơn thay mặt đứng ra thay ông Trọng liên lạc, chỉ đạo và phân công mọi người thực hiện kế hoạch đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Khoảng 14h ngày 23/5/2012, khi ông Dũng đã được đưa vào TP.HCM, Vũ Tiến Sơn giao chìa khóa, vé gửi xe ôtô, một túi nilon đựng tiền USD do Dương Tự Trọng đưa, cùng số điện thoại sim rác của Đồng Xuân Phong (kẻ đang trốn nã và được ông Trọng bao che) cho Nguyễn Hồng Vinh Nguyễn Hồng Vinh (em vợ của Dương Tự Trọng, Giám đốc Công ty Cổ phần tiếp vận Suối Nắng) và hướng dẫn Vinh lái xe lên địa phận Củ Chi, TP.HCM, liên hệ với Đồng Xuân Phong để đổi xe, chuyển tiền.
Ngay đêm 23/5/2012, xe chở Dương Chí Dũng đến thành phố Phnompenh (Campuchia), cả đoàn nghỉ chân tại khách sạn Naga. Trưa hôm sau, Phong mua vé máy bay và cùng Dương Chí Dũng từ Campuchia sang Singapore để Dương Chí Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.
Do không được phép nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, sau khi quay về đến Campuchia, Dương Chí Dũng đã thông báo cho em trai biết. Dương Tự Trọng yêu cầu Vũ Tiến Sơn liên lạc với Phong và Trần Văn Dũng tiếp tục thu xếp cho anh trai trốn tại Campuchia.
Tốn hơn nửa tỷ đồng
Theo yêu cầu của Vũ Tiến Sơn, Trần Văn Dũng đã nhờ người liên lạc với bạn mình tại Phnompenh, nhờ bố trí nơi ăn ở cho Dương Chí Dũng.
Ngày 29/5/2012, Phong đã trực tiếp sang Campuchia để gặp, nắm tình hình, động viên và chuyển cho Dương Chí Dũng 4.000 USD. Sau khi về Việt Nam, Phong đã trao đổi với Vũ Tiến Sơn và nhận lại số tiền đã đưa cho Dương Chí Dũng.
Sau khi được Vũ Tiến Sơn thông báo về tình hình của anh trai tại Campuchia, để đảm bảo an toàn và có chi phí cho anh trong thời gian trốn tại Campuchia, Dương Tự Trọng đã đưa cho Vũ Tiến Sơn gói tiền. Theo lời của ông Trọng thì số tiền đó là 30.000 USD.
Ngày 29/5/2012, Vũ Tiến Sơn đã hẹn gặp Trần Văn Dũng tại nhà bố mẹ đẻ của Sơn, đưa gói tiền và yêu cầu Trần Văn Dũng (kẻ từng bị phạt tù án treo về tội buôn lậu, bị phạt tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, đã được xóa án tích) sang Campuchia gặp Dương Chí Dũng.
Ngày 3/6/2012, Trần Văn Dũng sang Campuchia trực tiếp trao đổi với người bạn tên là Liêm về việc bố trí ăn ở cho Dương Chí Dũng và gặp để đưa ông Dũng gói tiền mà em trai chuyển cho.
Số tiền này theo lời ông Trọng nói là 30.000 USD, nhưng tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng khai, chỉ nhận được 20.000 USD từ Trần Văn Dũng.
Với hành vi phạm tội của mình, cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng bị cáo buộc là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho Vũ Tiến Sơn cùng các bị can trong vụ án này và các đối tượng khác tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.
Cơ quan điều tra xác định, ông Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Nhưng lời khai của các bị can và các đối tượng có liên quan phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác đã được điều tra, thu thập trong vụ án, có đủ căn cứ xác định ông Trọng phạm vào tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Theo VietNamNet
Đứt dây cáp ở TP.HCM: Một người đã tử vong
Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng một nạn nhân đã không qua khỏi trong khi một cụ già đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 10/1, Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận anh Nguyễn Văn Xuân (SN 1995, ngụ quận 12), nạn nhân trong vụ sập giàn giáo làm bị thương 8 người ở quận 5 - TPHCM, đã tử vong. Trong đó, 4 nạn nhân khác bị chấn thương khá nặng, phải được điều trị lâu dài tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Bác sĩ Nguyễn Đình Hùng, phó khoa Ngoại Thần kinh cho biết: Hiện tại có 4 bệnh nhân bị thương rất nặng, đang được điều trị tại khoa.
Ông Hán bị đa chấn thương, yếu tứ chi và đang rất nguy kịch
Cụ thể, hai công nhân công trình là anh Nguyễn Xuân Thảo (SN 1986, Thanh Hóa) bị gãy cột sống đã được phẫu thuật, Vũ Văn Kiên (SN 1991, ngụ quận 12) bị chấn thương cột sống, gãy đốt sống L3.
Hai người đi đường là anh Lê Thúc Phục (SN 1989, quê Tiền Giang) bị đa chấn thương, dập phổi phải và ông Ngô Hưng Hán (SN 1939, ngụ quận 1) đang trong tình trạng rất xấu do chấn thương cột sống cổ.
Anh Thúc Phục đang công tác tại một công ty du lịch, phải điều trị lâu dài
Theo bác sĩ Hùng, trong trường hợp những người gặp tai nạn bị chấn thương cột sống lưng, chấn thương cột sống cổ thì không được khiêng, vác, sốc, nắm hai chân, hai tay hoặc gập cổ, gập lưng nạn nhân vì sẽ làm tình trạng bệnh xấu hơn. Tốt nhất là đặt nạn nhân lên một mặt phẳng (ván, gỗ phẳng...) rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Hiện trường vụ tai nạn
Chị Ngô Thị Phương Vy (con gái ông Hán) cho biết: "Sáng hôm đó cha tôi đi xét nghiệm máu ở một bệnh viện gần đó, trong thời gian chờ lấy kết quả thì ông ra mua sữa đậu nành ở trước công trình. Bất ngờ, những khối đá lớn rơi vào đầu và người khiến cha tôi ngất tại chỗ. Khi đưa vào bệnh viện, phía công trình đã tạm đóng 5 triệu đồng tiền viện phí cho cha tôi".
Theo cơ quan điều tra, vụ sập giàn giáo làm tổng cộng 8 người bị thương (5 nạn nhân điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 nạn nhân điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và 1 nạn nhân bị thương đã rời khỏi hiện trường nên không rõ danh tính).
Theo điều tra ban đầu, khi xảy ra tai nạn, giàn giáo nâng 4 công nhân có đà gắn ròng rọc đặt ở giữa 2 tầng 6 và 7 của tòa nhà. Trong lúc nâng đến khoảng giữa lầu 2 thì nguyên giàn giáo rơi xuống đất. Những công nhân đứng trên giàn giáo khi rơi, bị thương rất nặng.
Được biết chủ đầu tư là ông Trương Kính Minh, xây theo GPXD do UBND quận 5 cấp ngày 30/5/2011. Đơn vị thi công là Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Nguyên, giám sát công trình là Công ty Cổ phần Hoàng Tý. Sau khi xảy ra vụ tai nạn, công trình đã bị đình chỉ thi công.
Theo 24h
Xác đàn ông bị chém gần lìa 2 bàn tay Khu vực đập Trống nơi phát hiện xác nạn nhân. Xác người đàn ông trên được phát hiện tại vùng điểm nóng khai thác quặng mangan lậu thuộc khu vực đập Trống xã Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Chiều ngày 9/1 Công an xã Phú Lộc, huyện Can Lộc cho biết, khoảng 17h30 ngày 8/1 người dân sống gần khu vực đập...