Đột nhập lò độ xe ‘đi bão’: Xe cùi thành chiến mã
Bỏ ra từ 5-20 triệu đồng, một chiếc xe bình thường đã trở thành “chiến mã” cho các nài xe trong các cuộc “đi bão”. Độ xe không còn là điều lạ lẫm với những dân chơi liều lĩnh.
Lò độ xe A.S (87 Ngô Quyền, quận 10) lúc nào cũng đông dân độ đến đặt hàng.
Xe độ được chuộng là những loại như Dream, Wave, Mio. Những chiếc này có hình dáng thon gọn nên khả năng bứt phá trong giai đoạn nước rút hơn hẳn nhiều chiếc khác. Tốc độ của xe phụ thuộc vào trình độ làm máy của các tiệm. Thông thường để đua được, chiếc xe phải có khả năng chạy từ 130-160km/giờ.
Xe cùi thành “chiến mã”
Tiệm sửa xe H.H tại 84 Tân Khai, phường 4, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hôm nào cũng có vài chiếc xe độ đến sửa. Có tiếng trong giới độ xe nên khi đem xe tới, nếu thỏa thuận được thì chủ tiệm báo giá làm luôn, không kỳ kèo lên xuống.
Một người trong giới độ xe cho biết, trong nhiều cuộc đi bão, những lò độ xe bí mật kiểu này thường tận dụng cơ hội để khuếch trương thanh thế. Chỉ cần xe của lò mình về nhất, các nài xe sẽ đua nhau đến đây kêu độ. Bởi vậy, độ xe mỗi lò đều giữ riêng cho mình một bí kíp.
Chiều 13/7, một thanh niên đem chiếc xe Wave đến đây đề nghị độ lại để cuối tuần “đi bão”. Chủ tiệm là một người đàn ông ngoài 40 tuổi, da ngăm đen, hỏi: “Xe này muốn độ lên bao nhiêu?”, thanh niên kia trả lời: “130km/giờ là được”. Sau hồi xem xét, chủ tiệm phán: “Xe này cần thay lại đầu nòng, bộ nồi, làm lại trái, pô. Lốc máy giữ lại để giống với giấy tờ zin. Tất cả hết 10 chai (10 triệu đồng – PV), đảm bảo đua nước rút không thằng nào lại. 3 ngày sau lấy”.
Một khách hàng sửa xe tại tiệm nghe vậy bèn hỏi: “Em có chiếc Dream cũ. Anh làm lại lên 140km/giờ được không?”. Chủ tiệm nói chắc nịch: “Xe cũ hay mới cứ đem tới đây đảm bảo xe nào cũng làm lên được”.
Vốn là tiệm có tiếng về độ xe tay ga, nên chủ tiệm xe A.S, 87 Ngô Quyền, quận 10 rất khó tính trong việc nhận xe khách.
Những tiệm này đều được yêu cầu ký cam kết không được đôn dên, xoáy nòng… và nằm trong tầm ngắm của cơ quan công an. Vì vậy, để hoạt động an toàn, không bị rút giấy đăng ký kinh doanh, chủ tiệm chỉ nhận lời độ xe từ mối quen giới thiệu. Còn với khách lạ, ông này chỉ nhận sửa xe bình thường.
Bên trong quán có chừng 3 chiếc xe tay ga lẫn số đang được bung máy để làm. Những chiếc xe ở đây đa số không có phần nhựa che bên ngoài, chúng lại được sơn, sửa và độ lại màu sắc, hình dáng khá lạ so với xe bình thường.
Dân đi bão cho biết, phần lớn các tiệm sửa xe máy đều có khả năng độ xe. Tuy nhiên, kỹ thuật cao để cho ra đời những chiến mã chạy tốc độ cực cao thì chỉ vài lò độ đủ khả năng. Nhiều tiệm còn thuê cả nài xe về, đưa xe của tiệm độ để đua lấy tiếng, quảng bá tên quán.
“3 chai rưỡi dán bố nồi, nếu muốn có thể thay dên lớn, pô, trái 58 ly là đủ chạy 130km/giờ” – một thợ sửa xe của tiệm H.N, nằm ngay ngã ba một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5 nói. Khách hỏi thời gian bảo hành, ông này nói ngay: “Xe đua không có vụ bảo hành. Chạy một đợt là quay lại sửa rồi”.
Tại một tiệm chuyên tiện, xoáy nòng cho các loại xe gắn máy, số 200 đường Lê Văn Lương, quận 7, một thợ ở đây cho biết, muốn xe lên 140km/giờ được phải làm lại đầu nòng, piston 60, nồi cam, đắp lốc. Giá 5 triệu, 10 ngày sau đến lấy.
Video đang HOT
Yêng hùng xa lộ
“Nếu một lò chỉ chuyên độ xe mà không có nài tham gia các cuộc đua thì khó có thể làm ăn khấm khá được” – Minh ròm, một tay thường xuyên đi bão đã giải nghệ, giờ làm nghề bán phụ tùng xe gắn máy cho biết.
Trước đây, những cung đường như tỉnh lộ 22, Võ Văn Kiệt, Trường Sa, Hoàng Sa, đường chui cầu Sài Gòn, đều hằn dấu lốp xe chiến mã của Minh ròm. Tuy nhiên, sau vài bận bị công an bắt phạt, tận mắt thấy “đồng nghiệp” của mình tử vì nghề nên Minh rửa tay gác kiếm.
Minh cho biết, các chủ lò độ thường tìm những thanh niên trẻ tuổi, thích tốc độ và có máu liều về đào tạo. Nếu bình thường để có một chiếc xe ngon, gắn nhiều hàng khủng, người chơi phải bỏ ra không ít tiền. Nhưng khi được nhận vào lò, có xe chạy, lại hưởng 5-10% hoa hồng tiền cược mỗi trận đua nên nhiều người nhanh chóng gật đầu. Đổi lại, các lò độ xe sẽ càng được dân độ biết tiếng và đưa xe đến độ. Trung bình mỗi chiếc xe độ 20 triệu đồng thì chủ lò lời đến phân nửa.
Để thành tay đua cho các lò độ xe, không phải nài nào cũng đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, trước những cuộc đua mang tính sống còn, các chủ lò sẽ tổ chức những cuộc đua nhằm tìm ra nài giỏi nhất trong lò. Sau khi tìm được người đủ chuẩn, chủ lò sẽ dồn hết sức huấn luyện và hướng dẫn cho nài đua cách hoạt động của xe mình sao cho tốt nhất.
Nếu đua thắng, các tay nài sẽ càng có tiếng nói trong giới đua xe. Tiền công mỗi trận sẽ tăng lên đáng kể, từ vài triệu đến cả chục triệu đồng. Cá biệt có nài xe tên Phong, quận 9, chạy rất liều. Trong các cuộc đua hầu hết đều về nhất nên nhiều lần được chủ trả 50 triệu đồng. Tuy nhiên, cách đây một năm, khi gần về đích, xe của Phong va chạm với một xe khác. Hai người văng xa hàng chục mét. Phong sống sót nhưng giờ sống thực vật.
“Lính ra trận, mùi thuốc súng kích thích nên cứ lao về phía trước. Còn dân đua xe thì tiếng nẹt pô, hò hét cũng đủ khiến họ quên hết mình là ai” – Minh chiêm nghiệm. Cũng có người đua xe để kiếm tiền, tuy nhiên, số này khá hiếm. Có nài không cần tiền của chủ lò. Chỉ cần có xe ngon với họ là đủ.
Khoản 2, Điều 55 Luật Giao thông đường bộ (13.11.2008) quy định: Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điểm b, Khoản 4, Điều 17 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP (13.11.2013), quy định phạt tiền từ 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. Điểm c, Khoản 5, Điều 17, quy định ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tịch thu phương tiện và giấy phép lái xe 2 tháng.
Theo Minh Trí/Dân Việt
Người Việt đã gọi xe máy là 'Honda' như thế nào?
Đứng đầu thị phần xe máy tại Việt Nam với 65% thị phần, có 640 đại lý ủy quyền. Mọi người gọi xe máy là Honda thay vì Honda là xe máy.
Năm 2013, thị trường xe máy Việt Nam hiện lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Ước tính cứ 3 người Việt thì có 1 người sở hữu xe máy. Trong đó, đứng đầu thị trường xe máy là tập đoàn Honda của Nhật Bản.
Sự xâm nhập của Honda đã diễn ra gần 2 thập kỷ. Tháng 3/1996, Honda đánh dấu sự ra mắt chính thức của mình tại thị trường Việt Nam. Trước đó, không ít người Việt đã biết tới Honda thông qua chiếc xe huyền thoại Cub, biểu tượng một thời của vẻ đẹp, thời trang kết hợp với sự bền bỉ, tiện dụng.
Thị trường hơn 70 triệu dân "thích" đi xe máy
Việc Honda để mắt tới thị trường Việt Nam không có gì lạ. Thời điểm đó, cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, gần 74 triệu dân Việt Nam đã lựa chọn xe máy làm phương tiện đi lại chính. Một thị trường với dân cư đông đúc như vậy thực sự rất tiềm năng. Thực tế đã chứng minh Việt Nam sau đó đã nhanh chóng trở thành nơi tiêu thụ xe máy hàng đầu thế giới. Thêm vào đó, chi phí vận tải thấp cũng như kinh nghiệm của hãng xe Nhật tại các thị trường tương tự (như Thái Lan) càng giúp cho họ nhanh chóng tiếp cận thị trường.
Xâm nhập: Liên doanh "hình thức"
Honda Việt Nam là môt liên doanh được thành lập giữa Asian Honda Motor (công ty con của Honda) và Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Trên thực tế, với tiềm lực của mình, Honda hoàn toàn có thể tự lực mà không cần sự trợ giúp từ 1 DN địa phương. Mặc dù vậy, với những yếu tố chính trị đặc thù tại Việt Nam, việc liên doanh là bắt buộc, không chỉ riêng Honda mà với nhiều DN nước ngoài khác.
Vấn đề đầu tiên là đất. Là tập đoàn trực thuộc Nhà nước, trực thuộc bộ công nghiệp (đã sáp nhập thành bộ công thương), VEAM bao gồm 15 công ty con.
Việc thành lập liên doanh là bắt buộc khi chính phủ Việt Nam không cho phép các doanh nghiệp FDI sở hữu 100% vốn. Nhờ đó, VEAM nổi lên như một đối tác phù hợp. Ngoài vai trò đối tác của Honda, VEAM còn là đối tác của nhiều tập đoàn nước ngoài khác như Toyota, Suzuki, hay Ford.
Cũng giống như các liên doanh với nước ngoài khác tại Việt Nam, vai trò của VEAM rất mờ nhạt. Thay vì đóng góp về công nghệ, nhiệm vụ chủ yếu của công ty này là hỗ trợ cấp đất xây dựng trụ sở cho liên doanh. Điều này thể hiện rõ qua thực tế cả 15 công ty con của VEAM đều không thể trở thành nhà cung cấp linh kiện cho liên doanh với Honda.
Vấn đề thứ hai đó là thuế suất. Thuế suất lên tới 60% đánh vào xe máy nguyên chiếc buộc Honda phải đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Vấn đề thứ ba đó là những ưu đãi của chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Bắt tay với chính phủ, Honda nhận được rất nhiều cái lợi. Cụ thể, Honda Việt Nam đã được miễn thuế trong 4 năm, giảm một nửa thuế suất trong 4 năm tiếp theo, và 25% thuế suất trong 15 năm sau đó.
Với những yếu tố trên, Honda chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm tháng 3 /1996 với vốn đầu tư cho liên doanh là 31,2 triệu USD. Trong đó 70% cổ phần do Honda nắm giữ, còn 30% thuộc về VEAM. Trụ sở chính nằm ở Phúc Yên cách Hà Nội khoảng 30km, được thiết kế để cung cấp 450.000 xe máy vào thị trường mỗi năm cùng với khoản đầu tư ký kết trị giá 104 triệu USD.
Những dòng xe "để đời"
Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, Honda đã tạo tiếng vang với dòng xe Cub, đây là một lợi thế cho Honda khi được mọi người biết tới từ trước khi gia nhập thị trường.
Sau khi gia nhập, Honda tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình với 2 dòng xe "làm mưa làm gió" tại thị trường Việt Nam giai đoạn cuối những năm 90 đầu 2000. Đó là 2 dòng xe cấp trung "Dream" với slogan huyền thoại "The power of dream" và dòng xe "Future". 2 dòng sản phẩm này được thiết kế tại nhà máy Honda ở Thái Lan và ban đầu được bán với mức giá ngang bằng với Thái Lan.
Những năm tiếp theo, khi chính phủ Việt Nam yêu cầu phải tăng cường những thành phần lắp ráp nội địa trong xe máy, Honda buộc phải nội địa hóa các dòng sản phẩm trên.
Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu linh kiện và máy móc đều được nhập khẩu và chỉ lắp ráp là tại Việt Nam. Dần dần quá trình này sẽ được cải thiện, nhiều linh kiện nội địa hơn sẽ được sử dụng. Việc chuyển giao công nghệ này cũng là một phần trong chiến lược phát triển của tập đoàn. Từ đây cũng hình thành nên khái niệm Dream "Thái" hay Dream "nội".
Mẫu xe huyền thoại của Honda
Bản thân nhà máy của Honda tại Việt Nam cũng là một nhà máy cơ khí điển hình, với đầy đủ các khâu sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm. Việc thành lập Honda Việt Nam mang tới những nhà cung cấp linh kiện, những "vệ tinh" hỗ trợ hoạt động cho nhà máy. Với hệ thống đối tác mạnh mẽ trong toàn khu vực, Honda đã giải quyết bài toàn này dễ dàng.
Mặc dù vậy, như đã nói ở trên, những nhà máy thuốc VEAM không có "chân" trong dây chuyền của Honda. Honda đã đóng góp gần như tất cả các nguồn lực cần thiết cho quá trình hoạt động của liên doanh mới và đối tác trong nước chỉ đóng vai trò trong việc cấp đất và là cầu nối chính trị dẫn tới các chính sách ưu đãi.
Sau thành công của Dream và Future, Honda tiếp tục tung ra dòng xe Wave Alpha vào năm 2002 để cạnh tranh với xe giá rẻ từ Trung Quốc. Có giá chỉ cao hơn 20% so với xe "Tàu", nhưng chất lượng tốt hơn hẳn, Wave đã tiếp nối thành công của Honda tại Việt Nam. Sau thời kỳ huy hoàng của xe số, dòng xe ga Air Blade của Honda cũng nối tiếp thành công của người tiền nhiệm.
Sự gia tăng về doanh số xe máy tỉ lệ thuận với sự gia tăng của các cơ sở. Trong kinh doanh xe máy, yếu tố quan trọng đó là mạng lưới phân phối, nhà phân phối không chỉ là đại lý bán hàng, mà còn là các trung tâm dịch vụ, nơi khách hàng tìm đến khi họ cần hỗ trợ sau mua. Tính đến năm 2012, Honda Việt Nam có 640 đại lý ủy quyền trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Honda được đánh giá cao nhờ chiến lược Markeing hiệu quả: chính sách giá và sản phẩm phù hợp với đối tượng tiêu dùng là người có thu nhập từ trung bình đến cao, phân phối hợp lý, chính sách xúc tiến đánh trúng vào tâm lý người Việt với slogan "Tôi yêu Việt Nam".
Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn đóng vai trò là công cụ kiếm sống, vì thế các dòng xe của Honda cũng rất đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Xe máy của Honda đã ăn sâu vào tâm trí người Việt tới mức người ta gọi "xe máy là Honda".
Thống lĩnh
Kê từ khi xuất hiện tại Viêt Nam, thị phần xe máy của Honda luôn đứng đầu. Năm 2012, Honda Việt Nam báo doanh số 1,9 triệu xe. Nếu chỉ tính riêng các hãng xe máy có vốn FDI, Honda chiếm khoảng 65% thị phần. Về độ phủ, Honda hiện có tới 640 đại lý ủy quyền (HEAD) trên toàn quốc.
Cuộc chiến mới
Mặc dù đang dẫn đầu, Honda cũng gặp phải không ít khó khăn. Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt của xe máy Trung Quốc, Honda còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó 2 vấn đề lớn nhất là thị trường xe máy bão hòa và sức ép từ những đối thủ khác.
Thực tế, Honda không phải là hãng giỏi nhất trong việc nghiên cứu, gợi mở nhu cầu khách hàng. Năm 2002, Yamaha tạo ra làn sóng xe ga bắt đầu với Nouvo. Trong suốt 5 năm, Nouvo một mình tung hoành, nâng thị phần Yamaha tăng vọt. Người tiêu dùng biết đến khái niệm "Automatic", ga tự động nhờ sự đột phá của Yamaha.
Năm 2013, giữa lúc Honda gặp bài toán mở rộng quá nhanh, sức ép doanh số khi xây thêm nhà máy thứ 3, thì các đối thủ của Honda như Yamaha, Suzuki và SYM lại hướng sang thị trường ngách xe côn tay thể thao và xe dưới 50 phân khối, nơi Honda bỏ ngỏ.
Theo Hoàng Vân/ Trí thức trẻ
Chộp Dream trắng tinh khôi của 'bạch công tử' tại Sài Gòn Chiếc Dream trắng tinh khôi vi vu cùng chủ nhân của nó cũng trắng toát từ đầu đến chân, thu hút sự chú ý của người đi đường. Thành viên một diễn đàn về xe máy vừa chia sẻ những bức ảnh thú vị có tiêu đề: "Lại phát hiện chiếc Dream trắng tinh của bạch công tử tại Sài Gòn". Thành viên...