“Đột nhập” điểm nóng đất Long Thành của giới đầu tư địa ốc
Khảo sát tình hình giao dịch của một số dự án quanh khu vực sân bay, cho thấy tỉ lệ giao dịch trung bình đạt khoảng 90%, trong đó có 1 số dự án không còn hàng để bán cho khách ở giai đoạn 1.
Nhà đầu tư vẫn miệt mài săn đất Long Thành
Ghi nhận thực tế cho thấy, ở giai đoạn này, nhiều nhà đầu tư (NĐT) các khu vực lân cận chủ động tìm kiếm quỹ đất sạch tại thị trường phía Nam sân bay Long Thành nhằm đón sóng tiềm năng tăng giá từ động lực phát triển của “thành phố sân bay” này.
Trước thông tin dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang bước vào giai đoạn nước rút, ráo riết hoàn thiện các hạng mục cần thiết để có thể chính thức khởi công vào tháng 10/2020, nhiều NĐT BĐS đã nhanh chóng tìm đến khu vực xung quanh sân bay đón đầu cơ hội.
Trong nhiều tháng qua, một số khu vực trên địa bàn huyện Long Thành như Bàu Cạn, Tân Hiệp và mới đây nhất là Phước Bình trở nên “ nóng” hơn bao giờ hết. Thực tế cho thấy, tại những vị trí này, tình hình giao dịch mua bán diễn ra sôi động mặc dù giá đất đã tăng mạnh so với năm 2018. Vào thời điểm cuối tuần, lượng khách hàng từ các khu vực đổ về đây tìm hiểu đất nền tăng mạnh, đa số là khách đi theo đoàn. Môi giới doanh nghiệp vì thế cũng hoạt động mạnh hơn giai đoạn đầu năm 2019.
Giới đầu tư đặc biệt quan tâm đến các dự án mới bung thị trường ở giai đoạn đầu nhằm kì vọng mức lợi nhuận cao
Tiếp xúc với một NĐT tên Quân (ngụ Q.Bình Thạnh, Tp.HCM), cũng là người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư đất nền. Anh Quân cho biết: Lúc đầu, tôi chỉ đầu tư đất Sài Gòn. Nhưng vài năm trở lại đây, quỹ đất sạch TP đã không còn nhiều và giá cả cao ngất ngưỡng. Tôi có bán vài miếng đất ở Sài Gòn nên có thể mua đầu tư được nhiều mảnh ở Long Thành, Nhơn Trạch vì giá ở các khu vực này còn mềm. Tôi thường “săn” các nền đất phân lô hoặc đất dự án vừa mới “manh nha” ra thị trường nhằm hưởng giá tốt, có thể bán lại ở các giai đoạn tiếp theo.
Theo anh Quân, giá đất ở Long Thành tư năm 2014 – 2018 tăng trung bình từ 15-20%/năm, nhưng từ cuối năm 2018 đến nay đã tăng hơn 35%. Đặc biệt, giá nhà đất các khu vực phụ cận phía Nam sân bay để phát triển dịch vụ như Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Bình càng tăng nhanh. Các khu vực này tiềm năng phát triển, biên độ tăng giá còn cao nên một số nền đất anh mua trước đó vẫn sẽ tiếp tục chờ và kì vọng lợi nhuận 100%-200% mới bán ra.
Anh Nguyễn Văn sơn, một NĐT đang sở hữu hơn 50 nền đất tại Long Thành cho biết: Anh tham gia vào thị trường Long Thành cách đây vài năm cùng một người bạn. Khi đó, anh với bạn chung nhau đầu tư 4 lô gần khu vực quốc lộ 51. Tham khảo tại một sàn giao dịch ở khu vực cho thấy, do tính thanh khoản khá cao, anh đã bán 2 lô ở đây thu về lợi nhuận gần 60%.
Video đang HOT
Đây là tỷ suất lợi nhuận “trong mơ” đối với nhiều người nhưng thời gian qua lại không hiếm trên thị trường BĐS Long Thành. Anh đã dùng số tiền đó tái đầu tư tại khu vực phía Nam sân bay quốc tế. Anh Sơn cho rằng đây khu vực trọng điểm, hưởng lợi cao từ các tuyến giao thông kết nối đến sân bay hay đến trung tâm các thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM. Do đó, mức kì vọng lợi nhuận trong tương lai sẽ cao.
“Tôi mua cả đất nền dân cư hiện hữu, đất phân lô dự án và đất nông nghiệp, …miễn giấy tờ đầy đủ, pháp lý rõ ràng là tôi mua hết. Giữa năm ngoái (2018), tôi định mua đất ở xã Phước Bình, nhưng vì bận đi công tác nên một NĐT từ Biên Hòa đã mua trước tôi. Giờ đi tham quan khu gần đó được môi giới chào giá cao hơn nhiều. Thật sự đến thời điểm này đã có rất nhiều NĐT nhanh tay hơn mình và “hốt bạc” từ thị trường nơi đây”, anh Sơn cho hay.
Giao dịch sôi động
Khảo sát tình hình giao dịch của một số dự án quanh khu vực sân bay Long Thành cho thấy, tỉ lệ giao dịch đạt ở một số dự án đạt khoảng 85 – 90%.
Theo nhân viên môi giới khu vực này, ở các dự án mới, hàng tuần đón vài trăm lượt khách đến thăm quan. Ngày mở bán dự án có thể đón hơn 500 khách, nhiều NĐT mua từ 2-3 nền trở lên. Trong đó, số lượng NĐT từ khu vực Tp.HCM chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các NĐT mua đầu tư đất Long Thành. Vào những ngày cuối tuần, các môi giới hoạt động hết công suất do số lượng NĐT tham quan đất nền tại đây khá đông.
Nhiều sàn giao dịch phải tuyển thêm quân số để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan dự án đất nền khu vực
Tìm hiểu thực tế cho thấy, các sàn giao dịch BĐS tại Long Thành cũng hoạt động nhộn nhịp từ đầu năm 2019 đến nay.
Giám đốc kinh doanh một sàn môi giới tại Đồng Nai chia sẻ: “Đất nền tại “điểm nóng” xung quanh dự án xây dựng sân bay Long Thành đã giúp nhiều NĐT nhanh nhạy “hốt bạc”. Một số dự án có tốc độ tăng giá tốt tại Long Thành như khu dân cư, khu đô thị, khu phố chuyên gia… Mức độ tăng giá bình quân từ 40-60% trong vòng một năm qua, một số vị trí ở trung tâm huyện Long Thành, nơi dân cư tập trung sầm uất, mức tăng có thể đến 100%”.
Nếu trước đây, khi thông tín sân bay Long Thành còn chưa rõ nét thì chỉ có 1 số sàn giao dịch hoạt động tại cửa ngõ sân bay, đến nay tình hình chộn rộn hơn hẳn, nhiều sàn mới mọc lên, lượng khách tìm về các sàn để tìm hiểu thông tin các dự án cũng “tăng nhiệt” khiến nhiều sàn mở thêm chi nhánh, tuyển thêm quân số để đáp ứng nhu cầu.
Đại diện một sàn BĐS ở Phước Bình chia sẻ, số lượng NĐT đi theo đoàn thường tăng đột biến vào thời điểm cuối tuần, đa số họ có nhu cầu tìm hiểu các dự án đã có pháp lý rõ ràng, đang chuẩn bị mở bán đợt đầu. Vì theo họ, mua đất ở các dự án chuẩn bị bung ra thì mức chênh lệch về sau sẽ cao, đặc biệt đón sóng thông tin sân bay không ít NĐT mua và gửi ngay sàn bán lại ở giai đoạn tiếp theo hoặc bán ra giáp thời điểm sân bay khởi công.
Theo các chuyên gia, dự án sân bay Long Thành rục rịch khởi công đã đẩy giá đất khu vực xung quanh lên rất nhanh thời gian qua. Mức tăng này là có cơ sở vì Long Thành nằm cách quận 9 của Tp.HCM chỉ một con sông Đồng Nai, giao thông kết nối thuận lợi nhờ cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây nhưng hiện nay mặt bằng giá chưa bằng một phần ba của quận 9. Cho nên, số lượng NĐT tìm kiếm cơ hội đón đầu thị trường hiện đang khá sôi động ở khu vực này. Đồng thời, các NĐT này kì vọng mức tăng cao khi mà sân bay và các tuyến đường kết nối sân bay đi vào hoạt động.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
VDSC: VN-Index khó bứt phá qua ngưỡng 1.000 điểm trong 4 tháng cuối năm
VDSC nhận định rằng cho đến khi có yếu tố đủ mạnh để thu hút dòng tiền của cả nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, khả năng bứt phá qua ngưỡng 1.000 điểm của VN-Index là không cao. Công ty chứng khoán này kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 950 - 990 điểm trong những tháng còn lại của năm 2019.
VDSC: VN-Index khó bứt phá qua ngưỡng 1.000 điểm trong 4 tháng cuối năm
Trái với tháng 7 khởi sắc của thị trường chứng khoán, căng thẳng chiến tranh thương mại lại leo thang trong tháng 8 sau một thời gian tạm lắng, kết hợp với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi chỉ số VN-Index tiến gần tới ngưỡng kháng cự 1.000 điểm đã khiến chỉ số quay đầu giảm trở lại.
Mặc dù có sự hồi phục vào nửa cuối tháng, áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại khiến đà tăng không duy trì được lâu.
Như vậy, kể từ khi tạo đỉnh vào đầu tháng 3, đã có tới 4 lần VN-Index điều chỉnh sau khi tiệm cận ngưỡng kháng cự 1.000 điểm.
Tuy vậy, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9/2019 vừa được công bố, khác với những lần trước, các chuỗi tăng giảm ngày càng ngắn và có biên bộ hẹp hơn, thanh khoản cũng có sự cải thiện cho thấy dòng tiền nóng đang là chủ đạo trên thị trường.
Nếu như thị trường tháng 7 chứng kiến thực trạng "xanh vỏ đỏ lòng" khi chỉ có nhóm cổ phiếu trụ tăng mạnh thì tháng 8 lại có diễn biến ngược lại.
Theo đó, các cổ phiếu trụ quay đầu giảm điểm còn nhóm vốn hóa vừa và nhỏ đa số đều hồi phục. Độ rộng thị trường cải thiện với chỉ 45% số cổ phiếu giảm điểm, so với 50% trong tháng 7. Dòng tiền đầu cơ tập trung vào các nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp, cao su tự nhiên và nhóm Viettel.
Khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 8 với hơn 1.600 tỷ đồng, giá trị lớn nhất kể từ đầu năm. Cùng lúc đó, dòng tiền ETFs cũng ghi nhận bị rút ròng mạnh nhất kể từ đầu năm, đặc biệt tới từ VFMVN30.
"Do có độ trễ khoảng 1 tháng giữa giao dịch trên sàn của nhà đầu tư nước ngoài so với diễn biến của dòng tiền ETFs, khả năng khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên sàn là khá cao", VDSC nhận định.
Ngoài ra, công ty chứng khoán này nhận thấy ngày càng ít khả năng dòng tiền ngoại sẽ trở lại thị trường trong ngắn hạn bởi lẽ chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thêm vào đó, ngày càng nhiều dấu hiệu nhà đầu tư ưa thích kênh đầu tư vào tài sản an toàn hơn. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại có thể tiếp tục bán ròng E1VFVN30 ETF để chuẩn bị vốn cho các ETFs mới.
Tuy nhiên, theo VDSC, về mặt định giá và tỷ suất lợi nhuận, số liệu thống kê của Bloomberg cho thấy VN-Index đang khá hấp dẫn so với các thị trường quanh khu vực. Nếu loại trừ tác động của một số cổ phiếu có mức PE cao và tỷ trọng (như nhóm Vingroup), mức P/E của thị trường thậm chí còn thấp hơn hơn.
VDSC cho rằng VN-Index đang ở mức định giá khá hấp dẫn
Về triển vọng thị trường, VDSC nhận định rằng cho đến khi có yếu tố đủ mạnh để thu hút dòng tiền của cả nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, khả năng bứt phá qua ngưỡng 1.000 điểm của VN-Index là không cao.
"Kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm của nhóm cổ phiếu đầu ngành, mặc dù giảm tốc về mặt tăng trưởng lợi nhuận, hầu hết vẫn tương đối tích cực và phù hợp kỳ vọng của giới phân tích. Do vậy, chúng tôi cho rằng rủi ro giảm mạnh như giai đoạn đầu năm là không cao. Chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 950 - 990 trong những tháng còn lại của năm 2019", VDSC cho hay.
Thanh Long
Theo vietnamfinance
Dự cán cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối Nhơn Trạch với TPHCM sẽ được xây dựng như thế nào? UBND tỉnh Đồng Nai vừa kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép Đồng Nai thực hiện các thủ tục và phương án khả thi để triển khai dự án xây dựng cầu Cát Lái thay cho phà Cát Lái hiện hữu. Được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án...