“Đột nhập” nơi dùng hóa chất “lạ” nhổ lông vịt
Một cơ sở giết mổ vịt ở xã Trường Thắng, huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) hoạt động từ 3 năm nay và thường xuyên thải ra những mùi hôi vô cùng khó chịu, kèm với đó là tiếng ồn suốt ngày đêm. Tại cơ sở này, hàng ngàn con vịt được nhổ lông bằng hóa chất chưa xác định.
Theo ghi nhận của phóng viên, lò giết mổ này có diện tích khoảng 5.000m2. Trước cổng treo một tấm biển “ Cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm Trường Thắng”.
Anh T.V.B, một người dân ở cạnh cơ sở giết mổ này cho biết, cơ sở có gần 50 công nhân làm việc từ sáng sớm. Anh N.T.P, từng làm việc trong cơ sở này kể: Quy trình vặt lông vịt như sau: Vịt được đưa vào máy đánh lông nhưng chưa sạch, tiếp đó chúng được nhúng vào nhựa sáp màu đen, rồi cho vào nước lạnh để cho chất này đông lại bám chặt vào lông vịt. Con vịt sẽ không còn một sợi lông nào khi màng nhựa trên thân vịt được gỡ ra”.
Anh P. cho biết thêm, chất này được chủ cơ sở pha sẵn có màu đen kịt giống như nhớt đã qua sử dụng. Khi nung lên có mùi hôi rất khó chịu.
Những con vịt được nhúng vào dung dịch màu nâu đen. Ảnh: Nhật Huy.
Khu vực sản xuất được gắn camera, công nhân làm việc trong cơ sở cũng được quản lý rất chặt chẽ, cấm sử dụng điện thoại khi làm việc.
Để kiểm chứng những thông tin mà người dân phản ánh, phóng viên đã tiếp cận được một phần lò giết mổ vịt của cơ sở này. Chiều 14.12, một người đàn ông vớt hàng chục con vịt đã được cắt tiết, nhúng nước sôi, đánh lông sơ bộ từ một bể nước. Số vịt này sau đó được người này nhúng lần lượt vào một bể nước khác đựng một chất màu nâu đen, rồi vớt ra nhúng vào nước lạnh ngay. Chất này khi gặp nước lạnh, nhanh chóng kết dính và bám chặt vào da vịt. Hai phụ nữ lột lớp phủ bên ngoài da vịt có màu nâu đen. Những con vịt trở nên trắng bóc, được chuyển qua khâu mổ lấy nội tạng.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng nói gì?
Ông Phan Trung Hiếu – Phó trưởng phòng TNMT huyện Thới Lai cho biết mùi hôi phát ra tại cơ sở giết mổ là nhựa thông, được đun lên dùng để nhổ lông vịt. Ông Hiếu cũng khẳng định: “Nếu cơ sở này tiếp tục nấu nhựa thông để nhổ lông vịt gây ô nhiễm thì chúng tôi sẽ tiến hành xử phạt đồng thời buộc di dời”.
Trong khi đó, ông Lê Duy Tâm – quyền trưởng trạm thú y huyện Thới Lai nói: Chất màu nâu đen mà công nhân nhúng vịt vào để nhổ lông là sáp paraffin. Cơ sở này có giấy chứng nhận của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho phép sử dụng trong hoạt động giết mổ.
Còn ông Nguyễn Quốc Vinh – trưởng phòng kiểm dịch động vật (Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.Cần Thơ) nói: Trường hợp của cơ sở giết mổ gia cầm xã Trường Thắng, theo trình báo của chủ cơ sở khi chúng tôi đến kiểm tra thì họ cung cấp chất sử dụng để nhổ lông vịt là Estergum với đầy đủ các hoá đơn mua bán, hợp đồng cũng như giấy chứng nhận công bố hợp quy của sản phẩm.
“Khi chúng tôi kiểm tra tại cơ sở thì họ cung cấp thực tế chất Estergum này. Tuy nhiên, chúng tôi còn phải đi kiểm tra ở nhiều cơ sở khác, không thể nào trực và kiểm tra thường xuyên mà phải theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất. Cũng có thể trong quá trình cơ sở này làm, họ vì lợi nhuận mà sử dụng một chất khác để thay thế không phù hợp với quy định. Khi kiểm tra mà chúng tôi phát hiện thì sẽ đề xuất và xử lí nghiêm theo đúng quy định”, ông Vinh nói.
“UBND huyện sẽ kiên quyết xử lí, không dung túng hoặc bao che đối với bất kì ai”, ông Nguyễn Thanh Danh – Chủ tịch UBND huyện Thới Lai khẳng định.
Theo Nhật Huy (Tiền phong)
Cận cảnh lò mổ lớn ở miền Tây dùng dung dịch "lạ" làm sạch lông vịt
Để làm sạch lông vịt trước khi xuất bán, một cơ sở giết mổ quy mô lớn ở Cần Thơ đã sử dụng dung dịch "lạ" màu nâu đen...
Người dân ở ấp Trường Phú, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cho biết, họ đã nhiều lần gửi đơn phản ánh đến cơ quan chức năng về việc cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm Trường Thắng sử dụng dung dịch màu nâu đen (nghi là nhựa thông) làm sạch lông trước khi đưa đi tiêu thụ.
Cơ sở giết mổ quy mô lớn ở Cần Thơ đã sử dụng dung dịch "lạ" màu nâu đen làm sạch lông vịt trước khi xuất bán.
Ngoài ra, cơ sở này còn thường xuyên thải ra những mùi hôi vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, vụ việc vẫn không được giải quyết thoả đáng.
Theo ghi nhận của phóng viên, cơ sở giết mổ này có quy mô lớn (với hàng chục công nhân làm việc, tham gia giết mổ khoảng 3.000 con vịt/ngày). Xung quanh cơ sở có rất nhiều hộ dân sinh sống.
Bên trong cơ sở rất nhếch nhác, mất vệ sinh. Sau khi cắt tiết, vịt được đưa vào máy đánh lông (vẫn còn lông con), sẽ được đem nhúng vào một dung dịch màu nâu đen rồi nhúng tiếp vào nước lạnh.
Bên trong cơ sở rất nhếch nhác, mất vệ sinh.
Chất màu nâu đen này khi gặp nước lạnh, nhanh chóng kết dính và bám chặt vào da vịt. Các công nhân thay nhau lột phần màu nâu đen ra khỏi con vịt. Lúc này, những con vịt với màu da trắng tươi sẽ được chuyển qua khâu khác để mổ lấy nội tạng. Được biết, sau khi được giết mổ xong sẽ được cấp đông và chờ đóng vào container để xuất khẩu đi nước ngoài.
Ông Lê Duy Tâm - Trưởng Trạm thú y Thới Lai - cho biết, chất màu nâu đen của cơ sở giết mổ vịt trên là sáp paraffin cho phép sử dụng trong hoạt động giết mổ. Sáp paraffin ở dạng rắn, khi sử dụng sẽ được nấu lên cho tan ra.
Trái ngược thông tin từ ông Tâm, ông Phan Trung Hiếu - Phó trưởng Phòng TNMT huyện Thới Lai - lại khẳng định, cơ sở giết mổ vịt này có sử dụng nhựa thông để nhổ lông vịt. Tình trạng khói đen có bụi bám vào mái, nền nhà và bay trong không khí là do việc đốt nhựa thông mà có.
Một lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, sáp paraffin là một loại chế phẩm từ dầu thô dùng trong công nghiệp sản xuất nến, cao su, bôi trơn vỏ máy móc... Một số cơ sở giết mổ gia cầm lén trộn chung sáp paraffin với nhựa thông để nhổ lông gia cầm. Nếu sử dụng riêng từng loại sẽ rất khó sử dụng vì không có độ kết dính cao. Trong khi đó, nhựa thông là chất bị cấm sử dụng trong các hoạt động giết mổ gia cầm.Ông Phan Trung Hiếu - Phó trưởng Phòng TNMT huyện Thới Lai - cho biết, năm 2015, Cảnh sát môi trường TP.Cần Thơ đã kiểm tra và lập biên bản về việc xả thải của cơ sở cơ sở giết mổ vịt trên. Sau đó, UBND TP đã có quyết định xử phạt hành chính trên 152 triệu đồng. Sau khi xử phạt, cơ sở này có xây dựng bể xử lý nước thải nhưng lại thiết kế đường ống xả nằm sâu dưới đáy sông xáng Ô Môn.
Theo Danviet
Cánh đồng lớn: Lớn rồi lại... bé Hai năm nay, thi trương lua gao xuât khâu khó khăn khiến cánh đồng lớn (CĐL) "đứng hình". "Trước đây, chuôi liên kêt chi co doanh nghiêp và nông dân, nay có thêm hợp tác xã (HTX), chuỗi liên kết sẽ bền vững hơn", ông Pham Thai Binh, CEO công ty cổ phần Nông nghiêp công nghê cao, cho biết. Thay vì doanh...