Đột phá hợp tác năng lượng Mỹ-Trung giữa cạnh tranh nước lớn gay gắt
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận mua khí hóa lỏng LNG với đối tác Venture Global (Mỹ) thời hạn 20 năm.
Mỹ là nhà cung ứng LNG lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Australia trong 9 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Reuters
Nhu cầu tiêu thụ khí đốt tăng vọt đã đẩy Trung Quốc ký kết một loạt thỏa thuận với các nhà xuất khẩu nhiên liệu Mỹ, thúc đẩy thương mại năng lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, ngay ở thời điểm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối đầu gay gắt hơn.
Thỏa thuận mới nhất được công bố trong ngày 20/12. Theo đó, Venture Global LNG, công ty đang có dự án xây dựng hai tổ hợp khí hóa lỏng (LNG) xuất khẩu tại bang Louisiana, đã đồng ý bán cho Trung Quốc 3,5 triệu tấn LNG/năm cho CNOOC – nhà nhập khẩu LNG lớn nhất của Trung Quốc.
Đây là hợp đồng lớn thứ bảy được ký giữa các nhà xuất khẩu Mỹ với đối tác Trung Quốc kể từ tháng 10 vừa qua. Một số hợp đồng này có thời hạn lên tới hàng thập kỉ. Trung Quốc đang dần vượt qua Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Trong khi đó, theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Mỹ trong năm 2022 sẽ vượt qua Australia và Qatar để đứng vị trí số một thế giới về xuất khẩu LNG.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh leo thang trong thời gian gần đây, liên quan đến nhiều chủ đề – từ hồ sơ nhân quyền ở Tân Cương, vấn đề Hong Kong, cho tới hoạt động quân sự của Trung Quốc áp sát eo biển Đài Loan. Trung Quốc không ngừng chỉ trích Mỹ hành xử như một bá chủ toàn cầu, cố tìm cách kích hoạt một cuộc Chiên tranh Lạnh mới giữa các cường quốc.
Ở chiều ngược lại, những thỏa thuận về buôn bán khí đốt là tín hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể hợp tác ở những điểm hội tụ lợi ích, nhất là về năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Trước đó, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã từng đạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Anh) hồi tháng 11 vừa qua. Hai bên cũng đàm phán và đi đến thống nhất về mở kho dầu dự trữ chiến lược để hạ nhiệt mặt hàng này.
Video đang HOT
Venture Global trong tháng 11 vừa qua cũng đã ký thỏa thuận với Tập đoàn hóa chất và dầu khí Trung Quốc (Sinopec), cung ứng 4 triệu tấn LNG/năm, cùng với đó là thỏa thuận ngắn hạn hơn về bán 3,5 triệu tấn LNG với Unipec, công ty con của Sinopec. Một trong số các hợp đồng mới ký với CNOOC với Venture Gloabal cũng có thời hạn lên đến 20 năm.
Theo Mike Sabel, Giám đốc điều hành của Venture Global, việc Trung Quốc nỗ lực cắt giảm phát thải carbon, thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy than bằng nhiệt điện khí chính là động lực thúc đẩy các hợp đồng cung ứng LNG này. Việc ký thỏa thuận với Sinopec được tính toán kỹ về mặt thời điểm, nhằm chuyển đi thông điệp thiện chí, tích cực trước thềm COP26.
“Trung Quốc đang vượt trước các nước còn lại ở châu Á trong ký kết các hợp đồng mua khí đốt mới. Nhưng khi chúng tôi công bố các thỏa thuận này, phần còn lại ở châu Á sẽ lên tiếng và thực sự họ đang lên tiếng. Bởi nếu không Trung Quốc sẽ có ưu thế. Chúng ta đang ở thời điểm rất đặc biệt khi mà thế giới cần LNG của Mỹ còn năng lực sản xuất LNG tại Mỹ đang tăng nhanh hơn bất kỳ nước nào”, ông Sabel chia sẻ.
Tương tự như Venture Global, Cheniere Energy – nhà xuất khẩu LNG lớn nhất của Mỹ, cũng đang đặt cược vào Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng. Tập đoàn có trụ sở đóng tại Houston, bang Texas mới đây đã có được các đơn hàng mới, trong đó có hợp đồng với Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinochem), với sản lượng cung ứng 3 triệu tấn/năm. “Chúng tôi cho rằng châu Á là đầu tàu đối với nhu cầu LNG trong nhiều thập kỉ tới đây và Trung Quốc là miếng bánh lớn nhất trong đó”, Anatol Feygin, quan chức phụ trách thương mại của Cheniere chia sẻ.
Hợp đồng và dòng chảy LNG từ Mỹ sang Trung Quốc tăng mạnh sau quãng thời gian đóng băng dưới thời chính quyền Donald Trump – thời điểm Trung Quốc áp thuế đối với mặt hàng khí đốt của Mỹ để trả đũa cho đòn trừng phạt thuế mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các hợp đồng cung ứng khí LNG trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chịu tác động khủng hoảng thiếu điện và giá khí đốt toàn cầu tăng cao.
Theo dữ liệu của hãng tư vấn Refinitiv, trong 9 tháng đầu năm nay, Mỹ là nhà cung ứng LNG lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Australia – nước cũng có quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh. Nikos Tsafos – chuyên gia trưởng về năng lượng và địa chính trị tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, nhận định 50% lượng LNG nhập khẩu đến từ Mỹ và Australia là điều Bắc Kinh không vui. Nhưng điều kiện thực tế khiến Trung Quốc không thể làm khác và đó là những gì đang diễn ra hiện nay.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu khí đốt ra nước ngoài hiện cũng là chủ đề chính trị nhạy cảm trong nội bộ nước Mỹ, sau khi giá khí đốt tại Mỹ leo lên mức trên 6 USD mỗi mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu), mức cao nhất kể từ năm 2008. Elizabeth Warren, một thượng nghị sĩ có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân chủ, đã gửi thư cho giám đốc điều hành của 11 tập đoàn sản xuất khí đốt lớn, trong đó có cả ExxonMobil và BP, yêu cầu các công ty này xem xét “cắt giảm, tạm ngưng hoặc chấm dứt xuất khẩu khí đốt để giúp xoa dịu giá trong nước”.
Bùng nổ xuất khẩu khí đốt cũng có thể là một bài toán khó đối với Mỹ, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đẩy nhanh nỗ lực dịch chuyển mô hình kinh tế theo hướng giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Dù lượng khí carbon dioxide thải ra thấp hơn so với than đá, nhưng khí đốt vẫn là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn.
Hàn Quốc: 50% trường đại học sẽ biến mất trong 25 năm tới
Theo báo cáo của Trường Đại học Quốc gia Seoul và Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, nước này có thể mất tới 1/2 số trường đại học hiện nay trong vòng 25 năm do suy giảm trầm trọng số lượng nhân khẩu học.
Trường Đại học Yonsei, Hàn Quốc.
Báo cáo về sự thay đổi dân số và triển vọng tương lai của các trường đại học trong khu vực cho thấy chỉ 190 trong 385 trường đại học tại Hàn Quốc có thể duy trì hoạt động trong hai thập kỷ tới. Tuy nhiên, các trường tỉnh lẻ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
Ở các khu vực ngoài thủ đô Seoul, chỉ 44% trường đại học hiện nay có thể duy trì hoạt động. Tại thủ đô, con số này là 80%, tiếp theo là tại thành phố Sejong, khoảng 2/3 các trường đại học dự kiến vẫn tồn tại trong 25 năm tới.
Nghiên cứu được tiến hành khi nhiều trường đại học danh tiếng tại các tỉnh, thành chứng kiến số lượng tuyển sinh giảm mạnh. Nguyên nhân không chỉ đến từ tỷ lệ sinh giảm mà còn do mong muốn của người trẻ được lập nghiệp tại các đô thị lớn.
Theo nghiên cứu, trong vòng 2 thập kỷ tới, 50% trẻ em được sinh ra tại thủ đô Seoul, trong khi các tỉnh, thành khác sẽ chứng kiến đợt di chuyển dân số mạnh mẽ đến các khu vực đô thị. Dòng dân di cư khỏi khu vực cũng phản ánh mức độ chênh lệch về chất lượng, dịch vụ đại học.
Ông Lee Doung-gyu, Giáo sư tại Trường Đại học Dong-A, phân tích: Nếu số lượng sinh viên sụt giảm, nguồn thu từ học phí cũng giảm nên các trường đại học địa phương không thể thuê giảng viên toàn thời gian. Do đó, số lượng nhân viên bán thời gian sẽ tăng, dẫn đến giảm chất lượng giáo dục của các trường địa phương.
"Khi chất lượng giáo dục không như mong muốn, sinh viên tại các tỉnh sẽ chuyển hướng sang học tại các đô thị lớn. Đây sẽ là một vòng luẩn quẩn không hồi kết", ông Doung-gyu nhấn mạnh.
Đơn cử, tại Busan, thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, chỉ có 7 trường đại học, cao đẳng trong số 23 trường đại học hiện có thành phố này có thể tồn tại. Các trường đại học tại Busan đã đóng góp vào sự phát triển của thành phố cảng nên việc dừng hoạt động có thể tác động nặng nề lên các ngành công nghiệp truyền thống trong khu vực.
Ngoài ra, Busan đang đối mặt với tình trạng "chảy máu chất xám" trong hơn một thập kỷ với những học sinh đạt thành tích cao nhất cấp tỉnh đều chuyển đến học tại thủ đô Seoul.
Theo Hội đồng Giáo dục Đại học Hàn Quốc, một số lượng lớn các trường đại học ở Busan đã không thể lấp đầy chỉ tiêu sinh viên được chính phủ phân bổ vào đầu năm nay. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do số lượng thanh niên 18 tuổi giảm gần 45% kể từ năm 2000.
Ông Kim Byung-wook, nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Hàn Quốc, phân tích: Lý do chính khiến các trường đại học quốc gia địa phương không đáp ứng được chỉ tiêu đầu vào là do cơ sở hạ tầng, nguồn lực giáo dục tập trung ở Seoul. Ngoài ra, so với các trường tư thục hoặc công lập tại thủ đô, các trường công lập tại địa phương khác bị hạn chế nguồn hỗ trợ tài chính từ chính phủ.
Ông Kim Seokho, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Xã hội, Đại học Quốc gia Seoul, gợi ý phải điều chỉnh mức độ tập trung dân số trong khu vực đô thị với các khu vực khác. Tiếp đó, các địa phương cần cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên ở các khu vực.
Khi cả nước "nín thở" cho kỳ thi đại học Hàn Quốc: Sĩ tử học 16 tiếng, chỉ dám ngủ 3 giờ, tay chằng chịt vết chai cho ngày "sinh tử" Kỳ thi tuyển sinh Đại học ở Hàn Quốc là nơi để mỗi người dành lấy cho mình cơ hội "đổi đời" nên sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ở các nước có chung nền văn hóa ảnh hưởng nhiều từ Nho giáo như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thì giáo dục và thi cử luôn là mối quan...