‘Đốt thuốc’ sau giờ tan học
Không còn là câu chuyện cá biệt, “đốt thuốc” sau giờ tan học gần như là thói quen hằng ngày của khá nhiều bạn trẻ đang khoác trên mình chiếc áo trắng học tro.
Học sinh của môt trường THPT ở Q.Tân Bình cùng nhau “đốt thuốc” sau giờ tan học tại quán nước – Ảnh: H.THẢO
“Đi học cả ngày, nếu không hút điếu thuốc người cứ mệt mệt thế nào. Phải làm ít hơi mới hết buồn ngủ, có động lực để học tiếp”, nam sinh lớp 11 một trường THPT dân lập ở Q.Tân Bình ngẩng mặt nhả làn khói thuốc trắng xóa, tỉnh bơ nói trong sự ngỡ ngàng của người nghe.
Một buổi “đốt thuốc”
Trưa 25-5, chúng tôi có dịp chứng kiến màn “đốt thuốc” của hai học sinh (một nam, một nữ) tại một quán nước mía trên đường Nguyễn Hiến Lê (P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM). Nhiều người đi đường, kể cả một số học sinh, bắt gặp đều cảm thấy khá “sốc” trước cảnh tượng này.
Hai ly nước, một gói thuốc, một hộp quẹt để sẵn trên bàn. Đó là cách mà hai học sinh này bắt đầu giờ nghỉ trưa để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
Xen lẫn giữa các câu chuyện học hành như “tui ghét ông thầy này”, “tui sợ bà cô kia” là những lần rít thuốc, khói thuốc được nhả ra bao trùm cả một không gian hẹp. Một số người ngồi kế bên phải cuốn ghế đi chỗ khác vì không chịu nổi mùi khói thuốc.
Để “đốt” thời gian, hai học sinh này miệng liên tục “đốt thuốc”, mắt cắm vào màn hình điện thoại smartphone “cày” game. Theo quan sát trong khoảng 30 phút, cả hai hút hết gần một gói thuốc. Riêng nữ học sinh có tần suất “đốt thuốc” khá dày đặc khi vừa hết điếu này, cô lại thò tay móc lấy điêu khác đưa lên miệng.
Một lúc sau, có thêm môt học sinh mặc đồng phục khác chạy xe máy tới “nhập hội”. Nam sinh này ngồi trên xe máy, móc trong túi quần ra một gói thuốc chia cho các bạn trong nhóm mỗi người một điếu, bật quẹt đốt rồi cười khoái trá.
Khi chúng tôi hỏi một ngày các em hút được một gói không, nữ sinh thừa nhận “được”. “Học cả ngày rất mệt, buổi trưa không có điếu thuốc buồn ngủ lắm” – nam sinh ngồi kế phân trần.
Theo nhóm này, giờ hút thuốc thường là lúc ra chơi hoặc nghỉ ca sáng chờ học ca chiều. Việc hút thuốc này ở trường có một số bạn và thầy cô biết nhưng không ai có ý kiến gì cả vì “trường tư cũng thoáng hơn trường công”. “Về nhà cha mẹ có biết hút thuốc, có la ít thôi chứ không cấm”, một nam sinh trong nhóm chia sẻ.
Hút thuốc từ thuở 12
Năm nay 30 tuổi nhưng anh H.S.T. (ngụ Lâm Đồng) có thâm niên đến 18 năm hút thuốc. Từng nhiều lần hạ quyết tâm từ bỏ nhưng chỉ kéo dài được vài hôm, thấy “nhạt miệng” lại “ngựa quen đường cũ”.
“Từ lớp 6 tôi đã biết hút thuốc khi thường đi chơi cùng nhóm đàn anh học lớp trên. Cứ giờ ra chơi, cả nhóm lại kéo nhau ra tiệm tạp hóa gần trường ngồi “bắn” 2-3 điếu rồi mới vào lớp. Thấy hay hay, hút riết thành quen và nghiện lúc nào không hay”, T. thú nhận.
Còn với T.Đ.N. (22 tuổi, quê Nghệ An), “con đường” đưa chàng trai này đến với khói thuốc lá khá đặc biệt. Từ một chàng trai chăm học, hiền lành, nhưng từ sau biến cố cha mẹ ly thân cậu đâm ra chán nản.
Video đang HOT
Hình ảnh cậu học trò chăm học dần biến mất, thay vào đó cậu chỉ chực chờ tan trường để cùng nhóm bạn “cứng đầu” la cà quán xá, hết nhậu nhẹt rồi phì phèo thuốc la. Cậu bảo ngày buồn có thể “đốt” hết hơn một gói thuốc là chuyện bình thường.
“Người ta bảo đua đòi nhưng với tôi thì không. Tôi muốn bố mẹ sớm thức tỉnh về lại với nhau, nhưng mong muốn ấy đã không trở thành sự thật”, N. giọng buồn chia sẻ.
Nữ sinh va nam sinh liên tục hút thuốc, chơi game sau giờ tan trường – Ảnh: HƯƠNG THẢO
Đừng vì đua đòi, thể hiện đẳng cấp
Ông Nguyễn Hữu Khánh Duy – giám đốc Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP.HCM) – cho biết việc các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có thói quen hút thuốc là tình trạng đáng báo động. Bởi khi nhận thức chưa đầy đủ, hút thuốc theo trào lưu đua đòi hoặc để thể hiện “đẳng cấp” rất dễ dẫn đến việc bị nghiện các loại chất kích thích khác.
“Nếu lấy lý do học tập căng thẳng, mệt mỏi để tìm đến thuốc lá là ngụy biện. Tôi khuyên các em nên từ bỏ càng sớm càng tốt bởi nếu sử dụng lâu ngày sẽ trở thành một chất gây nghiện rất khó từ bỏ” – bác sĩ Duy khuyến cáo. Ngoài ra, theo bác sĩ Duy, việc các học sinh hút thuốc không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho những người xung quanh.
Với người trẻ hút thuốc lá, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển – Bệnh viện Tâm thần TP.HCM – cho rằng phần lớn xuất phát từ sự lôi kéo, thích thể hiện mình.
“Đây là sự ngộ nhận cần phải sớm được nhìn nhận, từ bỏ. Tác hại của thuốc lá không đến trong vài tháng, vài năm, mà sẽ tích tụ trong nhiều năm. Chính việc gây hại chậm nên người hút dễ dàng thỏa hiệp, dễ dãi khi hút thuốc”, bác sĩ Hiển nói.
Nhiều người trên khắp thế giới từ bỏ thuốc lá
“Thuốc lá là khởi đầu của mọi tình trạng nghiện ngập” – bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết. Theo bác sĩ Hiển, tác hại của khói thuốc lá ai cũng biết và thực tế có rất nhiều người khắp thế giới từ bỏ.
Và chính bác sĩ Hiển là một trong các trường hợp có nhiều năm hút thuốc và đã từ bỏ thành công. “Thuốc lá nguy hiểm ở chỗ nhìn có vẻ vô hại, khó nghiện. Người hút thường hay chậc lưỡi có sao đâu rồi chủ quan tiếp tục hút, đến một lúc nào đó gây ra các bệnh ung thư phổi, các bệnh tắc nghẽn mãn tính…”, bác sĩ Hiển nói.
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn về tác hại thuốc lá
Với 17 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam, hàng năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời, tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn “Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá”.
Tọa đàm diễn ra vào sáng 29-5, với sự tham dự của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực, còn diễn đàn chính thức ra mắt bạn đọc hôm nay 27-5, với các loạt bài liên quan, cùng các ý kiến, hiến kế của chuyên gia, bạn đọc…tập trung nội dung bàn giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp giảm thiểu hiệu quả tác hại của khói thuốc lá.
Bạn đọc quan tâm, có thể gởi ý kiến, hiến kế cho diễn đàn về địa chỉ: suckhoe @tuoitre.com.vn (MINH HUỲNH)
Bệnh khiến bé gái từng được H'Hen Niê bế trên sàn catwalk qua đời: Những người nào dễ mắc?
Ngày 5/5, nhà thiết kế nổi tiếng Nguyễn Thảo đã đăng tin thông báo bé Hà My mất vào chiều ngày 4/5 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
Bé Hà My mắc bệnh ung thư máu từ năm 2 tuổi khi chỉ vừa mới biết đi, biết nói. Gia đình cô bé đã dốc hết sức chạy chữa cho con nhưng bệnh tình cô bé ngày càng nặng, rất khó điều trị, khả năng ghép tủy cũng khó thực hiện được. Thương con, mẹ của bé Hà My đã quyết định tặng con gái một món quà mà bé luôn mơ ước là được diễn trên sàn catwalk trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của mọi người.
Cuối cùng, ước nguyện của cô bé Hà My đã được thực hiện khi được trình diễn trong show thời trang và thậm chí còn được hoa hậu H'Hen Niê bế trên sàn diễn thời trang hồi cuối năm 2019. Tuy nhiên, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, cô bé đã qua đời vào ngày 4/5.
Những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh
Ung thư máu hay bệnh bạch cầu, là hiện tượng bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến dẫn tới hồng cầu bị phá huỷ dần dần. Người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến tử vong.
Theo Cancercenter, có 3 loại ung thư máu chính là ung thư bạch cầu, ung thư hạch và u tủy:
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu bắt nguồn từ máu và tủy xương. Nó xảy ra khi cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường và cản trở khả năng tạo tủy xương và tiểu cầu.
Ung thư hạch không Hodgkin là một loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết từ các tế bào gọi là tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Ung thư hạch Hodgkin là một loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết từ các tế bào gọi là tế bào lympho. Ung thư hạch Hodgkin được đặc trưng bởi sự hiện diện của một tế bào lympho bất thường được gọi là tế bào Reed-Sternberg.
Đa u tủy là một bệnh ung thư máu bắt đầu trong các tế bào plasma của máu, một loại tế bào bạch cầu được tạo ra trong tủy xương.
Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu. (Ảnh minh họa)
Ung thư máu là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không kể tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu như:
- Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường có chứa nhiều chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại, ví dụ như công nhân nhà máy, thợ nhuộm, công nhân nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử... Những trường hợp này có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.
- Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao ở người bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Người sử dụng một số loại thuốc để diệt tế bào ung thư cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down bẩm sinh.
- Người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên.
- Người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ung thư máu.
Triệu chứng ung thư máu
Một số triệu chứng ung thư máu phổ biến bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh
- Mệt mỏi kéo dài, yếu đuối
- Chán ăn, buồn nôn
- Giảm cân không rõ lý do
- Đổ mồ hôi đêm
- Đau xương / khớp
- Khó chịu ở bụng
- Nhức đầu
- Hụt hơi
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Ngứa da hoặc phát ban da
- Hạch bạch huyết sưng ở cổ, nách hoặc háng
Chấn thương thời thơ ấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tử vong sớm Đây là phát hiện mới được các chuyên gia tại Đại học Northwestern công bố trên Tạp chí Hiệp hội tim Mỹ, sau khi phân tích dữ liệu của 3.646 người để tìm hiểu mối liên quan giữa môi trường tâm lý - xã hội thời thơ ấu với tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở tuổi trung niên. Ảnh:...