“Đột nhập” ngôi chợ ở nơi lạnh nhất thế giới -50 độ có gì đặc biệt?
Nhìn những thực phẩm này, nhiều người tự hỏi làm sao người ta có thể sống ở một nơi khắc nghiệt như vậy được.
Cộng hòa Sakha, còn gọi là Yakutia, nằm ở phía Đông Bắc nước Nga, với hơn 40% diện tích nằm trên vòng Bắc Cực. Khu vực này bao gồm gần 2 triệu km2 của rừng taiga ( rừng cây lá kim) và 1.600 km2 về phía Nam từ Bắc Băng Dương.
Yakutsk là thủ đô của nước này, đây cũng là một trong những thành phố lớn lạnh nhất trên trái đất, được xây dựng trên băng vĩnh cửu. Hầu hết các ngôi nhà ở nằm trên giá treo hoặc sàn, làm bằng gỗ hoặc bê tông, vì thế sẽ không làm tan lớp băng vĩnh cửu.
Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ ở Yakutsk luôn dưới -50 độ C. Người dân thường mặc áo khoác lông và hạn chế ra ngoài.
Mùa hè có nắng và ấm áp, gần như là 24/7 mặt trời không lặn. Rau phát triển rất mạnh trong các khu vườn và nhà kính; người dân đổ xô đi câu cá trên các con sông rồi tích trữ dùng dần cho mùa đông.
Vì sống trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nên thức ăn nơi đây cũng rất đặc biệt. Dù bất kể là mùa hè hay mùa đông, nơi này cũng có chợ diễn ra thường xuyên. Thức ăn được bày bán tại đây khiến cho rất nhiều người ngạc nhiên.
Một người bán cá ở chợ địa phương, nhiệt độ lúc này là -35 độ C. Ảnh được chụp vào ngày 26/11/2018.
Video đang HOT
Những con cá này được câu trong mùa hè sau đó trữ đông và đem bán vào mùa đông.
Hầu hết các loại cá đều rất lớn, người ta để nguyên con đông lạnh.
Không chỉ có cá, rất nhiều loại thịt cũng được bày bán tại đây.
Thịt chủ yếu là thịt cừu, dê.
Người dân mỗi lần đi chợ đều mua rất nhiều thức ăn dùng dần trong 1 tuần.
Vào mùa đông, các loại rau củ bày bán rất ít, người ta thường bán cá thịt là chủ yếu.
Ngoài thịt cá thì một số rau củ chế biến được đóng băng cũng được bày bán, thực phẩm vào mùa đông rất hạn chế nên nhiều người không còn sự lựa chọn nào khác.
Vì thực phẩm chủ yếu là thịt và cá nên người Yakutsk mỗi bữa ăn đều có món súp.
Tuy nhiên vì thực phẩm đều bị đóng băng rất cứng nên quá trình rã đông cũng tốn không ít công sức và thời gian nấu nướng.
Theo Danviet
Quyền lực của Mỹ - Trung Quốc - Nga đang gây căng thẳng tại Bắc Cực
Sự tăng cường cạnh tranh địa chính trị ở Bắc Cực giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đang gia tăng căng thẳng trong khu vực, theo cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch cho biết.
Tranh chấp ở Bắc Cực về vấn đề nóng lên toàn cầu và sự tiếp cận các khoáng sản nổ ra vào tháng 5 khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Nga có hành vi hung hăng ở khu vực cực này, đồng thời nói rằng các hành động của Trung Quốc cần phải được theo dõi chặt chẽ.
"Một trò chơi quyền lực lớn được hình thành giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc, đang gia tăng mức độ căng thẳng ở khu vực (Bắc Cực)", cơ quan Tình báo Đan Mạch cho biết trong báo cáo đánh giá rủi ro hàng năm.
Đan Mạch đã ưu tiên duy trì Bắc Cực như một khu vực hợp tác quốc tế và giải quyết mọi vấn đề tiềm năng thông qua các cuộc đàm phán chính trị giữa các quốc gia có lãnh thổ ở khu vực này. Greenland, một hòn đảo rộng lớn nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, là một vùng tự trị của Đan Mạch.
Nhưng mục tiêu trên của Đan Mạch đã trở nên khó đạt được hơn khi Nga nói riêng đang tăng cường khả năng quân sự ở đó, báo cáo cho biết. Đây được coi là động lực thiết yếu cho một số quốc gia ven biển Bắc Cực khác bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự khu vực (của họ).
Báo cáo cũng cho biết, một chiến lược đối với Bắc cực mới của Mỹ được công bố vào tháng 6 năm nay kết hợp với các ý kiến công khai từ các quan chức chính phủ và quốc phòng cấp cao, cũng đã góp phần làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Sự quan tâm ngày càng tăng của Nhà Trắng đối với Bắc Cực đã trở nên rõ ràng vào tháng 8, khi Tổng thống Donald Trump đề nghị mua Greenland từ Đan Mạch. Ý tưởng nhanh chóng bị chính phủ Đan Mạch và khu vực Greenland bác bỏ.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Reuters.com
Các nhà khoa học Nga cảnh báo về hậu quả tan băng khi tàn phá rừng ở Sibir Theo Polar Science, các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra rằng 10 năm sau khi chặt phá rừng hàng loạt, nhiệt độ ở Yakutia tăng lên 1 độ C và phải mất tới 100 năm để khôi phục lại khu rừng trong khu vực này. Sự phục hồi của rừng khiến nhiệt độ mặt đất giảm và giúp ổn định lớp...