Đột nhập phố “khoái lạc” của người Việt ở Singapore
Khi hoàng hôn buông xuống, “ Little Việt Nam” ở Singapore mang một diện mạo khác, với ánh đèn neon rực rỡ, các cô gái quyến rũ và đàn ông say xỉn…
Joo Chiat vào buổi tối
Những biển hiệu Việt Nam mọc lên ngày càng nhiều trên đường Joo Chiat. Cả một góc phố ở đây nhanh chóng được biết đến như một “Little Việt Nam”.
Đường Joo Chiat nằm trong khu Peranakan yên tĩnh của vùng Katong. Đó là một con phố hẹp với các cửa hàng hai tầng ở mặt phố – di sản kiến trúc từ thời kỳ trước thế chiến. Có những cơ sở kinh doanh đã hoạt động tại nơi này từ những năm 1960. Có thể nói Peranakan là nơi có bản sắc văn hóa phong phú kết hợp giữa châu Á và châu Âu.
“Little Việt Nam” vào ban ngày
Vào ban ngày, đây là một con đường buồn tẻ, không có nhiều xe cộ và người đi bộ qua lại. Phải đến buổi tối, diện mạo quyến rũ của Joo Chiat mới có dịp bộc lộ.
Video đang HOT
Khi đó, khu phố tràn ngập ảnh đèn và âm thanh của các quán bar – karaoke sôi động. Khá nhiều trong số đó là các quán “ôm”, nơi cánh đàn ông chi tiền một cách hào phóng để được các nữ tiếp viên nóng bỏng phục vụ tận tình.
Những cô tiếp viên này thường là người Việt Nam. Họ tán gẫu với khách và chuốc rượu họ đến lúc say xỉn và ngả vào tay mình. Một số cô gái không phải tiếp khách thì lượn lờ từ trong ra ngoài quán. Có thể nhận ra họ qua những gương mặt trang điểm sặc sỡ, kiểu tóc thời thượng và những bộ trang phục thiếu vài hoặc bó sát người.
Hầu hết trong số họ là những người trẻ tuổi, mềm mại và nhỏ nhắn. Một số khá tự tin và bạo dạn, trong khi những người khác có vẻ e dè hơn. Những cô gái thông minh sẽ nhanh chóng học cách giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc Quan Thoại hoặc Phổ thông, hoặc cả hai. Điều này giúp họ dễ tìm khách hàng hơn bởi tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức và được nhiều người sử dụng nhất trên đảo quốc này.
Khó có thể biết tường tận vì sao và bằng cách nào những người phụ nữ Việt Nam đã đến làm việc ở nơi đây. Nhưng hoạt động của họ là hợp pháp ở Singapore và một số còn có cả giấy phép lao động.
Trong khi nhiều người chủ động chọn lựa công việc làm gái bar thì cũng một số bị quyến rũ bởi lời hứa về một thu nhập mơ ước và cuối cùng bị lệ thuộc vào công việc này.
Bên cạnh lao động hợp pháp, cũng có những cô gái ngoại quốc được đưa sang Singapore qua các đường dây buôn người. Trên thực tế, vào tháng 6/2010 Mỹ đã đưa Singapore vào danh sách theo dõi về tình trạng buôn bán người. Chính phủ Singapore đã trả lời rằng báo cáo của Mỹ không được dựa trên một nghiên cứu khách quan nào cả.
Có nhiều băng nhóm khác nhau hoạt động trong khu vực này. Có cả tin đồn về hoạt động của các tụ điểm cờ bạc. Lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động chân tay cũng hay đi vơ vân trên đường phố như để giết thời gian. Tình trạng say xỉn là rất phổ biến. Không khó để bắt gặp những vỏ chai rượu vỡ hay những vũng nôn mửa trên phố, nhưng nhìn chung điều này là vô hại. Hầu như không có các vụ trọng án nào xảy ra tại đây.
Một nhà hàng Việt Nam ở Joo Chiat
Bên cạnh các quán bar – karaoke, Joo Chiat cũng nổi tiếng như một khu phố ẩm thực. Rất nhiều nhà hàng đã mọc lên và biết mất chỉ trong thời gian ngắn, nhưng các nhà hàng Việt Nam đã trụ vững và phát triển được ở nơi đây.
Hiện, có khoảng 5-6 quán ăn Việt Nam ở Joo Chiat. Đó là nơi có thể lấp đầy nỗi nhớ quê nhà của mọi người Việt ở Singapore, với đủ các món ăn truyền thống như phở, nem muốn, nem rán, bún… Nhiều món ăn khác cũng được người Việt ưa chuộng như bò lúc lắc, cơm chiên Dương Châu, bò bít tết, cơm sườn chả trứng, cánh gà chiên nước mắm v..v.
Theo xahoi
Nghề Hương trầm rộn ràng vào xuân
Hương trầm là một phần không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Chính vì vậy, trong những ngày này trên địa bàn huyện Quỳ Châu nghề làm hương rộn ràng vào vụ.
Gia đình chị Trần Thị Loan Đang đang làm hương trầm.
Hương trầm Quỳ Châu đang từng ngày được người dân làng nghề thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu Hương trầm Quỳ Châu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn.
Đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Hợi, một gia đình làm hương trầm lâu đời ở khối 1 thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu vào một chiều cuối năm, thấy không khí nơi đây thật rộn ràng. Đang ngồi cuốn hương cùng với những người làm công, thấy có khách chị Hợi dừng tay đon đả mời chúng tôi vào nhà. Sau câu chuyện xã giao, chị xin phép vừa nói chuyện, vừa cuốn hương để kịp giao hàng cho khách. Qua câu chuyện được biết, chị lập gia đình được gần 28 năm, thì cũng chừng ấy thời gian chị gắn bó với nghề làm Hương trầm. Với chị thì nghề làm hương trầm là do thừa kế từ đời ông bà ngoại, sau khi ông ngoại mất thì truyền nghề làm hương lại cho gia đình chị. Lúc đầu sản xuất với quy mô nhỏ, làm bằng thủ công. Chủ yếu hương chỉ phục vụ cho bà con hàng xóm xung quanh, chưa trở thành hàng hoá. Đến năm 2000, do có uy tín và do nhu cầu của khách hàng nên gia đình đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, và cũng từ đó hương trầm của gia đình chị có thương hiệu và lấy tên là cơ sở sản xuất hương trầm Thiết Hợi khối 1 thị trấn Quỳ Châu.
Năm nay, cơ sở sản xuất hương Thiết Hợi sản xuất trên 40 vạn que. Mặc dù chỉ tập trung sản xuất trong 3 tháng cao điểm sát tết nguyên đán nhưng gia đình chị đã phải chuẩn bị kỹ từ nguyên liệu cho đến các nhãn mác, bao bì từ những tháng đầu năm. Trong tháng cao điểm này, cơ sở phải thuê thêm 6 - 8 nhân công quấn hương mới có thể kịp tiến độ giao hàng cho khách. Chị còn cho biết thêm ước tổng thu nhập từ hương năm nay của cơ sở lên đến 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi được 30 triệu đồng.
Chia tay cơ sở sản suất hương trầm Thiết Hợi, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan ở khối 2 thị trấn Quỳ Châu. Đây là cơ sở sản xuất hương trầm lớn nhất của huyện Quỳ Châu. Chị Loan chủ cơ sở cho biết: Gia đình chị bắt đầu nghề làm hương từ năm 1988, lúc đầu chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân huyện Quỳ Châu và làm quà biếu trong dịp tết. Sau này, nhờ kiên trì học hỏi trong cách pha trộn hương liệu, uy tín hương trầm của chị ngày càng được nâng cao, nhiều người đã đặt hàng với số lượng lớn. Từ đó cây hương trầm của gia đình chị bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường. Năm nay, cơ sở Hà Loan sản xuất trên 200 vạn que hương các loại, tăng 40 vạn que so với năm 2010. Tổng thu nhập ước tính gần 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí gia đình có lãi trên 80 triệu đồng, không chỉ tạo thu nhập cho gia đình mà còn có thể tạo công ăn việc làm cho người dân ở trên địa bàn.
Còn với ông Võ Minh Châu ở khối 2 thị trấn Tân Lạc, mặc dù năm nay đã ở tuổi 70, nhưng ông vẫn tiếp tục theo nghề làm hương trầm gia truyền của gia đình. Bởi theo ông, làm hương không chỉ tăng thêm thu nhập, nuôi con cái học hành mà làm hương còn để duy trì và phát huy nghề truyền thống của gia đình. Trước đây, làm hương chỉ mang tính chất thủ công, nguyên liệu được giã bằng cối, sản xuất chỉ đủ đáp ứng yêu cầu trên địa bàn thị trấn. Nhưng đến nay, nhờ có máy móc hỗ trợ một phần nên sản lượng hương ngày càng cao lên. Riêng năm 2011, cơ sở sản xuất hương trầm của gia đình ông sản xuất trên 20 vạn que, thu nhập được 50 triệu đồng, sau khi trừ chi phí vẫn thu lãi gần 20 triệu đồng.
Nói về những chính sách hỗ trợ và phương hướng phát triển thương hiệu Hương trầm Quỳ Châu cho làng có nghề và làng nghề trong thời gian sắp tới, Đậu Công Hà - PCT UBND thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu cho biết: "Chúng tôi luôn xác định phát triển nghề Hương trầm làm mũi nhọn. Bởi đây là lợi thế của địa bàn thị trấn Tân Lạc. Để tập trung chỉ đạo nghề này, thì chúng tôi đã có những cơ chế kích cầu cho nghề phát triển. Tập trung chỉ đạo phát triển các làng có nghề, làng nghề đồng thời hỗ trợ 1 số vốn ban đầu cho làng nghề hoạt động. Tạo mọi điều kiện để bà con vay vốn sản xuất cũng như liên hệ với các cơ quan chủ quản của ngành dọc vay vốn. Tạo một số vốn nhất định để phát triển nghề hương trầm và tìm cơ sở tiêu thụ hàng cho bà con".
Một năm mới đang đến gần, cùng với sự lớn mạnh của Hương trầm Quỳ Châu, hi vọng rằng trong năm mới 2013, thị trấn Tân Lạc và những người làm nghề Hương trầm sẽ cùng nhau nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa vị thế của cây hương trầm ngày càng phát triển cả về chất lẫn về lượng. Góp phần đưa huyện Quỳ Châu sớm thoát nghèo.
Theo xahoi
Bộ tộc phụ nữ quanh năm... ở trần trên dãy Trường Sơn Bên dòng Đakrông huyền thoại có một bản làng mà ở đó phụ nữ ở trần, đàn ông đóng khố như những bộ lạc cổ xưa, tách biệt với văn minh loài người... PV và những phụ nữ ở trần Gần nửa tháng lang thang dọc dãy núi rừng Trường Sơn một thời máu lửa, chúng tôi đã được nghe, được chứng kiến...