Đột phá quan hệ Mỹ-Cuba từ mật đàm ở Vatican, Canada
Đột phá mang tính lịch sử trong quan hệ Mỹ-Cuba đã bắt đầu từ mùa xuân năm 2013 khi Tông thông My Barack Obama tổ chức các cuộc hội đàm tuyệt mật với Havana, Reuters cho biết.
Tông thông My Barack Obama (trái) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trước khi đọc diễn văn tại lễ tưởng niệm cố Tông thông Nam Phi Nelson Mandela hồi tháng 12.2013 – Anh: Reuters
Nhiều tháng đàm phán tại Canada và Vatican đã đem lại kết quả vào hôm 16.12 khi ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro điện đàm gần một tiếng đồng hồ, rồi cùng thống nhất các bước để kết thúc quan hệ thù địch kéo dài gần một nửa thế kỷ giữa 2 nước.
Ông Obama tin rằng “nếu có bất kỳ chính sách ngoại giao nào của Mỹ đã hết hạn, thì đó chính là chính sách Mỹ-Cuba”, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho hay.
Tòa thánh Vatican đóng vai trò then chốt cho việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ, bao gồm tạo điều kiện cho các cuộc thương thuyết cho việc phóng thích Alan Gross, cựu nhân viên Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, người vừa quay về quê nhà hôm 17.12 sau 5 năm ngồi tù ở Cuba, theo các quan chức Mỹ.
Đầu mùa hè năm 2014, Giáo hoàng Francis đã gửi nhiều thư riêng cho ông Obama và ông Castro, thúc giục 2 nguyên thủ trao đổi tù nhân và cải thiện quan hệ.
Khi đón tiếp tông thông Mỹ tại Vatican hồi cuối tháng 3, mật đàm với Cuba là tâm điểm trong các cuộc thảo luận giữa giáo hoàng và ông Obama. Cuộc gặp gỡ bí mật trực tiếp giữa 2 bên diễn ra hồi tháng 6.2013 tại Canada, quốc gia vẫn duy trì quan hệ với Cuba.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là ông Ben Rhodes, một cố vấn thân cận của ông Obama, và ông Ricardo Zuniga, một chuyên gia cấp cao gốc châu Mỹ La tinh thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng. Danh tính đại diện phía Cuba hiện vẫn chưa được công bố, theo Reuters.
Video đang HOT
Tại buổi gặp gỡ này, 2 bên chủ yếu trao đổi về tù nhân Mỹ và Cuba, nguồn tin của Reuters tiết lộ.
Can thiệp từ Vatican
Vatican tham gia vào tiến trình giúp bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba từ tháng 3.2012, khi một nhóm các nhà làm luật Mỹ đến thăm văn phòng đại sứ Tòa Thánh ở Washington để nhờ giúp đỡ.
Giáo hoàng Francis đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giúp bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba – Anh: Reuters
Kể từ sau đó, thông qua cuộc chuyển giao quyền lực giữa Giáo hoàng Benedict XVI và Giáo hoàng Francis, “quan hệ Mỹ-Cuba luôn trong tầm theo dõi của Vatican”, Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski thuộc bang Maryland, quê nhà của Alan Gross.
Trong các vòng đàm phán với Cuba, Washington cũng yêu cầu phóng thích một gián điệp làm việc cho Mỹ, người đang phải sống trong nhà tù Cuba gần 2 thập kỷ.
Nhân viên tình báo chưa được công bố danh tính này “đã là công cụ giúp nhận dạng và triệt phá một số hoạt động tình báo của Cuba trong lòng nước Mỹ”, văn phòng của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cho biết.
Trong số các gián điệp của Cuba bị nhân viên tình báo này lật mặt là vụ một nhà phân tích cấp cao tại Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) và một thành viên của một băng tình báo hoạt động ở Florida với tên gọi “Mạng lưới Ong Bắp Cày”.
Việc trao đổi tù nhân cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất tại một cuộc gặp gỡ quan trọng ở Vatican, nguồn tin của Reuters cho biết, nhưng không nói rõ thời gian cụ thể.
Nguồn tin của Reuters còn cho biết thêm rằng cũng đã có một số các tranh chấp không thể giải quyết trong các vòng đàm phán, chẳng hạn như Mỹ không đồng ý với yêu cầu của Havana về việc ngừng các chương trình vận động dân chủ tại Cuba.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nhà hàng Việt nửa triệu USD bị đốt ở Mỹ sẽ đòi bồi thường
Hội người Việt ở St. Louis, bang Missouri, Mỹ, sẽ hỗ trợ đòi bồi thường bảo hiểm cho một đồng hương có nhà hàng bị đốt phá trong các cuộc bạo loạn liên quan đến sắc tộc ở Mỹ.
Đám đông giận dữ ở Ferguson hôm 25/11 đốt phá nhiều tòa nhà sau khi nghe phán quyết tha tội cho cảnh sát. Ảnh: AP
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thế Cường, chủ tịch Cộng đồng người Việt ở hạt St. Louis, cho biết hiện hội chưa tiếp cận được với tòa nhà của người Việt bị đốt mới đây tại khu vực này, do cảnh sát vẫn phong tỏa.
Theo ông Cường, tòa nhà bị cháy là một nhà hàng, trị giá lên đến nửa triệu USD. Tuy nhiên chưa rõ tổng thiệt hại đối với chủ người Việt.
"Khi tình hình lắng dịu, Hội người Việt ở hạt này sẵn sàng đứng ra hỗ trợ chủ nhà hàng thực hiện các biện pháp pháp lý và các thủ tục để họ đòi bồi thường của nhà bảo hiểm", ông Cường nói.
Trước khi bạo loạn xảy ra, người Việt ở gần các điểm nóng biết thông tin nên đã rời đi.
Tính chung ở hạt St. Louis, hiện có khoảng 20.000 người Việt, làm nhiều ngành nghề khác nhau như kinh doanh hoặc làm công việc văn phòng.
Ông Cường cho biết thêm biểu tình ở Ferguson và khu vực lân cận đã lắng dịu vì mọi người cùng đón lễ Tạ ơn.
Bạo loạn ở Ferguson nổ ra từ đầu tháng 8, sau khi thiếu niên da màu Michael Brown bị một cảnh sát da trắng bắn chết. Căng thẳng một lần nữa lên cao vào đêm 25/11 khi tòa án bang quyết định không truy tố cảnh sát trên với lý do anh này chỉ nổ súng để tự vệ.
Hàng trăm người giận dữ đã tràn ra đường, ẩu đả với cảnh sát, đập vỡ ôtô và đốt phá nhà cửa. Chính quyền phải huy động đến 2.200 lính thuộc Lực lượng Vệ binh để ngăn chặn bạo lực. Các cuộc biểu tình ủng hộ Ferguson cũng lan rộng ra 170 thành phố khắp nước Mỹ.
Việt Anh
Theo VNE
EIU: Khó có đột phá về TPP trong năm 2014 Dù rất được các bên, đặc biệt là Mỹ, kỳ vọng song tiến trình đàm phán thành lập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khó có thể đạt được đột phá trong năm nay. Đàm phán thành lập TPP còn vướng rất nhiều rào cản. Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực...