Đốt “thẻ ATM, iPhone”… cho tổ tiên dịp Tết thanh minh
Để tưởng nhớ người thân đã khuất, nhiều người sắm sửa hoa quả, lễ vật đi tảo mộ, có gia đình còn sắm cả “iPhone, thẻ ATM” hóa vàng cho tổ tiên. Tết thanh minh năm nay diễn ra trong vòng 15 ngày (từ 20/2- 5/3 Âm lịch).
Mùa Thanh minh năm nay, rất nhiều gia đình đã tranh thủ ngày nghỉ có mặt tại nơi ông bà, tổ tiên an nghỉ để cùng báo hiếu
Theo quan niệm, Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ
Đại gia đình cô Nguyễn Thị Bích Ngọc (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã có mặt từ sáng sớm tại Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn – Hòa Bình) để thắp nén hương tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, tổ tiên
Gia đình cô Ngọc cho biết, cha cô khi còn sống là người rất tình cảm, luôn thương yêu các con trong nhà nên năm nào cứ ngày lễ Tết, Thanh minh… con cháu dù bận đến mấy cũng sẽ thu xếp về cùng nhau dâng nén hương lên đấng sinh thành
Rất nhiều gia đình ở địa phương cũng như tại Hà Nội đã có mặt tại đây để cùng tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia đình
Video đang HOT
Những nén hương của con cháu dâng lên với mong muốn ông bà, tổ tiên an nghỉ nơi chín suối được siêu thoát, người ở trần được che chở mọi sự bình an, may mắn
Tùy điều kiện cũng như sở thích mỗi gia đình có lễ vật tảo mộ khác nhau, tuy nhiên không thể thiếu những bó hoa tươi
Các đồ vật như iPhone, đồng hồ, dao cạo râu, kính, quần áo được chuẩn bị đầy đủ
Thậm chí cả thẻ ATM cũng được con cháu “sắm” cho tổ tiên
Sau khi thắp hương, người thân đốt các vật phẩm ngay tại phần mộ
Những phần mộ người đã khuất được lau dọn sạch sẽ. Trong ảnh chị Hảo đang lau dọn phần mộ cho gia đình
Theo đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, ngày Tết thanh minh được xem là ngày giỗ chung cho tổ tiên của các gia đình.
“Tết thanh minh không phải Tết chính nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa về cuội nguồn, gợi nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Đây cũng là dịp con cháu quây quần, cùng nhau tới phần mộ của thân nhân để tảo mộ”, đạo đức Thích Trí Thịnh nói.
Dịp này, nhiều người cũng ghé vào chùa cầu an, cầu cho vong linh tổ tiên được ấm cúng, gia đình yên ấm
Theo Danviet
Trai bản chân trần nhảy trên đống lửa cầu may
Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn chứa đựng những điều huyền bí khi những chàng trai nhảy vào than hồng mà không hề bị bỏng.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (sống ở huyện Bắc Quang và Quang Bình - tỉnh Hà Giang và Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang) thường được tổ chức trong hai ngày 15-16 tháng Giêng. Các bài ca nghi lễ được một thầy cúng của làng thực hiện mở màn lễ hội.
Ông thầy phải làm lễ xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước cho dân làng được tổ chức trò chơi.
Các thanh niên tham gia nhảy lửa đang chờ làm lễ.
Một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng. Khi thầy mo gõ đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên một sẽ ngồi đối diện với thầy, và đó chính là lúc "nhập đồng" cho người nhảy lửa.
Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên - báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng bỏng nhất.
Họ bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó nâng bổng người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực. Họ vừa nhẩy vừa đưa tay bới tung than hồng, thỉnh thoảng lại bốc một viên than cho vào miệng nhai.
Cứ hai mươi phút lại có một đợt nhảy, vũ điệu nhảy lửa càng về sau càng sôi động. Không có bất cứ một vật dụng nào lót cho đôi chân của những chàng trai. Có chăng đó chỉ là lớp da dày sau nhiều ngày đi bộ, rong ruổi nơi dốc cao, suối sâu.
Từ lúc bắt đầu lao vào đống lửa đến khi tro tàn khoảng 30 phút, nhóm nhảy lửa gần chục chàng trai đều lành lặn an toàn, không ai bị thương, bị bỏng chân tay. Khi lửa đã tàn, than đã nguội, ông thầy cúng lại làm lễ để tiễn "thần lửa" về chốn cũ. Cả ông thầy và những người tham gia nhảy lửa lại trở về trạng thái bình thường. Một trò chơi đã kết thúc, đem lại tiếng cười và niềm phấn khởi cho người Pà Thẻn.
Lễ hội thu hút khoảng 10.000 người dân các xã, bản trong và ngoài huyện cùng du khách thập phương.
Theo Giang Huy (VNE)
Hàng trăm người tham gia cầu mùa, lên nương gieo cấy ở Yên Bái Nghi lễ tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, cầu mưa, chọc lỗ tra hạt, cúng ma nhà, tổ tiên - rượu cần được người dân Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tái hiện chân thực, sinh động trong Lễ hội Cầu Mùa diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10 Tết (tức ngày 24 và...